MỤC LỤC
- Tư vấn đầu tư nông, công nghiệp; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; Kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị; Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Kinh doanh, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; Đào tạo công nhân kỹ thuật hệ Trung cấp và Cao đẳng. - Mua bán xuất khẩu đồ dùng cá nhân và gia đình, vật phẩm quản cáo, tranh ảnh, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội), máy móc thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; Đại lý mua; Đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Tầm nhìn và sứ mệnh: Tầm nhìn giai đoạn 2011 – 2013: Tăng tốc, giai đoạn 2015: Khẳng định, cùng với việc thực hiện sứ mệnh: “: Xây dựng và phát triển Hanoimilk thành công ty chuyên nghiệp và đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa; từ đó mang lại lợi ích tối đa cho người lao động, các cổ đông, các đối tác và xã hội”.
Khoản mục đáng chú ý là các khoản phải thu, tỷ trọng các khoản phải thu ở Hà nội milk lớn nhất trong tài sản ngắn hạn và cao gần gấp đôi tỉ trọng này ở Vinamilk, nguyên nhận chủ yếu là do Hanoimilk vẫn chưa xây dựng được mạng lười phân phối bán lẻ như Vinamilk, hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán buôn. Hanoimilk tỷ trọng khoản mục này lên tới 40% tuy nhiên xét về quy mô tuyệt đối thì giá trị TSCĐ của Hanoimilk thấp hơn rất nhiều so với Vinamilk, điều này hoàn toàn hợp lý vì quy mô Tài sản, Nguồn vốn của Hanoimilk là nhỏ hơn rất nhiều so với Vinamilk, điều này là do Hanoimilk là một công ty hoạt động độc lập, doanh nghiệp sản xuất thông thường, còn đối với Vinamilk là một tập đoàn, sở hữu nhiều công ty con, đa dạng trong lĩnh vực hoạt động, phân phối rộng khắp trên toàn quốc. Trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của Hanoimilk do các khoản mục đầu tư bị giảm giá mạnh, khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn bằng đúng giá trị của khoản đầu tư dài hạn khiến giá trị khoản mục này bằng 0, trong khi khoản mục này của công ty Vinamilk chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng, như đã trình bày ở trên, điều này là hoàn toàn hợp lý khi mà công ty Vinamilk là công ty mẹ, bao gồm rất nhiều các công ty con, và hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty luôn biến động theo xu hướng tốt.
Với cơ cấu vốn như thế này, có thể thấy đầy là 1 cơ cấu vốn khá an toàn. Năm 2011 là một năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp nói chung , mức lãi suất liên tục tăng và có lúc đỉnh điểm đã lên tới 25%, không những thế các doanh nghiệp còn khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Tuy nhiên đối với VINAMILK, lãi suất cao và khả năng thanh toán chưa bao giờ là 1 khó khăn đối với công ty.
VINAMILK gần như không phụ thuộc vào nguồn tài trợ bằng vốn vay , rủi ro tài chính ở mức thấp. Tuy nhiên , cơ cấu nguồn vốn an toàn và thận trọng lại làm cho đòn bẩy tài chính thấp.
Người bán mà công ty nợ chủ yếu là các nhà cung cấp nước ngoài.( Trong thuyết minh báo cáo tài chính) với hơn 1.000 tỷ , nợ khách hàng nội địa 777 tỷ còn lại khoản rất nhỏ là phả trả nhà phân phối. Chính vì thế mà VINAMILK luôn giữ được uy tín đối với cả nhà cung cấp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là nhà cung cấp nước ngoài- nguồn cung cấp tới 80% nguồn nguyên liệu cho công ty. Trong năm 2011, có thể đây là con số lý tưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam với những gì đã diễn ra trong nền kinh tế, tuy nhiên đổi lại cho mức rủi ro thấp là công ty không được lợi về mặt thuế TNDN.
Nguyên nhân là do trong năm 2010, số dư khoản vay ngắn hạn là 5 khoản vay ngắn hạn từ 1 chi nhánh của ngân hàng nước ngoài với tổng trị giá 30tr USD được dùng để thanh toán cho các nhà cung cấp nước ngoài. Thứ 2, đối với phải trả người bán, khoản trả người bán là khoản chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả ngắn hạn đồng thời lại có những biến động không nhỏ nên nó ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của khoản nợ phải trả ngắn hạn. Theo số liệu trong thuyết minh báo cáo tài chính thì mức 800 tỷ phải trả tăng này thì phải trả người bán nước ngoài tăng nhiều hơn ( hơn 500 tỷ) ., với mức tăng dù không phải là lớn trong cơ cấu nguồn vốn của khoản phải thu nhưng có thể thấy rằng công ty đang tăng khả năng chiếm dụng vốn.
Nhìn chung, trong những năm gần đây tỷ lệ vốn chủ sở hữu của VINAMILK luôn duy trì ở mức cao và có xu hương tăng dần qua các năm. Có thể thấy các khoản vay có xu hướng giảm dần tỷ trọng vì công ty đang theo đuổi chính sách an toàn. Chứng tỏ công ty có xu hướng chiếm dụng vốn hơn trong các năm tuy nhiên xét trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ lệ này là không lớn, do vậy mặc dù có xu hướng tăng tỷ trọng nhưng doanh nghiệp không quá lạm dụng nguồn tài trợ này.
+ Không chỉ đối với các khoản ngắn hạn mà ngay cả các khoản phải trả dài hạn, vay dài hạn cũng có xu hướng giảm tỷ trọng thậm chí xuống còn 0%. + Hầu hết các khoản nợ ngắn hạn khác đều giữ ổn định mức tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm gần đây cho thấy khả năng thanh toán tốt của công ty thời kỳ này.
Tốc độ tăng khoảng từ 40-50% của các khoản mục hàng tồn kho và TSCĐ cho thấy sự đầu tư mở rộng cũng như sự gia tăng nhu cầu tài sản kinh doanh trong năm.Tài sản hoạt động của công ty tăng nhanh (cụ thể là tài sản ngắn hạn) có nguyên nhân lớn nhất là do sự tăng đột biến của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền với tốc độ tuyệt đối là 2,866,592,694,770 đồng và tốc độ tương đối đặc biệt cao là 1220,641%. Cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 thì vốn hoạt động thuần tăng gần gấp đôi (98.863%) thể hiện mức độ an toàn của doanh nghiệp ngày càng cao và khả năng thanh toán tốt.Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn ngày càng tăng chứng tỏ tài sản ngắn hạn ngày càng ít được tài trợ bởi vốn ngắn hạn. Dựa trên thực trạng hoạt động cùng với tham vọng mở rộng thị trường hoạt động và trở thành top 50 nhà sản xuất sữa hàng đầu trên thế giới vào một tương lai không xa, chắc chắn trong năm tới “Tổng tài sản” của tập đoàn này sẽ tăng lên và đạt mức đáng ngạc nhiên, tuy nhiên nhìn vào xu hướng biến động trong những năm vừa qua, thì cơ cấu của tài sản lại không biến động nhiều và có xu hướng quay trở lại năm 2010.
Đối với khoản mục Các khoản phải thu, năm 2009 và 2010, tỉ trọng này là khá thấp không kích thích tăng doanh thu, song đến năm 2011 tỉ trọng khoản mục này đã tăng vọt đến một con số khá hợp lý, vừa kích thích tăng doanh thu, vừa trong khả năng kiểm soát; do đó đối với khoản mục này thì sang năm 2012 nên duy trì mức hợp lý này. Về Tài sản dài hạn năm 2012 nên tăng tỉ trọng trên Tổng TS, trong đó nên tăng tỉ trọng của khoản mục TSCĐ hữu hình, một mặt để đáp ứng nhu cầu sản xuất như đầu tư dây chuyền công nghệ mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong tình hình nền kinh tế đang khủng hoảng hướng tới chiếm lĩnh thị trường, một mặt để thay thế những TSCĐ đã sắp đến thời kì thanh lý, cũng như bàn giao cho các công ty con. Một điều khá dễ dàng để nhận thấy là trong cả 3 năm của giai đoạn 2009 – 2011, DN đều duy trì tỉ trọng Nợ phải trả/Tổng NV trong khoảng từ 19% - 25% cho thấy VINAMILK đã và đang theo đuổi chính sách an toàn với hệ số đòn bẩy tài chính luôn ở mức thấp và rủi ro tài chính cũng ở mức thấp, do vậy tính thanh khoản và khả năng thanh toán chưa bao giờ là 1 khó khăn đối với công ty.
Tuy con số này là quá thấp so với mức chung của ngành nhưng trong những năm gần đây tình hình hoạt động kinh doanh của DN là khá tốt và đặc biệt trong năm 2011 đạt mức lợi nhuận khủng thì thiết nghĩ nên duy trì tỉ trọng Nợ phải trả/ Tổng NV như năm 2011 hoặc cao hơn để đảm bảo tình hình nguồn vốn cho các hoạt động. Tuy nhiên, cuối năm 2011 đầu 2012, lãi suất đã có xu hướng giảm, việc sử dụng chi phí vốn vay thấp hơn rất nhiều so với chi phí sử dụng vốn CSH , hơn nữa, công ty đang thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ( theo như phân tích ở phần bảo đảm vốn), do đó, khả năng vay ngắn hạn ngân hàng của công ty là cao, làm tăng tỷ trọng vay ngắn hạn trong cơ cấu vốn.