Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

Các loại dịch vụ ngân hàng

  • Caỏp tớn duùng

    Tín dụng là được hiểu như là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Nó là sự thoả thuận trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng của mình (người xin mở L/C) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba hoặc sẽ trả, chấp nhận mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hay mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều thực hiện đầy đủ.

    Tác động của hội nhập quốc tế đối với hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng

      Ngoài việc cho phép các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh trong một sân chơi công bằng và tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong nước thâm nhập thị trường quốc tế, hội nhập quốc tế còn liên quan đến các chuẩn mực tốt nhất giúp cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế VN có thể tiếp cận với lưu chuyển vốn và giao thương quốc tế. Hội nhập ngân hàng đòi hỏi các NHVN phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý…Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những ngân hàng nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc các ngân hàng VN phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán mà đặc biệt là cải tiến và phát triển dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

      Thực trạng của hệ thống dịch vụ NHVN

      • Hạn chế về số lượng và chất lượng dịch vụ

        Ở các nước phát triển dịch vụ đầu tư đã được các ngân hàng thực hiện từ rất lâu, các ngân hàng cung cấp dịch vụ đầu tư cho khách hàng hay còn gọi là quản lý đầu tư cho khách hàng dưới dạng đầu tư chứng khoán, đầu tư tiền tệ, đầu tư chênh lệch lãi suất, đầu tư cho kế hoạch hưu trí, hay ngay cả đầu tư vào danh mục các công ty ở nước ngoài … nhằm đáp ứng cho mục đích tài chính nào đó của khách hàng trong ngắn hạn và kể cả trong dài hạn. Ngoài ra, thông tin tín dụng, thông tin tài chính không đầy đủ và thiếu tin cậy, việc xem xét tín dụng của các NHVN còn dựa trên yếu tố cảm tính là nhiều hay dựa vào tài sản đảm bảo, không có thông tin về ngành nghề: lợi nhuận bình quân ngành, rủi ro ngành…cũng là nguyên nhân dẫn đến hệ thống ngân hàng phân bố tín dụng kém hiệu quả, lựa chọn không đúng đối tượng cấp tín dụng hay chỉ tập trung vào một số ngành mang tính chất mũi nhọn, những ngành thường xuyên có mức độ biến động cao như sắt thép, phân bón.

        Bảng 1. Tiền gởi của khách hàng và các TCTD khác   tại Ngân hàng TMCP Á Châu  (3)
        Bảng 1. Tiền gởi của khách hàng và các TCTD khác tại Ngân hàng TMCP Á Châu (3)

        Một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém của hệ thống dũch vuù cuỷa NHVN

          Hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời chậm được đổi mới, hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại: Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Lao động, Luật Phá sản,… còn nhiều điểm chưa tạo thuận lợi cho hoạt động của NHNN và các NHTM trong cơ chế thị trường. Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối: chính sách quản lý ngoại hối chậm được đổi mới theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai và nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng tạo ra những hạn chế nhất định đối với việc cung ứng của các NH và các nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về dịch vụ ngân hàng (thanh toán, chuyển tiền, tín dụng và đầu tư quốc tế).

          Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng

          Định hướng chung

          Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHVN trong việc cung cấp dịch vụ trên cơ sở bảo đảm: môi trường hoạt động của ngân hàng phải thông thoáng, an toàn và hấp dẫn, khuôn khổ thể chế hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế, uy tín và thương hiệu của NH ngày được nâng cao, nhân lực trong lĩnh vực NH có trình độ chuyên môn cao, công nghệ kỹ thuật hiện đại, quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, tài chính của các NH lành mạnh và cạnh tranh giữa các NH phải đảm bảo trên cơ sở thật sự bình đẳng. Phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu ngày càng cao của xã hội trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ngân hàng điện tưû để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hoá giá trị gia tăng cho các NHVN, khách hàng và nền kinh tế.

          Định hướng phát triển một số dịch vụ ngân hàng chủ yếu 1. Dịch vụ huy động vốn

            Trong khi đó, điều kiện cho thuê tài chính tương đối dễ dàng hơn, cùng với lợi ích về thuế khi thuê tài sản… nhưng mức phí mà các khách hàng phải gánh chịu không cao hơn so với lãi suất vay của các NH nhưng với số vốn bỏ ra ban đầu có thể thấp hơn nên việc thành lập các Công ty cho thuê tài chính và phát triển dịch vụ cho thuê tài chính của các NHVN là nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thêm nhiều hình thức lựa chọn trong việc sử dụng tín dụng của NH và làm phong phú thêm hệ thống dịch vụ ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trường ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối và các NH cần triển khai các dịch vụ quản lý rủi ro và các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và kinh doanh tiền tệ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá (giữa VND và các loại ngoại tệ; giữa các loại ngoại tệ, kể cả vàng) trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế theo thông lệ quốc tế để góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khách hàng, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất liên quan đến các tài sản và thu nhập bằng ngoại tệ của các NH, doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời thúc đẩy thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn khả dụng và bảo đảm an toàn khả năng thanh toán.

            Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng VN

            Nhóm giải pháp đối với bản thân các NHTMVN

              Thứ nhất, hệ thống CNTT phải đảm bảo nâng cao chất lượng của các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời đảm bảo điều kiện để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử Internet banking, home banking, mobile banking …, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, dịch vụ đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, các công cụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá …. Một là, cần tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng về ngoại ngữ tốt để tiếp cận nhanh với những dịch vụ ngân hàng hiện đại như nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, nghiệp vụ kinh doanh hối đoái, dịch vụ đầu tư, tư vấn tài chính… Để có thể đạt được kết quả như mong muốn, ngoài việc đào tạo tại chỗ, các NH có thể cử nhân viên sang học tập trực tiếp tại các ngân hàng đại lý, ngân hàng nước ngoài.

              Giải pháp mang tính vĩ mô

                Ngoài ra, với những dịch vụ còn hết sức mới mẻ đối với thị trường trong nước hay vượt qua khỏi sự nhận thức và hiểu biết của nhân viên ngân hàng, nên cần có sự liên kết để phát triển dịch vụ như liên kết với các tổ chức phát hành thẻ quốc tế như thẻ Visa, Master … nhằm tranh thủ uy tín, thương hiệu, trình độ công nghệ cao và thị trường mà các công ty này đã có được. Thứ tư, phát triển thị trường tiền tệ đặc biệt là thị trường liên ngân hàng, cỏc thị trường tiền tệ thứ cấp, thị trường phỏi sinh và thiù trường mua bỏn nợ hoạt động thông thoáng, mang tính cạnh tranh cao và với sự tham gia rộng rãi của các đối tượng, hệ thống sản phẩm đa dạng (nhất là sản phẩm phái sinh và công cụ phòng ngừa rủi ro), phương thức giao dịch tiên tiến và được tổ chức, quản lý theo thông lệ quốc tế.