MỤC LỤC
Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta sẽ phải đi tìm hiểu quá trình tiến hóa của các sao hay nói cách khác là sự sống của chúng, để quá trình tìm hiểu được diễn ra dễ dàng ta cần biết một số phép trắc quan trong thiên văn trước sau đó lập nên biểu đồ Hecsprung – Rutxen (H – R) về dấu vết tiến hóa của các sao thì sẽ trả lời được vấn đề mà chúng ta đã đặt ra. Với một nguyên tử hóa học có một tập hợp các vạch riêng của quang phổ nên khi dựa vào quang phổ chúng ta cũng có thể xác định được thành phần cấu tạo nên sao (hóa ra cũng gồm các chất đã biết trên Trái đất, mà nhiều nhất là Hydro và He) mặc dù phổ hấp thụ của một nguyên tố hóa học thì không hoàn toàn giống nhau do nó còn phụ thuộc vào nhiệt độ và mật độ của khí quyển.
Với giả sử đó, ta có thể xem các Ngôi sao giống như Mặt trời được hình thành cách đây khoảng từ 2-10.109 năm và rất hay gặp chúng khi quan sát còn những Ngôi sao giống như Mặt trời nhưng ở giai đoạn tiền sao (hình thành cách đây khoảng 108 năm) hoặc giai đoạn tuổi già của nó (sao kềnh đỏ - hình thành cách đây khoảng 10.109 năm) thì rất ít bắt gặp khi quan sát chúng trong phạm. Theo giản đồ Hertzsprung – Russell thì các Ngôi sao gần nhất đối với chúng ta chủ yếu là những Ngôi sao ở giải chính, điều đó nhằm giải thích tại sao khi quan sát ở một phạm vi xác định trên bầu trời thì chúng ta luôn bắt gặp các Ngôi sao đang ở giai đoạn chính của nó, như những Ngôi sao ở giải chính.
Hiện nay khi quan sát các đám sao chúng ta hầu như không thấy Ngôi sao nào đang ở dải chính như Mặt trời điều đó có nghĩa là các đám sao này phải đủ già để các sao như Mặt trời trở thành sao lùn trắng và rất mờ. Các đám sao này già hơn 1010 năm, các sao hình cầu là các sao già nhất có tuổi vào khoảng 1,3.1010 năm, chúng được gọi là hình cầu vì trong chúng có dạng tròn và tuổi của nó được xác định bởi vệ tinh nhân tạo của Trái đất HIPPARCOS rất chính xác (có sai số tối thiểu vào cỡ 109năm).
Nó cần mất thêm 5,5 tỉ năm nữa để đốt cháy hết toàn bộ lượng Hydro có trong nó, thời kỳ ổn định của Ngôi sao kết thúc, áp suất nhiệt động bắt đầu giảm xuống không còn cân bằng với lực hấp dẫn nữa làm cho Ngôi sao bị co lại, nhiệt độ bên trong sao bắt đầu tăng dần lên, đến khi đủ lớn thì quá trình tổng hợp các hạt nhân Heli thành Cacbon và Oxy bắt đầu diễn ra, trong lòng sao sản sinh một nguồn năng lượng rất lớn thoát ra ngoài nên làm cho các lớp vỏ bên ngoài của sao phồng lên, lớn gấp hàng chục lần so với kích thước ban đầu của chúng dẫn đến nhiệt độ các lớp ngoài của nó giảm xuống, sao chuyển sang màu đỏ và trở thành sao khổng lồ đỏ, quá trình này kéo dài khoảng 109 năm và Mặt trời khi đó nở to ra đến nổi có thể nuốt chửng Sao thủy, Sao kim và cả Trái đất. Với khối lượng khổng lồ như vậy thì sự thiêu hủy Hydro diễn ra cực kỳ nhanh, năng lượng phóng ra cực kỳ lớn….Sức nổ gây ra hiện tượng siêu tân tinh quá lớn làm xuất hiện một lực ép mà áp suất khí neutron suy biến cũng không chống đỡ nổi nên các neutron bị ép chặt đến mức “tới hạn” (1cm3 nặng tới mức 105 tỉ tấn) làm xuất hiện một lực hấp dẫn vô cùng lớn, có khả năng hút tất cả những gì đến gần nó như một cơn xoáy nước khổng lồ chúng được gọi là lỗ đen vì chúng ta.
Trái đất quay xung quanh Mặt trời đúng một vòng theo chu kỳ một năm, nhưng khi đứng trên Trái đất ta lại có ảo tưởng Mặt trời quay quanh Trái đất và quay hết một vòng cũng theo chu kỳ một năm, như vậy một vòng quay của Mặt trời quanh Trái đất trong một năm gọi là quỹ đạo chuyển động biểu kiến của Mặt trời hay đường đi một năm của Mặt trời – Hoàng đạo (theo tiếng anh là eclip – tic, góc từ Hy Lạp là eclipsis nghĩa là “sự che khuất”). Khoảng 2000 năm trước, khi Hippac soạn danh mục sao thì điểm Xuân phân đang ở chòm sao Con Cừu (^ ), bây giờ nó đã dịch chuyển đi gần 300 sang chòm sao Đuôi Cá, còn điểm Thu phân thì từ chòm sao Cái Cân (d ) chuyển sang chòm sao Trinh Nữ, điểm Hạ chí thì trong chòm sao Con Cua (a ) chuyển sang chòm sao Con Trâu và điểm Đông chí thì từ chòm sao Con Dê (g ) chuyển sang chòm sao Con Cua.
Nhiệt độ của quang cầu thì giảm dần từ 8000 K ở độ sâu 300 km xuống còn 4000 K ở những tầng ngoài nhất của quang cầu, lớp giữa mà chúng ta nhìn thấy được bức xạ là vào khoảng 6000 K, phổ bức xạ của nó là phổ liên tực tuân theo gần đúng quy luật bức xạ của vật đen nhưng do bề dày của quang cầu cũng tương đối lớn nên các lớp phía trên loãng hơn và nguội hơn các lớp phía dưới vì vậy khi bức xạ này đi qua lớp ở trên một số ánh sáng đơn sắc đã bị hấp thụ, cho nên kết quả cuối cùng ta thu được là phổ vạch hấp thụ Fraunhoper (hình 2.9). Vì sự truyền năng lượng bằng phương pháp đối lưu nên trên Mặt trời luôn có một dòng khí nóng mang năng lượng cao từ dưới lên trên giản nở, tỏa nhiệt rồi truyền năng lượng cho môi trường xung quanh đồng thời có một luồng khí lạnh từ trên đi xuống vào trong lòng Mặt trời nên vật chất trên bề mặt Mặt trời luôn bị đốt nóng, chuyển động và xáo trộn cảnh tượng đó là cơ chế của sự tạo hạt, cho nên khi quan sát ta thấy trên bề mặt của Mặt trời chứa rất nhiều hạt nó tạo nên một cái nền chung cho toàn bộ Mặt trời và trên đó có thể quan sát thấy các đối tượng lớn hơn, tương phản hơn, ví dụ như: Vết đen, các đốm sáng của Mặt trời…….
Bão từ được sinh ra bởi hai nguyên nhân sau: Do các hạt mang năng lượng cao từ các vụ nổ của Mặt trời (gió Mặt trời) tác động lên các đường cảm ứng từ (đường sức từ) của Trái đất và nguyên nhân thứ hai là do hiện tượng kết nối giữa từ trường của Trái đất và từ trường của Mặt trời tuy hiện tượng này rất hiếm xảy ra nhưng nếu nó xảy ra thì các hạt năng lượng cao (điện tích) dọc theo từ trường vào từ quyển của Trái đất rất dễ dàng, tổng hợp lên dòng điện tích vốn có trong từ quyển làm cho từ thông qua nó biến thiên, để chống lại sự biến thiên của từ thông đó từ quyển sinh ra một dòng điện cảm ứng (theo định luật lenzt) có cường độ lớn chuyển động xung quanh Trái đất, chính dòng điện này sinh ra một từ trường tác dụng lên từ trường của Trái đất. Vì vậy ngoài các nhà thiên văn vật lý đi nghiên cứu về lí tính của Mặt trời để tìm hiểu về thế giới các vì sao, và các nhà kĩ thuật cũng đi nghiên cứu việc sử dụng nguồn năng lượng Mặt trời như thế nào, thì cũng có các cơ quan chuyên theo dừi sự hoạt động của Mặt trời, những hiện tượng phức tạp luụn xảy ra trờn Mặt trời có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến đời sống của loài người, để qua đó có thể đưa ra các cảnh báo và các biện pháp nhằm hạn chế những tổn thất đáng kể về người và vật chất – cơ sở hạ tầng trên Trái đất.
Nhưng thực chất cái quay đó không phải là Thiên cầu mà là chúng ta, nói đúng hơn là chúng ta đang đứng trên một “hình cầu” đang tự quay quanh trục của nó có hướng từ Tây sang Đông, Chính vì không biết chúng ta đang quay với tốc độ chống mặt như vậy (29km/s) nên chúng ta coi chuyển động chung của tất cả các thiên thể từ Đông sang Tây là chuyển động của Thiên cầu và trên Thiên cầu được gắn rất nhiều các thiên thể bất động. Thiên cực: Trái đất luôn quay nhưng ta tưởng tượng nó đang đứng yên nên ta cho rằng, Thiên cầu đang quay và trục quay của Thiên cầu thì song song với trục quay của Trái đất vì vậy khi kéo dài trục quay của Trái đất nó sẽ cắt Thiên cầu tại hai điểm PP’, trục quay này ta gọi là trục vũ trụ hay Thiên cực PP’ (PP’ là giao điểm của Thiên cực với mặt cầu).
Vì thời gian tồn tại của vết đen Mặt trời phụ thuộc vào độ lớn của nó nên khi xét các vết đen trong khoảng thời gian ngắn – chỉ hơn một tháng thì chưa thể kết luận gì về chu kỳ trung bình của vết đen Mặt trời là 28 ngày (theo chu kỳ quay của Mặt trời) mà chỉ mới khẳng định được rằng nó luôn chuyển động trên quang cầu và quay cùng Mặt trời. Mặt khác nhìn vào hình 3.38 ta thấy sự chuyển động của vật chất trên bề mặt quang cầu là không giống nhau tại mọi điểm, nó chuyển động nhanh ở gần xích đạo và chuyển động chậm ở gần hai cực theo một đường xoắn mà vết đen lại chuyển động cùng quang cầu theo quỹ đạo tự quay quanh trục của nó nên quỹ đạo chuyển động của vết đen trên mặt trời cũng có dạng đường cong.