Vai trò của tình báo doanh nghiệp trong hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mại cổ phần

MỤC LỤC

Vốn hoá lợi nhuận

Vốn hoá lợi nhuận là phương pháp được sử dụng khi tỷ lệ tăng trưởng của công ty là tương đối nhất quán và cấu trúc hoạt dộng sau sáp nhập của nó tương tự như thời điểm trước sáp nhập ( chẳng hạn như khi công ty được mua lại sẽ hoạt động như một bộ phận bán độc lập hay độc lập so với công ty mẹ mới). Có thể thấy, chỉ cần thay đổi 1% trong tỷ lệ tăng trưởng dự kiến, các giá trị của công ty đã chênh lệch tới 22 tỷ đồng.

Tình báo doanh nghiệp trong hoạt động M&A ngân hàng

Sự cần thiết của tình báo doanh nghiệp trong hoạt động M&A ngân hàng

Ví dụ giao dịch giữa tập đoàn Internet AOL và tập đoàn truyền thông và phần mềm kỹ thuật số Time Warner của Mỹ nhằm kết hợp truyền thông và kỹ thuật số đã mất đi tới 93% giá trị trong quá trình sáp nhập. Gần như tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng có dến một nửa số cuộc M&A lẽ ra không nên tiến hành bởi vì chúng không thành công, cho dù có sử dụng định nghĩa nào về thành công đi chăng nữa.

Kinh Nghiệm M&A Của Các Ngân Hàng Trên Thế Giới Và Thực Trạng M&A Của Các Ngân Hàng Việt Nam

Kinh nghiệm M&A của các ngân hàng trên thế giới

    Chính nhờ các vụ sáp nhập trên mà Ngân hàng Standard Chartered đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như là đã được tạp chí The Banker, một tạp chí danh tiếng hàng đầu với các giải thưởng quốc tế uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng đầu tư, ngân hàng bán lẻ và ngân hàng thương mại trao tặng tới 10 giải thưởng, một điều chưa có trong tiền lệ. Trong số này, đáng chú ý là giải thưởng dành cho Ngân hàng Toàn cầu, Giải thưởng Ngân hàng Toàn cầu của Năm ghi nhận thành tích hoạt động của Standard Chartered tại các khu vực Châu Á, Châu Phi và Trung Đông, và “chiến lược sáng suốt” của Ngân hàng trong hoạt động mua lại. Vào cuối năm 2007, ABN Amro được Barclays đề nghị mua lại với giá 89,7 USD,nhưng vụ mua lại này không thành do ngân hàng Royal của Scotland (RBS, Santander, Fortis) đề nghị mua với 99,4 USD, đây là thương vụ mua lại lớn nhất trong ngành tài chính từ trước đến nay.

    Giá trị tài sản cổ đông sau hoạt động M&A của các Ngân hàng châu Âu Hai giáo sư Alberto Cybo -Ottone và Maurizio Murgia năm 1999 đã có một nghiên cứu hết sức thú vị với nhan đề " sáp nhập và giá trị tài sản cổ đông trong ngành ngân hàng châu Âu" .Hai ông nghiên cứu sự tác động lên giá trị cổ phiếu của sáp nhập và mua lại của ngành ngân hàng châu âu giữa năm 1988 đến năm 1997.

    MVMV

    Thực trạng M&A của các ngân hàng Việt Nam

      Đó là do các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh có khả năng thực hiện các hợp đồng sáp nhập, mua lại có giá trị lớn mà ngân hàng trong nước không thể, trong khi đó các ngân hàng trong nước muốn liên kết với ngân hàng nước ngoài để khai thác thương hiệu, kinh nghiệm quản lí..và M&A chính là con đường ngắn nhất để xâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài. Các đối tác đó bao gồm : Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1, Công ty dịch vụ hàng không Saco, Công ty đầu tư Masan, Công ty đầu tư chứng khoáng Bản Việt, Quỹ đầu chứng khoáng Việt Nam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Sóng Việt, Công ty TNHH địa ốc Phú Long, công ty kiều hối Tân Vạn Hưng, công ty tài chính dầu khí, Ngân hàng TMCP Á Châu, Công ty cổ phần đầu tư tài chính Sài Gòn- Á Châu, Công ty cổ phần đầu tư thương mại Nguyễn Kim ( Siêu thị Nguyễn Kim), Công ty dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Tập đoàn Kinh Đô, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn. Các đối tác chiến lược trong nước và Eximbank sẽ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhằm " chia sẽ sản phẩm- dịch vụ- Khách hàng - Mạng lưới- Thị trường- Thương hiệu", đồng thời các cổ đông chiến lược sẽ " Sử dụng phần lớn các dịch vụ tài chính ngân hàng tại Eximbank phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị và các thành viên trực thuộc" trên cơ sở cam kết chiến lược với Eximbank.

      Những vụ M&A dưới các hình thức mua bán cổ phần để trở thành đối tác chiến lược như trên không thực sự đơn giản chỉ là hợp tác vì các tập đoàn TCNH nước ngoài trước mắt là hợp tác chiến lược mua cổ phần của các ngân hàng nội địa ( do bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu) nhưng về lâu dài có thể " nuốt chửng" ngân hàng Việt Nam khi mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng trong cam kết khi gia nhập WTO, khi đó các ngân hàng nội và ngoại cạnh tranh bình đẳng, không khống chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài..Do đó các ngân hàng Việt Nam phải nhanh chóng thông qua sáp nhập, mua lại để tăng cường tiềm lực thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng để tránh tình trạng bị các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài thôn tính khi Việt Nam dần thực hiện cam kết mở cửa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

      Một Số Giải Pháp Mở Đường Cho Hoạt Động M&A Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam

        Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tư vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, kế toán, thương hiệu. Do đó cần phải có những chương trình, kế hoạch đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tư vấn, môi giới chuyên nghiệp, có như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp, qua đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên trong giao dịch M&A. Các ngân hàng cũng nên xây dựng hệ thống tình báo cho mình, bởi lẽ hệ thống này sẽ giúp cho các ngân hàng phản ánh một cách kịp thời với những biến đổi bên ngoài, đặc biệt là ngành ngân hàng - một ngành rất nhạy cảm của nền kinh tế, dễ dàng biến động trước các thông tin bên ngoài.

        Bên cạnh đó, hệ thống này được xem là một sản phẩm của các ngân hàng, bởi lẽ các ngân hàng có thể sử dụng nó để tư vấn cho các doanh nghiệp trong các thương vụ mua lại, sáp nhập một cách chuyên nghiệp.

        Các Quy Trình Cần Thiết Cho Một Giao Dịch M&A Và Xu Hướng Sáp nhập, Mua Lại Của Các Ngân Hàng Thương

        • Thẩm định chi tiết
          • Định giá và cấp vốn
            • Quá trình hoà nhập hậu sáp nhập
              • Xu hướng sáp nhập, mua lại của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

                Là một quá trình hiệu quả và cần được bắt đầu từ những giai đoạn đầu tiên của cuộc giao dịch, thẩm định chi tiết không chỉ giúp một công ty lựa chọn được mục tiêu phù hợp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh dài hạn và tăng tài sản cho các cổ đông; hơn thế nữa nó còn giúp công ty mua xác định được một mức giá hợp lý cho công ty bán. Mặc dù đa phần thông tin trong thẩm định chi tiết pháp lý do công ty bán cung cấp dưới hình thức các văn bản tài liệu hoặc do các luật sư của họ trả lời các chất vấn, nhưng đối với công ty mua, quá trình thu thập thông tin và đánh giá tài liệu cần được tiếp tục cho đến khi họ cảm thấy hài lòng về các vấn đề pháp lý. Dù thực hiện theo cách nào đi nữa, thì các nguồn thông tin khổng lồ này cũng có thể giúp công ty mua vẽ lên được một bức tranh tương đối toàn diện về công ty mục tiêu, giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn xem có nên tiếp tục thực hiện giao dịch M&A hay không và nên làm thế nào để tổ chức giao dịch cũng như lên kế hoạch cho những gì xảy ra sau đó.

                Các cuộc điều tra về ban lãnh đạo sẽ giúp công ty mua quản lý rủi ro bởi chúng khẳng định rằng công ty mục tiêu không liên quan tới những rắc rối như rửa tiền, sở hữu tài sản phi pháp..Các công ty mua thường sử dụng các công ty điều tra để tìm hiểu về chất lượng và danh tiếng của ban lãnh đạo công ty mục tiêu; bên cạnh đó, họ cũng thường liên hệ với bên thứ ba để đánh giá chất lượng của các cá nhân này, đồng thời xác định xem họ có đáng tin cậy không trong các giao dịch và các hoạt động kinh doanh có quy mô lớn hơn; và mục đích cuối cùng là xác định xem có nên giữ lại hay sa thải họ trong quá trình mua lại công ty mục tiêu. Cho nên con đường tốt nhất cho các ngân hàng nhỏ hiện nay là nên chủ động thực hiện sáp nhập hoặc hợp nhất với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.Có thể đây là cơ hội cho các ngân hàng thay đổi mình và các thương vụ M&A này cũng chính là nền tảng để các ngân hàng trong nước vươn ra nước ngoài cũng như chống lại sự " thôn tính" của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới. Trong tương lai gần, các ngân hàng Việt Nam cần phải đứng vững trên thị trường nội địa, để làm được điều đó các ngân hàng cần phải sáp nhập, mua lại để hướng đến các định chế tài chính vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, có thể nói đây cũng chính là định hướng mà ngân hàng Nhà nước muốn các ngân hàng thương.

                Bảng : Tầm quan trọng của từng phương pháp định giá
                Bảng : Tầm quan trọng của từng phương pháp định giá