MỤC LỤC
+ Hàng lâu bền: là những sản phẩm thường không được mua thường xuyên, giá sản phẩm thường cao, khách hàng thường bỏ nhiều công sức trong việc mua sắm khi so sánh sản phẩm về giá cả và chất lượng giữa các hãng cạnh tranh để có được sản phẩm ưng ý nhất. + Hàng ít được biết đến: là những sản phẩm mà khách hàng hoặc chưa có nhu cầu, hoặc chưa có đòi hỏi cao về việc thỏa mãn hoặc nhu cầu bất đắc dĩ nờn chưa muốn hoặc thậm chớ chưa hiểu rừ về một sản phẩm mới được phỏt triển từ một ý tưởng hoàn toàn mới.
Đối với người bán, giá cả phản ánh khoản thu nhập mà họ mong muốn có được do nhường quyền sở hữu/sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình cho người mua. Sự vận động ngược chiều về lợi ích giữa người bán (thông qua khoản tiền nhận được) và người mua (thông qua khoản tiền phải trả) từ một sản phẩm, dịch vụ nào đó được giải quyết thông qua mức giá.
Nhưng, có thể kết hợp các mức giá khác nhau trong những giai đoạn phát triển khác nhau của chu kỳ sống của sản phẩm cũng như tác động đến các nhóm khách hàng khác nhau để có thể kiểm soát tốt thị trường. Các khả năng cạnh tranh với đối thủ được thực hiện trên cơ sở đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng, đúng thời gian, đúng địa điểm…Trong trường hợp này giá có thể xác định ở mức cao khi đưa ra sản phẩm chất lượng cao, giá có hỗ trợ bởi các chính sách xúc tiến bán….
Chính sách giá này quy định một mức giá thấp trong thời gian dài, thường được sử dụng cho các sản phẩm mới nhưng mang tính tương tự hoặc sản phẩm cải tiến, trên các thị trường mới và đặc biệt trên các thị trường không lý tưởng. Các mức giá được xác định theo chi phí vận chuyển bình quân cho tất cả mọi người mua trên một thị trường – tất cả các khách hàng trên thị trường xác định trả cùng một khoản tiền cho việc vận chuyển.
Các mức giá được đặt ra không được vi phạm các quy định của hệ thống luật pháp và không được làm phương hại đến quyền lợi hợp pháp của các nhà kinh doanh cũng như người tiêu thụ. Thực chất là xác định thị trường thích hợp của doanh nghiệp theo tiêu thức địa lý và phân chia thị trường thích hợp thành các khu vực kiểm soát tương ứng với các đơn vị thành viên của doanh nghiệp. Một kênh phân phối có thể được hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất (hoặc tổ chức đầu nguồn) đến người sử dụng.
- Theo tiêu thức trực tiếp/gián tiếp có ba dạng kênh phân phối là: kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối hỗn hợp. - Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối - Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối. Dự trữ trong hệ thống kênh phân phối ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu về thời gian có ích của khách hàng và chi phí của doanh nghiệp.
Dự trữ không hợp lý có thể làm mất khách hàng hoặc làm tăng chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Phương án dự trữ phải được xác định đúng về: địa điểm, danh mục và khối lượng. Trong marketing căn bản của Philip Kotler thì Xúc tiến (promotion) là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo thương mại là một hình thức truyền tin thương mại nhằm đem đến cho những người nhận tin những hiểu biết cần thiết về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bằng các phương tiện thông tin đại chúng để lôi cuốn người mua. Là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ. Xúc tiến bán hàng là những kỹ thuật đặc thù nhằm gây ra một sự bán hàng tăng lên nhanh chóng nhưng tạm thời do việc cung ứng một lợi ích ngoại lệ cho người phân phối, người tiêu thụ hay người tiêu dùng cuối cùng.
Các hoạt động khuyếch trương khác có thể như: hoạt động tài trợ, hoạt động họp báo, tạp chí của công ty. Công chúng là một nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng hiện tại hay tiềm ẩn đến khả năng thành công của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Kế hoạch marketing giữ vị trí trung gian giữa các lựa chọn chính sách chung của doanh nghiệp và các chiến thuật, nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể cần thực hiện hàng ngày.
CNTT và CNPM đã và đang trở thành phương tiện chủ lực để nâng cao năng lực canh tranh, hiện đại hoá với chi phí thấp; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý và nhất là chất lượng đời sống văn hoá-xã hội. + Chú trọng phát triển, tập trung vào gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài đồng thời mở rộng thị trường trong nước; coi trọng một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả KT-XH cao, thay thế phần mềm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và vai trò tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA; với vị trí của mình; sự vươn lên, chủ động, mạnh dạn trong đầu tư hoàn thiện quy trình, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp sẽ là động lực quan trọng đẻ thúc đẩy phát triển toàn ngành.
Hỗ trợ và nâng cao năng lực Outsourcing cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi để thực hiện quy trình quản lý sản xuất phần mềm quốc tế (CMMI), chuyển giao công nghệ, thiết lập và phát triển những liên kết ngành;. Sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế của CNPM nước ta đã khẳng định tính đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Những năm gần đây, ngành du lịch được chính phủ quan tâm nhiều hơn với các kế hoạch và dự án lớn nhằm thúc đẩy ngành du lich phát triển mạnh mẽ: Các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam, các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế (Miss World, Festival Huế…) được tổ chức tại các điểm du lịch lớn như Hạ Long, Nha Trang, Huế…và gần đây là các cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2009 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.
Việt Nam trong con mắt bạn bè và du khách quốc tế có một vị trí, một bản sắc văn hóa riêng biêt mà độc đáo và dành được những thiện cảm nhất định. Những cái tên như: Trí Tuệ Việt(Vsoft), Trí Tuệ Trẻ, Anh Minh, SGTR, ADsoft, ATO…được giới quản lý nhà hàng khách sạn cả nước biết đến với những phiên bản phù hợp với người Việt Nam hơn, giá cả rẻ hơn, có tính tương tác tốt hơn và nó thích nghi với đặc điểm và điệu kiện đặc thù của từng khách sạn hơn. Khách du lịch nhất là khách quốc tế luôn có những đòi hỏi và tiêu chuẩn khắt khe, họ sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho các dịch vụ ăn nghỉ cao cấp.
Phần mềm Quản lý Khách Sạn, Nhà Hàng, resort ( FOLIO ) được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế CMMi, được phát triển từ năm 2004 với đội ngũ kỹ thuật trẻ, đam mê công nghệ, được sự tư vấn của nhiều chuyên gia co nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hành Khách Sạn như: Raju Nair (Indian), San Deep (Indian), Richard Chui (Singapore)… Đặc biệt với phiên bản mới nhất năm 2009 (FOLIO Version 2009) được xây dựng trên các công cụ mới nhất của hãng Microsoft: Ngôn ngữ lập trình Donet, Microsoft.Net, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 trên nền Windows XP, Windows 2000. Đây là một hệ thống tổng thể, các phân hệ dễ dàng có thể liên kết được với nhau, từ phâmn hệ quản lý phòng (Front Office – FO) tới các điểm bán hàng ( Point of Sale – POS), phân hệ kế toán (Back Office – BO), tổng đài điện thoại (DABX), hệ thống VingCard, Tour Operation, Website đặt phòng trực tuyến (Online booking )…Tạo thành một quy trình quản lý thống nhất, chặt chẽ. - Khách hàng công ty đều nằm trong những trung tâm kinh tế lớn, những khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế, họ có sự hiểu biết rất tốt về nhu cầu thực sự của mình, về nhu cầu dịch vụ của khách du lịch và các nhà cung cấp sản phẩm phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn ở thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Phần mềm kế toán đang được tập trung nghiên cứu, dự kiến tháng 5/2009 sẽ ra mắt bộ sản phẩm phần mềm kế toán máy đầu tiên trên nền Donet 3.0, bên cạnh đó các phần mềm khác vẫn được công ty quan tâm và tiếp tục nghiên cứu như phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn vốn xưa nay vẫn là thế mạnh của công ty. - Các nhân viên trong phòng hỗ trợ sau bán hàng có nhiệm vụ cảnh báo và nhắc nhở khách hàng trước những nguy cơ như bị hacker tấn công hoặc cảnh báo nếu chưa khóa hệ cơ sở dữ liệu thông qua một đườmg truyền được kết nối trực tiếp với khách hàng 24/24 với khả năng cảnh báo và khóa tự động.
- Nên tập trung vào thị trường các nhà hàng, khách sạn có qui mô vừa và nhỏ (từ 2sao đến 3 sao) với các gói sản phẩm có mức giá phù hợp với họ hơn. - Nên lựa chọn kênh phân phối trực tiếp để có thể cắt giảm bớt các chi phí trung gian không cần thiết. - Đây là một công cụ quan trọng để giữ chân và duy trì các khách hàng truyền thống nhằm tạo ra một lượng khách hàng trung thành với công ty.