Đặc điểm và thực trạng hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

MỤC LỤC

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT – NGA VINAFCO

Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty, vì thế việc hạch toán đúng, đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất sản phẩm và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu ở Công ty bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính và phụ mà Công ty đã sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. Do nguyên vật liệu có giá trị lớn nên trước khi mua, Công ty phải tính toán kỹ càng lượng nguyên vật liệu cần dùng, lượng nguyên vật liệu dự trữ cho hợp lý, tránh để dư thừa quá nhiều gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Nguyên vật liệu mua về được tính theo giá thực tế bao gồm chi phí thu mua, vận chuyển bốc dỡ và giá thực tế của nguyên vật liệu, bao gồm cả thuế nhập khẩu. Việc xuất nguyên vật liệu tại Công ty thực hiện theo cách thức là xuất cho ca sản xuất ở phân xưởng theo khả năng làm việc của từng ca dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được tính. Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty áp dụng phương pháp hạch toán trực tiếp chi phí cho từng phân xưởng, theo định mức phân bổ, để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chứng từ, sổ sách sử dụng: Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Sổ chi tiết tài khoản 621, Sổ cái tài khoản 621, các Phiếu kế toán và các chứng từ mệnh lệnh khác. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do Phòng Kỹ thuật lập, tổ trưởng các ca viết Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư.

Phiếu này phải có sự phê duyệt và chữ ký của Quản đốc phân xưởng và được lập thành ba liên: một liên để phân xưởng lưu, một liên giao cho thủ kho, một liên chuyển cho Phòng Kế toán. Khi viết Phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng nguyên vật liệu xuất dùng, còn đơn giá và thành tiền sẽ được tính vào cuối kỳ (do Công ty tính giá xuất vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ). Từ Phiếu xuất kho, thủ kho vào Thẻ kho, kế toán kiểm tra và nhập Phiếu xuất kho vào máy, máy tính sẽ tự cập nhật số liệu vào Sổ chi tiết.

Trên cơ sở Sổ chi tiết nguyên vật liệu, máy tính sẽ tính ra được đơn giá xuất nguyên vật liệu theo cách tính giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. • Ví dụ về việc tính giá xuất một loại nguyên vật liệu tại Công ty Tính giá xuất dùng phôi thép D50 trong tháng 12/2007. Ở Công ty, việc tính toán này được máy tính thực hiện vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp số liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ phôi thép D50 từ Bảng kê tính giá vật tư lập cho phôi thép D50.

Trích) BẢNG KÊ TÍNH GIÁ VẬT TƯ

CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT – NGA VINAFCO Cụm Công nghiệp Quất Động, Thường Tín, Hà Tây.

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở Công ty gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất (BHXH, BHYT, KPCĐ) và được tập hợp vào TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Việc trả lương cho công nhân trực tiếp ở Công ty thanh toán theo sản phẩm. Trước hết, bộ phận lao động tiền lương của phòng kế toán căn cứ vào định mức chi phí về nhân công, đơn giá đã được duyệt trong kế hoạch tài chính đầu năm và giao xuống cho phân xưởng.

Tiền lương CNSX = Số lượng sản phẩm x Đơn gía tính theo sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn tiền lương.

PHIẾU TIỀN LƯƠNG KHOÁN SẢN PHẨM

Tổng tiền thanh toán (1)+(2): 1.736.640 đồng

Theo phiếu tiền lương khoán sản phẩm của tổ cán A, Phân xưởng I, loại sản phẩm thép Φ12 hoàn thành là 14.472kg. Để tính lương cho bộ phận CNSX, hàng tháng xưởng trưởng sẽ tiến hành bình công theo bảng chấm công của từng người trong phân xưởng mình để xác định số công nhân của mỗi ngày trong phân xưởng. Dựa vào định mức lương sản phẩm và số lượng sản phẩm thực tế của phân xưởng theo phiếu tiền lương khoán sản phẩm, kế toán xác định được tổng lượng sản phẩm của mỗi loại thành phẩm và tiền lương cho CNSX.

Sau đó dựa vào tổng tiền lương và tổng số công của cả phân xưởng để tính ra đơn giá tiền lương cho mỗi công. Kế toán căn cứ vào Bảng chấm công (đã được xưởng trưởng, tổ trưởng của các tổ bình bầu nhân hệ số với những người làm tốt tính ra công), đánh giá tiền lương cho 1 công và số công của từng người để tính ra số tiền lương phải trả cho từng người trong một tháng. Cuối tháng căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán chia lương sản phẩm, lập Bảng thanh toán tiền lương theo Bảng chấm công của các tổ, đưa lên Kế toán tổng hợp lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.

Trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế ở từng tổ, phân xưởng theo phiếu tiền lương khoán sản phẩm. Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí có tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Trong khoản mục này bao gồm nhiều chi phí không có tính xác định cụ thể hay nói cách khác không thể hiện kết quả cụ thể sau khi đã chi, nên đây là một khoản mục chi phí rất khó quản lý cũng dễ bị thất thoát.

Vì vậy việc quản lý tốt, thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất chung, là góp phần không nhỏ trong công tác hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. + Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương; BHXH, BHYT nhân viên phân xưởng, quản lý phân xưởng; tiền ăn ca, độc hại…. + Chi phí công cụ dụng cụ + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền.

Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, Công ty TNHH THÉP VIỆT – NGA VINAFCO sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Chi phí có thể phân bổ trực tiếp cho các bộ phận sản xuất bao gồm: Chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài. Các loại chi phí sản xuất chung này phân bổ cho từng phân xưởng theo sản lượng sản xuất thực tế trong tháng của phân xưởng đó.

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 12/2007
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 12/2007