Nuôi tôm càng xanh trên đất lúa vào mùa khô tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh .1 Vị trí phân loại

    Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các thủy vực nước ngọt trong nội địa như sông, hồ, ruộng, đầm hay các thủy vực nước lợ khu vực cửa sông ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực Châu Úc đến Tân Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chúng có ở hầu hết các vùng nước ngọt nội địa gồm: sông, hồ, đầm, kênh dẫn nước…(Trương Quang Trí 1990). Ngoài nhu cầu về đạm tôm còn có nhu cầu về một số chất khác như: chất béo 6 – 7,55%, chất bột đường (tôm càng xanh có khả năng sử dụng tốt chất bột đường) vitamin và chất khoáng (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).

    Hình 2.1 Vòng đời của tôm càng xanh
    Hình 2.1 Vòng đời của tôm càng xanh

    Tình hình nuôi tôm càng xanh trong nước và trên thế giới .1 Tình hình thế giới

    Tình hình trong nước

    Mô hình này được áp dụng phổ biến cho các vùng không bị ngập lũ hoặc ngập lũ thấp và đang được áp dụng ở một số tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang,… Mô hình này được vận hành ở mức quảng canh cải tiến hay bán thâm canh mức thấp với mật độ thả dao động từ 3 – 6 con/m2. Ngoài ra tỉnh đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản có sự kết hợp với trồng lúa, làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả, như các mô hình: nuôi tôm đăng quầng, tập trung ở huyện Hồng Ngư, Tam Nông, Cao Lãnh năng phổ biến 3 – 5 tấn/ha; nuôi tôm trong bờ bao ruộng lúa ở huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành với năng suất bình quân 200 kg/ha/vụ; nuôi trong ruộng lúa ở huyện Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, năng suất bình quân 1 tấn/ha; nuôi trong ao hầm, mương vườn ở rải rác trong tỉnh, năng suất bình quân 5 – 7 tấn/ha (một số ao nuôi thâm canh ở huyện Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự dạt từ 30 – 70 tấn/ha).

    Phương pháp nghiên cứu

    • Thực nghiệm nuôi: Đề tài được thực hiện với 6 ruộng nuôi được bố trí ở xã Phú Thành B huyện Tam Nông tỉnh Đồng tháp

      Bón lót phân hữu cơ, nhằm bổ sung muối dinh dưỡng cho thức ăn tự nhiên phát triển trong hệ thống mương, ao ương, nuôi cũng được thực hiện theo tỷ lệ 20 – 30 kg/1.000 m2, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm giống ở giai đoạn ban đầu khi thả ương phát triển tốt. Tiến hành lấy nước vào hệ thống ương, nuôi thông qua lưới lọc nhằm hạn chế địch hại và trứng của các loài cá tạp vào ao hay mương nuôi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình dinh dưỡng và sinh trưởng cũng như tỷ lệ sống của tôm càng xanh trong giai đoạn ương, và duy trì mực nước thấp nhất 1 – 1,2 m. Bón vôi ngoài việc diệt tạp, tiêu độc đáy mương bao nó còn có tác dụng như một hệ đệm làm cho giá trị pH nước trong ruộng nuôi được duy trì ở mức thích hợp (7 – 8,5) trong việc tạo thức ăn tự nhiên ở giai đọan ban đầu cần thiết cho tôm ương nuôi phát triển tốt.

      Giống được cung cấp từ các trại sản xuất giống có đăng ký và chịu sự quản lý chất lượng của nhà nước, tôm có kích thước dao động từ 1 – 1,2 cm/con, tôm khỏe có kích thước đồng đều, màu sắc trong sáng, không bị dị hình, đồng cỡ, hoạt động nhanh nhẹn. Khẩu phần ăn cho tôm ương và nuôi được thực hiện trên cơ sở kết hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng sử dụng thức ăn trong ngày của tôm thông qua hoạt động kiểm tra sàng ăn mỗi ngày để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất. Chăm sóc và quản lý ruộng nuôi trong thời gian 1 tháng đầu giai đoạn này tôm còn rất nhỏ ta nên hạn chế thay nước để giữ cho môi trường nước ao ương ổn định để hạn chế tôm hao hụt, từ tháng thứ 2 trở đi cần phải giữ môi trường nước ruộng nuôi tốt để tôm lớn nhanh và ít hao hụt bằng cách định kỳ trao đổi nước, ít nhất 2 lần/tháng vào lúc nước cường.

      Hình 3.1: Mặt cắt ngang của ruộng nuôi
      Hình 3.1: Mặt cắt ngang của ruộng nuôi

      Thu hoạch

      Vào thời gian ở những tháng cuối vụ nuôi xuất hiện những cơn mưa đầu mựa nờn cần theo dừi ruộng nuụi cẩn thận vỡ tụm có thể bị thiếu oxy do nước đục, pH giảm. Do đó nên định kỳ bón vôi (CaCO3, Dolomite) để ổn định hệ đệm, đồng thời rải vôi bột xung quanh bờ bao trước khi trời mưa để tránh phèn từ trên bờ bao chảy xuống ao nuôi.

      Xử lý số liệu

      • Thuận lợi và khó khăn .1 Thuận lợi

        Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), Nguyễn Việt Thắng (1995) cho rằng hàm lượng oxy tốt cho tôm từ 3 – 7 mg/lít thì kết quả thực nghiệm cho thấy hàm lượng oxy ở các ruộng nuôi hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu hô hấp, trao đổi chất cùng các hoạt động khác của tôm. So sánh kết quả thực nghiệm của Ngô Bá Quốc năm 2006 nuôi tôm trong mùa lũ thì hàm lượng lân dao động từ 0,1 ± 0,1 ppm – 0,3 ± 0,2 ppm, tuy thấp hơn nhưng nhìn chung thì hàm lượng lân trong nước vẫn thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi trong mô hình nuôi tôm vào mùa nghịch ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Vì vậy trong quá trình nuôi để đảm bảo hàm lượng H2S ổn định và không vượt quá cao cần phải cải tạo ao thật tốt, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh dư thừa thức ăn và cần phải chủ động thay nước thường xuyên trong những tháng cuối vụ để hạn chế vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao nhiều làm tăng khí H2S gây hại cho tôm nuôi.

        Kết quả trên cho thấy mặc dù đã hạn chế việc sử dụng thức ăn tươi sống nhưng hàm lượng COD vẫn cao hơn so với trong mùa lũ đồng thời vào thời điểm mùa khô ở cuối vụ thì việc trao đổi nước càng khó khăn hơn nên hàm lượng COD tăng lên vào cuối vụ cũng là phù hợp với điều kiện thực tế. Giải thích khác biệt trọng lượng tôm nuôi ở các ruộng cho thấy trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trọng của tôm, thì hoạt động chăm sóc, quản lý tốt môi trường ruộng nuôi thông qua các quá trình cung cấp thức ăn với khẩu phần phù hợp qua các giai đoạn phát triển của tôm cùng với sự điều tiết nước trong ruộng nuôi thích hợp là yếu tố ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự tăng trưởng của tôm nuôi. Thực tế là do ở ruộng 1, ruộng nuôi thường bị nhiễm bẩn do việc cải tạo ao lúc ban đầu chưa thật sự tốt đồng thời do thời điểm sản xuất là các tháng mùa khô vì thế việc trao đổi nước khó khăn hơn nên chất lượng nước trong ruộng khó được cải thiện và làm hạn chế quá trình lột xác của tôm nên đã ảnh hưởng đến sự tăng trọng của tôm.

        Điều này có thể lý giải là do tôm nuôi vào mùa khô nên các yếu tố vê môi trường đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm nuôi như: vào mùa khô nên độ sâu của mực nước trong ruộng chỉ từ 0,8 – 1 m, đồng thời nhiệt thường rất cao cho nên đã làm rút ngắn lại thời gian thành thục và phát triển của tôm nuôi, ngoài ra trong thời giai nuôi nguồn nước cấp thường thiếu do vậy việc trao đổi nước khó khăn nên các vật chất hữu cơ và vô cơ bồi lắng trong ao và lượng thức ăn dư thừa cùng các sản phẩm bài tiết của tôm ít được trao đổi ra ngoài vì thế chất lượng không thật sự đảm bảo tốt cho sự tăng trưởng của tôm nuôi. Từ kết quả trên, có thể thấy rằng mô hình nuôi tôm lúa luân canh vào mùa nghịch cũng đã góp phần giúp cho người nông dân khai thác hết diện tích đất, loại hình thủy vực, vào các thời điểm khác nhau, đồng thời cũng giúp cho người dân tăng thêm thu nhập và lợi nhuận cao hơn từ một mô hình canh tác trên cùng một đơn vị diện tích.

        Bảng 4.1: Các yếu tố thủy lý trong hệ thống nuôi tôm trong ruộng lúa  Chỉ tiêu
        Bảng 4.1: Các yếu tố thủy lý trong hệ thống nuôi tôm trong ruộng lúa Chỉ tiêu

        Đề xuất

        Nhìn chung trọng lượng trung bình của tôm nuôi ở các ruộng là khá cao và đạt cao nhất là tôm nuôi ở ruộng 3. Nhìn chung lợi nhuận mang lại từ các ruộng vẫn đem lại thu nhập khá cao cho người nuôi và cho thấy hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa khô cũng khá cao. Từ đó cho thấy, nếu áp dụng đầy đủ các giải pháp kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi đặc biệt là giai đoạn ương giống thật tốt và thu tỉa tôm mang trứng vào hệ thống nuôi tôm vào mùa nghịch tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp thì hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại rất cao.

        STT Tháng

        Tăng trưởng của tôm nuôi ở các ruộng qua các tháng Phụ lục C.1: Tốc độ tăng trưởng của tôm ở ruộng 1 qua các tháng. Phụ lục D, Tăng trọng trung bình của tôm qua các tháng Phụ lục D,1: Tăng trưởng của tôm nuôi qua các tháng. Phụ lục E, Chi phí hoạt động của từng ruộng Phụ lục E,1: Tổng chi phí hoạt động của ruộng 1.