MỤC LỤC
Không khí trong môi trường xung quanh nơi người lao động làm việc nếu nhiệt độ thấp quỏ hoặc cao quỏ sẽ cú ảnh hưởng rừ rệt tới cơ thể, làm cho quá trình trao đổi nhiệt diễn ra không bình thường, gây nên quá trình rối loạn về sinh lý của cơ thể, dẫn tới rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể. Những người chăn nuôi gia súc gia cầm do chịu ảnh hưởng của môi trường bụi, tiếp súc với hơi khí độc hại và có mức ô nhiễm vi sinh vật cao đã làm nảy sinh các bệnh viêm nhiễm cấp tính và mạn tính cơ quan hô hấp, các bệnh hệ miễn dịch như viêm mũi họng dị ứng, hen, viêm phổi quá mẫn [12].
Theo nghiên cứu môi trường lao động và sức khoẻ bệnh tật nông dân chăm sóc gia cầm của một số vùng tại Thái Nguyên của nhóm tác giả Nguyễn Đức Trọng, Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho thấy mô hình bệnh tật nông dân chủ yếu là các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường xen lẫn với bệnh tật của cộng đồng chậm phát triển [51]. Người nông dân do phải làm việc, tiếp xúc thường xuyên trong một môi trường như vậy, nên đã mắc một số bệnh liên quan đến những yếu tố độc hại này như các bệnh về hô hấp: viêm phế quản cấp, mạn, viêm da.
Theo nghiên cứu của Trần Thanh Hà, Tạ Tuyết Bình, Phạm Thị Ngọc, Khúc Xuyền về tác hại nghề nghiệp của người chăn nuôi gia súc gia cầm cho thấy có tỷ lệ cao mắc các bệnh đường hô hấp viêm tai mũi họng cấp và mạn tính: Viêm mũi dị ứng 58,9- 60,1% ở những người chăn nuôi. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Hàm người lao động chăn nuôi gia súc, gia cầm còn dễ mắc phải một số bệnh do vi sinh vật gây ra như bệnh than hay gặp ở những nông dân nuôi trâu bò khi gia súc bị bệnh, bệnh leptospira gặp ở những người tiếp xúc với gia súc bị bệnh sẽ bị lây qua đất hoặc nước tiểu của gia súc [12].
- Quy định tiêu chuẩn sử lý phân hợp vệ sinh là hộ có quá trình thu gom đúng kỹ thuật, không gây ô nhiễm, không hở để côn trùng có chỗ cư trú, không gây mùi ra xung quanh và được ủ đúng kỹ thuật, đúng thời gian mới đem ra sử dụng hoặc sử dụng làm khí đốt (biogas). Cách tiếp cận nghiên cứu triển khai: tiếp cận cộng đồng, tập thể nhóm nghiên cứu làm việc với địa phương (Phòng Y tế huyện Phú Bình, UBND xã Kha Sơn, Trạm y tế xã Kha Sơn) về các bước thực hiện, tiến hành nghiên cứu để giải quyết các vấn đề khoa học và y đức trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài luận văn. Nếu không rửa đất thì khi đặt lam kính lên trên miệng bình nón, chờ một giờ sau nhấc ra để soi sẽ thấy trên lam kính toàn bọt đất bẩn tối đen không nhìn được chứng giun, sau khi rửa xong đất, đổ tiếp dung dịch muối Natinitat bão hòa cho đầy miệng bình, hơi vồng lên một chút rồi đặt lam kính đã đánh dấu số thứ tự lên trên miệng bình.
Phỏng vấn, quan sát: tại các hộ có chăn nuôi lợn theo mẫu phiếu được in sẵn, phiếu được nhóm nghiên cứu xây dựng theo đúng quy trình và yêu cầu của luận văn, phiếu xây dựng xong được thử nghiệm tại các hộ gia đình có chăn nuôi, chỉnh lý trước khi in thành phiếu chính thức sau khi đã có hiệu chỉnh của các chuyên gia chuyên ngành.
- Ngoài nghề nuôi lợn, có tới 94,50% các chủ hộ gia đình nuôi lợn tại địa điểm nghiên cứu có nghề nghiệp khác là làm ruộng (nghề nông). Có tới 30,22% số hộ chăn nuôi không dùng đủ lượng nước tối thiểu nhằm đảm bảo vệ sinh (500 lít/ngày) để cung cấp cho đàn lợn uống, tắm rửa và vệ sinh chuồng trại. Đa số các hộ chăn nuôi sử dụng nước giếng khoan và giếng khơi để phục vụ cho chăn nuôi đàn lợn (98,90%).
Hàm lượng NH3 và CO2 đo tại cửa nhà và cạnh chuồng lợn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép của BYT đặc biệt là hàm lượng khí CO2 tuy nhiên sự khác biệt về hàm lượng NH3 giữa 2 vị trí tại cửa nhà và cạnh chuồng lợn là không có ý nghĩa (p>0,05).
Mối liên quan giữa loại thức ăn để chăn nuôi và ô nhiễm hoá học không khí. Mối liên quan giữa hình thức xử lý phân và ô nhiễm ký sinh trùng (KST) trong đất. Tất cả các hộ chăn không có hình thức xử lý phân đều bị ô nhiễm KST trong đất.
Tỷ lệ ô nhiễm hóa học không khí tập trung cao hơn ở những hộ làm chuồng gia súc theo hướng Nam so với hướng nhà so với các hướng khác (p<0,05).
Nếu người nông dân không sử dụng phân chăm bón hoa màu thì họ có thể sử dụng thành chất đốt vừa đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa tăng thêm nguồn lợi kinh tế (Khuyến cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên 2003). Kết quả nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi, cho thấy có tới gần 60% người chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp.Trong khi các loại thức ăn khác có tỷ lệ thấp hơn. Sự gia tăng ô nhiễm môi trường ở đây chủ yếu là do vi sinh vật phân giải phân tạo ra các loại hơi khí độc như NH3, Indol, Scarton (Nguyễn Quang Tuyên và cộng sự 2001).
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi vì hàm lượng NH3 trong không khí là tương đối cao trong các mẫu xét nghiệm.
Sự chênh lệch nhiệt độ cũng như các yếu tố vi khí hậu khác giữa cửa nhà và cửa chuồng gia súc là không đáng kể ( P > 0,05) theo dự đoán thì các yếu tố vi khí hậu mùa hè sẽ là bất lợi, bởi mùa hè nóng nực sự chuyển động của không khí cao hơn sẽ làm cho vi sinh vật phát triển, sự khuyếch tán các chất ô nhiễm tăng bởi các chỉ số vi khí hậu mùa đông xuân (trong thời gian nghiên cứu ) là không chênh lệch nhiều so với điều kiện ngoài trời thì về mùa hè cũng sẽ có sự tương tự như vậy. Kết quả nghiên cứu về hàm lượng hơi khí độc trong không khí tại cộng đồng, các hộ chăn nuôi xã Kha Sơn huyện Phú Bình cho thấy đã có sự ô nhiễm nặng nề, 2 chất độc chỉ điểm về ô nhiễm môi trường không khí đó là hàm lượng CO2 và NH3 đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 50 lần. Dù là trứng giun người hay trứng giun động vật thì cũng là sự ô nhiễm môi trường bởi phân và như vậy rất có thể các vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá cũng đã phân tán ra môi trường sống của cộng đồng gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ người chăn nuôi cũng như gia đình của họ.
Kết quả nghiên cứu về ô nhiễm chứng giun ở môi trường đất cũng cho thấy một sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về các vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá cũng như các bệnh tật có liên quan ở cộng đồng những người chăn nuôi để tìm ra sự liên quan, mối liên hệ logic về các quan hệ nhân quả.
Khả năng gây ô nhiễm môi trường do thức ăn là không tránh khỏi vì chăn nuôi với quy mô càng lớn thì người dân càng sử dụng các loại thức ăn kết hợp như thành phần và làm gia tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí. Về mặt khoa học thì hình thức xử lý phân bằng bioga có thể triệt tiêu hầu hết các vi sinh vật có hại, nếu phân được thu gom thì khả năng phát tán ít hơn so với trường hợp không được thu gom. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Thái Nguyên và Hà Nội trong những năm gần đây cho thấy sự phát tán trứng ký sinh trùng đường ruột trong đất có liên quan chặt chẽ với hình thức xử lý phân và cũng cho nhận xét tương tự như kết quả của chúng tôi ( Phạm Thị Hiển 1996 – 2007, Nguyễn Huy Nga, Nguyễn Thị Hồng Tú, Trần Đắc Phú 2005 – 2007 ).
Nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm này là do sự khuyếch tán của các chất ô nhiễm phụ thuộc vào tác động của gió và nhiệt độ môi trường, hầu hết các nhà khoa học đều khuyến cáo về vấn đề này là phải đặt chuồng gia súc vào cuối chiều gió chủ đạo của khu vực.