Kế hoạch đầu tư phát triển của Chi nhánh lắp máy điện nước và xây dựng - Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

MỤC LỤC

DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI

Phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch của công ty .1 Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2010

    - Đẩy mạnh công tác đầu tư dự án vào các khu đô thị, các dự án phát triển hạ tầng, các khu công nghiệp. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị đáp ứng được yêu cầu thi công hiện đại. - Tăng cường công tác liên doanh, liên kết với các đối tác trong, ngoài nước - Đảm bảo đủ việc làm và thực hiện tốt chính sách đối với người lao động - Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức trong toàn công.

    Xây dựng những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả quy chế phân cấp quản lý trong toàn công ty. Tiếp tục giao quyền, nghĩa vụ cho các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất nhằm phát huy triệt để ý thức trách nhiệm, tính chủ động sang tạo và quyền hạch toán sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất và an toàn nhất. Tinh giảm và ổn định bộ máy quản lý điều hành ở các đơn vị sản xuất nhằm đảm bỏa tính chủ động cao, đủ sức hạch toán lỗ, lãi trong sản xuất kinh doanh của mình, đủ sức tự chủ thi công các công trình xây dựng, sản xuất các sản phẩm công nghiệp với hiệu quả cao nhất để các Chi nhánh dần có lãi nâng thu nhập cho người lao động và bộ máy.

    Không ngừng phát huy và duy trì với tinh thần cao nhất hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 trong toàn công ty, từ các phòng ban nghiệp vụ đến các đơn vị sản xuất nhằm ổn định cao các sản phẩm công nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng các công trình xây dựng, giữ gìn “chữ tín” với khách hàng cả trong và ngoài ngành. Xây dựng dự án đầu tư thiết bị trong lĩnh vực thi công (trình đại hội cổ đông thường niên). Duy trì và phát huy hiệu quả quyền dân chủ, giữ gìn nghiêm kỉ luật, kỉ cương trong toàn công ty nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động, thực hành tiết kiệm, chống mọi biểu hiện tham ô, lãng phí, phát huy tốt đẹp truyền thống đoàn kết, thống nhất cao trong công ty, phấn đấu bằng được các chỉ tiêu đã xây dựng với hiệu quả cao nhất, cải thiện đời sống cho người lao động.

    Xây dựng phương án phát hành thêm cổ phiếu nhằm cải thiện và giảm bớt khó khăn về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh để trình Đại hội cổ đông thường niên, tổng công ty và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

    Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty trong giai đoạn tới

    - Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường - Nhân viên còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học - Chưa khai thác được hết năng lực hiện có. - Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong tình trạng bất ổn định, giá nguyên vật liệu biến đổi khó lường…. - Vướng mắc của cơ chế chính sách của Nhà nước, ngoài ra cơ chế ngày càng thắt chặt trong việc cho vay vốn của ngân hàng cũng là một thách thức đối với công ty.

    Dựa vào những đánh giá trên, ban lãnh đạo công ty có thể đề ra các chiến lược phát triển phù hợp với tình hình công ty trong giai đoạn tới, sao cho có thể hạn chế điểm yếu, tận dụng tốt cơ hội và đối phó với những thách thức bên ngoài đối với công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. Bằng việc tiết kiệm hợp lý các loại chi phí như chi phí hành chính, chi phí kinh doanh, dành lợi nhuận cho tái đầu tư, công ty có thể tự bổ sung tăng nguồn vốn tự có. Đặc biệt công ty nên kêu gọi cán bộ công nhân viên của mình tham gia mua cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty – đây là hình thức đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng, trong đó có công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.

    Như vậy công ty có thể liên kết lợi ích của người lao động với lợi ích của công ty, từ đó tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động tạo ra nhiều hơn nữa những sản phẩm đạt chat lượng cao, góp phần tăg doanh thu và lợi nhuận của công ty. Bằng cách này, công ty không những huy động được nguồn vốn để đầu tư phát triển công ty mà còn có thể giúp người lao động tiết kiệm được khoản tiền nhàn rỗi, và tăng thu nhập cho người lao động. Công ty cần tăng cường huy động vốn đầu tư bằng nguồn vốn vay tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng.

    Đây là những chủ thể nắm giữ khối lượng vốn rất lớn trong nền kinh tế thị trường và đang hoạt động ngày càng mạnh mẽ theo hướng linh hoạt, thuận lợi hơn về điều kiện tín dụng cho người cần vốn kinh doanh. Theo điều tra mới đây của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, có đến 74,47% doanh nghiệp được diều tra cho hay, ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ. Do đó, năm 2009, ngân hàng thương mại đã siết chặt điều kiện và thủ tục cho vay, thời gian thẩm định cũng kéo dài hơn để xác định chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

    Do đó, công ty cần phải chủ động trong việc khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi như các khoản ngân sách chưa phải nộp, tiền lương của cán bộ công nhân viên chưa phải trả, các quỹ( quỹ phát triển sản xuất, quỹ bổ sung, quỹ khen thưởng… ) chưa sử dụng đến để giảm lượng lãi suất tín dụng huy động. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này rất nhạy cảm vì nó có thể tác động trực tiếp đến quyền lợi của chính người lao động trực tiếp trong công ty. Nó có thể mang lại lợi ích cho công ty là giảm được lượng lãi suất tín dụng tương ứng với nó, nhưng nó cũng có thể làm mất sự tin tưởng và làm suy giảm tính gắn bó của công nhân vào công ty.

    Giải pháp sử dụng vốn đầu tư phát triển hiệu quả

    Do vậy công ty cần phải chuẩn bị tốt bước chuẩn bị hồ sơ để có thể được vay vốn. Tuy nhiên, vấn đề chỉ dựa vào các nguồn vốn huy động từ các nguồn như trên không thể đáp ứng được nhu cầu của công ty. Nguồn huy động vốn này không phải là nhỏ và nó có thể đóng góp một cách tích cực vào hoạt động đầu tư của công ty.