MỤC LỤC
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thanh toán và ghi chép tổng hợp và chi tiết các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn vay ngân hàng và các khoản công nợ; đối chiếu sổ quỹ và lập bảng báo cáo quỹ hàng tháng, lập bảng thu chi hàng tháng. Ngoài hệ thống sổ tổng hợp theo hình thức Chứng từ ghi sổ thì Công ty cũng sử dụng một hệ thống các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liờn quan đến cỏc đối tượng kế toỏn cần thiết phải theo dừi chi tiết theo yờu cầu quản lý.
Sau đó kế toán chi phí sản xuất và giá thành sẽ thực hiện tập hợp chi phí sản xuất vào các tài khoản phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho thành phẩm. Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long với đặc trưng là sản xuất các loại thuốc Đông - Nam dược nên nguyên vật liệu chủ yếu là các loại dược liệu thiên nhiên có nguồn gốc thảo dược như: Nhân sâm, Tam thất, Hoàng đằng, Hồng hoa, Bạch chỉ, Hoa hòe, Bạch thược, Kim tiền thảo, Thiên ma, Hoàng cầm,…. Với đặc điểm là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, nên công tác quản lý nhập xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là rất phức tạp, vì vậy Công ty đã áp dụng nguyên tắc giá thực tế để tính giá nguyên vật liệu.
Khi lập phiếu xuất kho, trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng vật tư xuất dùng, cột Đơn gía và Thành tiền được tính vào cuối kỳ, sau khi đã tính được đơn giá thực tế bình quân của NVL thực tế xuất kho trong tháng theo công thức (2). Mặc dù Sổ chi phí sản xuất đựơc tập hợp cho từng sản phẩm nhưng sổ chi tiết TK 621 lại phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho toàn bộ các phân xưởng, cuối kỳ mới phân bổ cho từng sản phẩm chứ không có sổ chi tiết cho từng sản phẩm hay từng phân xưởng, các chi phí phát sinh của từng sản phẩm cụ thể được theo dừi trờn cỏc bảng kờ cũng như bảng tớnh giỏ thành.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí mà Công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương. Hiện nay công ty xác định chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương sản phẩm, cá khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định và các khoản phụ cấp ăn ca, phụ cấp thâm niên. Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp vào bên Nợ TK622, sau đó cuối kỳ được kết chuyển về TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Ở mỗi bộ phận sản xuất thì có một tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc, theo dừi tỡnh hỡnh lao động sản xuất của từng người lao động để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng lập bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công được tập hợp lại gửi lên phòng Tổ chức hành chính xét duyệt và làm cơ sở để tính lương và lập bảng thanh toán lương và BHXH cho các phòng ban, phân xưởng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ(TK6274): bao gồm chi phí khấu hao của toàn bộ các TSCĐ trong Công ty như các tài sản đang được sử dụng trực tiếp tại các phân xưởng, nhà xưởng, máy móc thiết bị và TSCĐ dùng cho quản lý chung tóan doanh nghiệp như máy vi tính, máy photo, máy in,…. Công cụ dụng cụ của Công ty bao gồm: quần áo bảo hộ lao động, giày, mũ, găng tay,… Giá trị công cụ dụng cụ xuất kho để phục vụ cho sản xuất sản phẩm tại phân xưởng được tập hợp vào TK 6273, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC để tập hợp giá trị đã xuất dùng. Tại Công ty, khoản chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí khấu hao của toàn bộ những TSCĐ đang được sử dụng trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất như: máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, nhà xe, nhà ăn,… và những TSCĐ sử dụng chung cho toàn doanh nghiệp như: máy điều hòa, máy photo, máy in, điện thoại, nhà văn phòng,….
Mức trích KH TSCĐ năm = NG TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm (4) Mức trích KH TSCĐ tháng = Mức trích KH TSCĐ năm / 12 tháng (5) Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ được căn cứ vào tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản được ghi trực tiếp trên TSCĐ hoặc khung thời gian sử dụng TSCĐ kèm theo. Các khoản chi phí bằng tiền khác tại Công ty bao gồm: Chi phí sửa chữa xe, bảo dưỡng máy vi tính, tiền lãi vay ngân hàng,… Cuối tháng, kế toán căn cứ chứng từ gốc là các phiếu chi để tổng hợp lại trên bảng kê chi phí bằng tiền khác phát sinh trong tháng để lập Chứng từ ghi sổ và vào sổ chi tiết và Sổ cái TK 627.
Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm sẽ đem lại cho Công ty một vũ khí sắc bén để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không ngừng đưa Công ty phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tên tuổi trên thị trường. Vấn đề luân chuyển hệ thống chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ, đáp ứng được nhu cầu của thông tin và tạo ra mối quan hệ mật thiết lẫn nhau giữa các phần hành trong toàn bộ hệ thống kế toán, tạo điều kiên cho công tác lập báo cáo tài chính được tiến hành kịp thời, đầy đủ. Vì vậy, trong tương lai Công ty nên chú trọng hơn nữa đến công tác phân công lao động kế toán, đào tạo bồi dưỡng cho kế toán viên về khả năng tổng hợp để nếu kế toán của phần hành này nghỉ đột xuất thì có thể điều động kế toán của phần hành khác sang hỗ trợ được.
Trong công tác tính khấu hao tài sản cố định: Công ty đang tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính, theo hệ số quy định với từng loại TSCĐ và hạch toán hết vào chi phí sản xuất chung, điều này cũng là không phù hợp với quy định hạch toán kế toán, vì với doanh nghiệp sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ là khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh. Đối với việc hạch toán chi phí khác bằng tiền thuộc chi phí sản xuất chung, Công ty đã đưa cả tiền lãi vay ngân hàng vào khoản mục chi phí này là bất hợp lý, nó đã làm cho tổng chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Chính từ vai trò quan trọng trong công tác hạch toán kế toán nên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, luôn phải nghiên cứu, tổ chức thực hiện hác toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tốt, phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm phản ánh một cách khách quan và chính xác nhất tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác kế toán là tổp chức lại mọi mặt của công tác kế toán bao gồm bộ máy kế toán, mô hình kế toán đang áp dụng, tổ chức công tác hạch toán các nghiệp vụ liên quan, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sử lý nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán kết hợp với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác kế toán, trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại hố trợ tốt nhất cho công tác kế toán…nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán, giúp cho kế toán thực hiện chức năng quản lý , cung cấp thông tin chính xác đáng tin cậy cho các quyết định quản lý. Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp là một điều tất yếu khách quan và phải đảm bảo được các nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán đang được áp dụng, đồng thời công tác hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm về chi phí và giá thành của đơn vị để có những phương án hợp lý và hiệu quả.
Để tạo điều kiện cho công tác hạch toán được liên tục ngay cả khi có một nhân viên kế toán thuộc phần hành nào đó có việc nghỉ đột xuất, thì các nhân viên thuộc phần hành khác vẫn có thể đảm nhận thay công việc của nhân viên đó một cách tốt nhất, Công ty cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng tổng hợp của từng nhân viên kế toán. Về công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Công ty cần xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, tiền lương của nhân viên thuộc bộ phận nào cần hạch toán đúng về bộ phận đó, tránh việc đưa hết vào chi phí nhân công trực tiếp vì nếu hạch toán như vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm hoàn thành, gây khó khăn cho nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.