MỤC LỤC
- Đánh giá điều chỉnh: Đánh giá trong quá trình dạy và học (kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút.) giúp cho GV biết mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng trong từng bài, từng chương, từng phần nội dung để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy của thầy hoặc học của trò. Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu nhằm thu được những thông tin phản hồi giúp GV điều chỉnh để đạt hiệu quả tối ưu. b) Nội dung của đánh giá theo các mức độ: Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. c) Phạm vi đánh giá: Mở rộng đến việc đánh giá kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cả về lý thuyết và thực hành. Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS trong đó HS tự đánh giá bản thân mình, nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra được sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới.
Độ phân biệt (discrimination – DI) của các câu hỏi dùng để đo khả năng phân biệt rừ kết quả làm bài của cỏc nhúm thớ sinh cú năng lực khỏc nhau, tức là khả năng phân biệt được năng lực nhóm HS giỏi và nhóm HS kém. Một câu được gọi là có độ phân biệt nếu nhóm thí sinh đạt điểm cao có xu hướng làm tốt câu hỏi đó hơn so với các thí sinh đạt điểm thấp. Công thức tính độ phân biệt được các tác giả đề xuất như sau:. Dựa vào tổng điểm thô của HS, ta tách ra một nhóm giỏi bao gồm 27% HS đạt điểm cao từ trên xuống và nhóm kém bao gồm 27% HS đạt điểm kém từ dưới lên, công thức tính độ phân biệt là:. Theo Ebel thì những câu hỏi có DI > 0,3 đối với các bài thi trắc nghiệm trong lớp học là các câu hỏi có độ phân biệt tốt [96]. Theo Dương Thiệu Tống có thể lấy nhóm giỏi và kém từ 25% đến 35% tổng số HS tham gia làm bài tùy trường hợp để chọn nhóm giỏi và nhóm kém. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm. Độ tin cậy là tính nhất quán giữa các lần đo khác nhau và tính ổn định của dữ liệu thu được. Độ tin cậy là khái niệm cho biết bài trắc nghiệm đo điều cần đo và đáng tin cậy đến mức nào. Độ tin cậy có thể được xem như là một số đo về sự sai khác giữa điểm số quan sát được và điểm số thực. Điểm số quan sát được là điểm số mà HS trên thực tế đã có được, còn điểm số thực là điểm số lý thuyết mà HS đó sẽ phải có, nếu không mắc phải những sai số trong đo lường [63]. a) Xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm. Trong kỹ thuật trắc nghiệm có nhiều phương pháp xác định độ tin cậy như:. + Kiểm tra nhiều lần: Cùng một nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra hai hoặc nhiều lần vào các khoảng thời gian khác nhau, nếu dữ liệu đáng tin cậy, điểm số của các bài kiểm tra có sự tương đồng hoặc tương quan cao. + Sử dụng các dạng đề tương đương: Cùng một bài kiểm tra nhưng được tạo ra hai dạng đề khác nhau. Cùng một nhóm sẽ thực hiện cả hai bài kiểm tra trong một thời. Tính độ tương quan điểm số của hai bài kiểm tra để xác định tính nhất quán của hai dạng đề. + Chia đôi dữ liệu: Phương pháp này sử dụng công thức trên phần mềm Excel để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu. Mỗi phương pháp trên đều có một công thức tính toán riêng biệt, có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Có thể xác định độ tin cậy dựa vào mức độ thuần nhất của câu trắc nghiệm và mối quan hệ nội tại của các câu trong bài trắc nghiệm. Phương pháp này được các tác giả Kuder và Richarson đề nghị năm 1937 và được phổ biến rộng rãi trong hầu hết các sách giáo khoa về trắc nghiệm trên thế giới. Các tác giả này chứng minh rằng đối với các bài trắc nghiệm thuần nhất về mặt nội dung thì có mối quan hệ toán học rất gần gũi giữa mức độ khó của câu trắc nghiệm với độ tin cậy của bài trắc nghiệm. - p: tỉ lệ trường hợp trả lời đúng cho một câu. - δ 2: phương sai của tổng điểm mọi thí sinh đối với cả đề trắc nghiệm. Công thức KR-20 hơi khó áp dụng vì đòi hỏi phải biết độ khó của câu trắc nghiệm. Nếu độ khó của các câu nhiều lựa chọn của bài trắc nghiệm gần bằng nhau thì độ tin cậy được tính theo công thức KR-21 như sau:. - M là điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể. - δ 2là phương sai bài trắc nghiệm, là biến lượng của điểm số các bài kiểm tra. b) Xác định độ tin cậy tổng thể của bộ câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Một tác dụng hết sức quan trọng của các kì thi đại trà bằng trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa là những thông tin thu được qua việc phân tích thống kê toàn bộ bài làm của HS qua các kì thi là những số liệu hết sức quý báu để đánh giá định lượng về tình hình giáo dục của từng khu vực, cộng đồng, từng nhóm thí sinh và đánh giá xu thế phát triển của chất lượng giáo dục theo thời gian.
Lý thuyết IRT không chỉ áp dụng để thiết kế các đề thi trắc nghiệm đo được chính xác năng lực của thí sinh, mà còn có thể áp dụng để nâng cao độ chính xác của các điều tra tâm lý, dự báo xã hội, do đó nó trở thành một công cụ để thiết kế các phép đo lường quan trọng của khoa học xã hội nói chung. Trong quá trình ước lượng tham số câu hỏi theo IRT, phần mềm cũng tính các tham số độ khó, độ phân biệt theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, và cung cấp dưới dạng bảng đối với từng câu hỏi của đề trắc nghiệm để người sử dụng có thể đánh giá trực quan đặc điểm và chất lượng của từng câu hỏi.
Từ thực trạng về biên soạn bài tập TNKQ ở trường phổ thông, nếu có nhiều hơn những tư liệu nghiên cứu về phương pháp biên soạn câu TNKQ thì sẽ giúp GV chủ động hơn trong việc ra đề TNKQ, khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo của họ, ngân hàng câu trắc nghiệm sẽ ngày càng đa dạng, phong phú và có chất lượng. Nhiều câu trắc nghiệm được xây dựng một cách tuỳ tiện, thường gặp khi tác giả chuyển đổi một bài tập ở dạng tự luận sang trắc nghiệm nhưng chỉ quan tâm tới phương án đúng mà thiếu đầu tư cho các phương án nhiễu, phương án đúng còn giải theo phương pháp thông thường, mất nhiều thời gian.
Từ nét đặc thù trong việc nghiên cứu các chất hữu cơ, quá trình hóa học sẽ tạo điều kiện phát triển tư duy khái quát, phương pháp nghiên cứu, học tập hóa học hữu cơ, việc nghiên cứu các chất hữu cơ từ dạng tổng quát, công thức tổng quát cho từng loại, viết phương trình hóa học (PTHH) ở dạng tổng quát. - Nghiên cứu các loại chất hữu cơ (hiđrocacbon, dẫn xuất hiđrocacbon, hợp chất polime) trờn cơ sở nghiờn cứu một chất cụ thể nhằm làm rừ cấu tạo phõn tử (thành phần – dạng liên kết), tính chất hóa học đặc trưng của dãy đồng đẳng thuộc các loại hợp chất hữu cơ cụ thể.
- Mối liên quan chuyển hóa giữa các loại chất hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp. Kiến thức về ứng dụng thực tiễn và phương pháp điều chế các loại hợp chất hữu cơ cơ bản. Kiến thức và kĩ năng hóa học, phương pháp giải các dạng BTHH hữu cơ. Hệ thống kiến thức hóa hữu cơ được trình bày theo dãy đồng đẳng về các loại chất. Sự nghiên cứu kĩ một chất điển hình có ứng dụng nhiều trong thực tế, trên cơ sở các kiến thức này đủ để HS hiểu được cấu tạo, tính chất đặc trưng của các chất trong dãy đồng đẳng. Các loại chất hữu cơ được sắp xếp theo một hệ thống logic từ loại chất đơn giản cả về thành phần cấu tạo phân tử đến những chất phức tạp phù hợp với sự tiếp thu của HS và theo tiến trình phát triển về mối liên quan định tính giữa các loạt chất hữu cơ. Như vậy, phần hóa học hữu cơ ở trường THPT đã chú trọng nghiên cứu các chất hữu cơ một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện trên cơ sở lý thuyết chủ đạo của chương trình, mang tính kế thừa, phát triển và hoàn thiện nội dung đã được nghiên cứu ở THCS. Yêu cầu và quy trình biên soạn một bài trắc nghiệm khách quan. Giai đoạn chuẩn bị. a) Xỏc định mục tiờu kiểm tra – đỏnh giỏ rừ ràng. Cần phõn chia nội dung chương trình thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó để phân bố trọng số. Các mục tiêu phải được phát biểu dưới dạng những điều có thể quan sát được, đo được để đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được của kiến thức, kĩ năng. b) Tiến hành lập bảng đặc trưng bằng cách dùng ma trận hai chiều để phân bố câu hỏi theo trọng số của nội dung và mục tiêu cần kiểm tra. Phân loại từng câu trắc nghiệm theo 2 chiều cơ bản: Một chiều là chiều các nội dung quy định trong chương trình và chiều kia là chiều các mục tiêu dạy học hay các yêu cầu kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS… cần đạt được. Sau đó phải kiểm tra lại các nội dung hay các mục tiêu của câu hỏi. Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi loại nội dung. c) Tùy theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học mà chúng ta chọn loại câu, như câu có nội dung định tính, định lượng, câu có nội dung hiểu, biết, vận dụng… Cần chọn ra những câu có mức độ khó phù hợp với yêu cầu đánh giá và trình độ nhận thức của HS. d) GV phải chuẩn bị đủ tư liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo để có kiến thức chuyên môn vững chắc, nắm vững nội dung chương trình, nắm chắc kỹ thuật biên soạn câu trắc nghiệm. – Trước khi loại bỏ một câu bằng phương pháp phân tích thống kê, phải kiểm tra lại câu hỏi cẩn thận, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chuyên gia vì đôi khi câu hỏi đó cần kiểm tra – đánh giá một mục tiêu quan trọng nào đó mà chỉ số thống kê không thật sự buộc phải tuân thủ để loại bỏ câu hỏi đó.
Chúng ta có thể biên soạn các câu trắc nghiệm để kiểm tra các kiến thức lý thuyết hóa học (cấu tạo, danh pháp, tính chất, phương pháp điều chế, các định luật, quy tắc, nguyên lí..) ở các mức độ biết, hiểu và khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay cả khả năng phán đoán cao hơn. Phương án (B) dựa vào sai lầm của HS là không phân biệt được phản ứng trên là phản ứng thế hay phản ứng cộng. Nếu HS không hiểu bản chất của phản ứng trên, nguyên nhân của tính chất đó, thì sẽ băn khoăn trước các phương án nhiễu trên. Biên soạn phương án nhiễu dựa trên những sai lầm trong giải bài toán hóa học. Trong quá trình giải bài TNKQ dạng toán hóa học, HS phải vận dụng những kiến thức lý thuyết hóa học liên quan; kĩ năng tính toán để tìm ra đáp án. Những sai sót mà HS có thể mắc phải trong quá trình giải là rất đa dạng, nhưng trong đó có những sai sót thuộc loại “có hệ thống” mà nhiều HS thường mắc phải. Những sai sót đó GV phải dự đoán trước được để từ đó xây dựng các phương án nhiễu. Để tìm ra được các lỗi mà HS thường mắc phải, trước hết người biên soạn phải giải bài toán để tìm đáp án đúng, sau đó phân tích những điểm mấu chốt về mặt kiến thức hay kĩ năng giải toán mà HS có thể nhầm lẫn, sai sót, lần theo các sai lầm đó để đi đến các kết quả sai, các kết quả đó chính là các phương án nhiễu. Dưới đây là một số kiểu sai lầm thường gặp của HS trong giải bài tập trắc nghiệm toán hóa. a) Sai lầm liên quan đến kiến thức lý thuyết. Các bài toán hóa học bao giờ cũng có 2 phần đó là phần kiến thức lý thuyết hóa học và phần toán học. Chúng ta có thể xây dựng các câu nhiễu đối với câu trắc nghiệm dạng bài toán hóa học dựa trên những sai lầm, những lỗ hổng về kiến thức lý thuyết của HS. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là. Với bài toán này ta giải như sau:. Đáp án đúng là C. Một số HS giải như sau:. Sai lầm của các em ở đây về kiến thức lý thuyết là cho rằng HCHO chỉ oxi hoá một lần như các anđehit khác :. Một số em cho rằng tỷ lệ phản ứng của HCHO và HCOOH với dung dịch AgNO3/NH3 là 1:1. Vậy các phương án A, B, D là các phương án nhiễu. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là. Với bài tập này ta giải như sau:. Ở bài này trong quá trình giải HS có thể nhầm lẫn ở các tình huống sau:. Như vậy, các phương án A, B, C là các phương án nhiễu. b) Sai lầm liên quan đến kĩ năng giải toán.
Bài học nghiên cứu tài liệu mới thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, truyền thụ nội dung kiến thức mới về khái niệm, định luật, tính chất lí hóa của các chất.. Có thể sử dụng bài tập TNKQ trong tiết nghiên cứu tài liệu mới để kiểm tra bài cũ, hình thành khái niệm, củng cố và khắc sâu kiến thức. Đặc biệt với dạng bài TNKQ phối hợp với tự luận, có thể sử dụng để hình thành và khắc sâu một số khái niệm, khắc sâu kiến thức. a) Sử dụng bài tập TNKQ để hình thành khái niệm mới. Trong tiết GV có thể cho HS nghiên cứu sách giáo khoa, sau đó phát phiếu học tập cho HS yêu cầu các em làm một số bài tập TNKQ trong phiếu học tập, HS sẽ trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. Những bài tập này sẽ kích thích nhu cầu tìm tòi, gây hứng thú nhận thức đối với HS qua đó rèn luyện tư duy tích cực, tự lực, sáng tạo, kĩ năng tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức. Khi trả lời các câu hỏi này HS sẽ hình dung và nắm chắc được các khái niệm, định nghĩa cũng như nắm được phương pháp giải bài tập. b) Sử dụng bài tập TNKQ khi củng cố kiến thức. Sau khi truyền thụ kiến thức mới, GV có thể củng cố kiến thức cho HS bằng việc sử dụng các bài tập TNKQ như sau: GV phát phiếu học tập cho HS yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hoàn thành các bài tập TNKQ trong phiếu học tập. Để hoàn thành các bài tập này, HS không chỉ phải tái hiện kiến thức, hiểu bài mà còn phải biết vận dụng các kiến thức vừa được học và có kĩ năng giải bài tập. Thông qua việc làm các bài tập TNKQ, kiến thức của các em sẽ được củng cố và phát triển. Sử dụng bài tập TNKQ để hoàn thiện kiến thức. Đối với các kiểu bài này cần tăng cường các bài TNKQ ở mức độ vận dụng, những bài tập này không chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức mà còn bắt HS phải vận dụng, biết phân tích, tổng hợp, phối hợp các kiến thức một cách nhuần nhuyễn. Sử dụng bài tập TNKQ trong giờ ôn tập, luyện tập. Có thể sử dụng bài tập TNKQ trong giờ ôn tập, luyện tập với mục đích củng cố, phát triển các kiến thức mà HS đã được học. Có thể sử dụng bài tập TNKQ theo các hình thức:. - Cho HS làm bài tập TNKQ để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của HS, sau đó GV sẽ nhận xét và phân tích các phương án mà HS đã chọn. - Sử dụng bài tập TNKQ phối hợp với tự luận, cho HS làm các bài tập này, yêu cầu HS phải nêu lý do vì sao lại chọn phương án đó. GV nhận xét các phương án chọn của HS, phân tích những điểm đúng, sai trong cách suy luận của HS để chọn phương án của mình. Thông qua đó có thể cho HS thấy được những sai lầm, những lỗ hổng kiến thức của mình, giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức. Sử dụng bài tập TNKQ trong giờ thực hành. Với các giờ thực hành, GV có thể sử dụng các bài tập TNKQ về thực hành hóa học để củng cố kiến thức, hình thành các kĩ năng thực hành hóa học cho HS. Có thể sử dụng các bài tập để hình thành kĩ năng thực hành bằng các bài tập TNKQ như trình bày ở phần 2.4.3. Sử dụng bài tập TNKQ phối hợp với tự luận trong dạy học. Mặt hạn chế và cũng có thể coi là nhược điểm của bài tập trắc nghiệm là không đánh giá được khả năng tư duy đúng của HS. Nó chỉ cho biết “kết quả” suy nghĩ của HS mà không cho biết HS đã suy nghĩ, tư duy như thế nào để chọn được câu trả lời đúng. Có thể có câu trả lời HS chọn đúng do đoán mò. Để khắc phục mặt nhược điểm trên của bài tập trắc nghiệm, chúng ta có thể sử dụng dạng bài tập TNKQ phối hợp với tự luận. Đây là câu trắc nghiệm có kèm theo yêu cầu giải thích sự lựa chọn của mình một cách thật ngắn gọn, chỉ dùng vài từ hay một câu ngắn gọn hoặc cho thí dụ. Sau đây là một số dạng câu TNKQ phối. hợp với tự luận có thể sử dụng trong các bài truyền thụ kiến thức mới và hoàn thiện kiến thức. a) Sử dụng phối hợp câu trắc nghiệm đúng - sai với tự luận. Đối với câu trắc nghiệm đúng sai chúng ta có thể thêm câu hỏi “Vì sao ?”. Các câu sau đây đúng hay sai? Vì sao?. 1– Hiđrocacbon no chỉ tham gia phản ứng thế, không tham gia phản ứng cộng. 2– Từ glucozơ có thể điều chế axit acrylic bằng 2 phản ứng. 4– Không thể dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt các dung dịch: axit fomic, natri fomat, metyl fomat, glucozơ, fructozơ. Đúng, vì tất cả đều có phản ứng tráng bạc. b) Sử dụng phối hợp câu TNKQ nhiều lựa chọn với tự luận. Để có được năng lực, người học phải vận dụng tích hợp những điều đã biết, đã học (kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, thái độ, niềm tin..). Kĩ năng là khả năng của con người biết sử dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức của mình trong hoạt động lý thuyết cũng như thực tiễn. bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức và dựa trên kiến thức, kĩ năng chính là kiến thức trong hành động. Như vậy, kĩ năng là khả năng thực hiện một cách hợp lí những hành động trí tuệ và hành động chân tay trong những tình huống đã được thay đổi. Dấu hiệu đặc trưng của kĩ năng là nhận thức đầy đủ về mục đích hoạt động và biết lựa chọn con đường ngắn nhất, đúng nhất để thực hiện. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, việc dạy học hóa học ở trường phổ thông trước hết cần hình thành cho HS các kĩ năng như quan sát, kĩ năng làm việc, kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Để rèn luyện kĩ năng quan sát, chúng ta có thể sử dụng các bài tập TNKQ có sử dụng hình vẽ, đồ thị, sơ đồ. Kĩ năng thực hành hoá học bao gồm các kĩ năng thí nghiệm và kĩ năng ứng dụng hoá học trong thực tiễn. Việc rèn luyện các kĩ năng này cho HS phổ thông là cần thiết trong dạy học hoá học và có thể tiến hành theo hai cách sau đây :. – Tăng cường số lượng và chất lượng các giờ thực hành hoá học. – Thiết kế và sử dụng thường xuyên các bài tập hoá học thực nghiệm có tác dụng rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học. Cách thứ nhất phụ thuộc nhiều đến kinh phí, chủ trương, cơ chế quản lí thuộc tầm vĩ mô, đòi hỏi phải có thời gian, khó khăn khi thực hiện. Trong khi đó, cách thứ hai chỉ phụ thuộc vào khả năng và ý thức nghề nghiệp của mỗi GV nên tính khả thi cao. Chúng ta có thể xây dựng các câu trắc nghiệm để kiểm tra một số kĩ năng như quan sát, thực hành hoá học của HS phổ thông sử dụng trong các bài thực hành, luyện tập, ôn tập. Kĩ năng quan sát thí nghiệm, nhận biết các hiện tượng. Kĩ năng quan sát sự thay đổi nồng độ, màu sắc, mùi vị, âm thanh, phát sáng, toả nhiệt, tạo chất kết tủa, chất dễ bay hơi, chất khí, .. Khi nhỏ dung dịch Iot trong KI vào dung dịch hồ tinh bột thì sản phẩm có màu xanh của. đơn chất iot. hỗn hợp của iot và tinh bột. hỗn hợp của KI và tinh bột. hợp chất của iot và tinh bột. Có thể phân biệt muối HCOONa với muối CH3COONa bằng cách cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối HCOONa có hiện tượng. chuyển thành màu đỏ. tạo ra một chất rắn có màu sáng trắng. thoát ra một khí có màu nâu đỏ. thoát ra một khí không màu, không mùi. Nhận xét: Đây là phản ứng tráng bạc vì trong phân tử HCOONa có nhóm -CHO. Để nhận biết ancol bằng phương pháp hóa học, thường dùng thuốc thử là Na kim loại vì Na phản ứng với ancol tạo ra. khí có màu nâu. dung dịch có màu vàng. kết tủa màu trắng. khí không màu và tạo hỗn hợp nổ với không khí. Nhận xét: Khí H2 tạo với không khí một hỗn hợp nổ. Kĩ năng thực hiện an toàn và khoa học các nội quy, quy tắc thí nghiệm. Làm việc với các dụng cụ thuỷ tinh dễ vỡ, làm việc với các chất hoá học độc hại, dễ cháy, dễ nổ, phát nhiệt, bảo quản hóa chất…. Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây?. Ngâm trong nước. Ngâm trong ancol etylic. Ngâm trong dầu hoả. Bảo quản trong bình khí amoniac. Nhận xét: Na là kim loại hoạt động mạnh có khả năng tham gia các phản ứng:. Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF được bảo quản trong bình bằng A. Nhận xét: Trong thành phần của thuỷ tinh và gốm có mặt SiO2 nên dễ bị HF ăn mòn theo phản ứng :. Bình làm bằng kim loại cũng dễ bị HF ăn mòn nên thường bảo quản trong bình bằng chất polime như nhựa PVC, nhựa PE, .. Kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Sử dụng đèn cồn, cặp gỗ, giá sắt, ống nghiệm, ống đong, bình tam giác, phễu chiết,…. Trong phòng thí nghiệm, khi dùng cặp gỗ để kẹp ống nghiệm, người ta thường kẹp ống nghiệm ở vị trí nào ?. Kẹp ở giữa ống nghiệm. Kẹp ở bất kì vị trí nào. Nhận xét: Kẹp ống nghiệm ở vị trí 1/3 từ trên xuống để quan sát khi làm thí nghiệm. Khi thực hiện phản ứng oxi hóa CH3CHO bằng dd AgNO3/NH3 trong ống nghiệm, tốt nhất nên dùng dụng cụ đun nóng nào sau đây?. Đun cách thủy. Nhận xét: Sử dụng bếp cách thủy để giữ nhiệt độ ổn định ở khoảng 700C. Kĩ năng làm việc với một số hoá chất thường gặp. Độ sạch của hoá chất tăng theo thứ tự nào sau đây ?. Loại công nghiệp, loại dược dụng, loại tinh khiết, loại tinh khiết phân tích. Loại công nghiệp, loại dược dụng, loại tinh khiết phân tích, loại tinh khiết. Loại dược dụng, loại công nghiệp, loại tinh khiết, loại tinh khiết phân tích. Loại tinh khiết, loại tinh khiết phân tích, loại dược dụng, loại công nghiệp. Nhận xét: Ngoài các loại thông thường trên còn có một số loại hoá chất được sản xuất cho những mục đích đặc biệt và có độ sạch rất cao, như tinh khiết quang phổ, tinh khiết bán dẫn… Cần chú ý rằng hoá chất càng tinh khiết thì giá thành càng cao, ví dụ loại tinh khiết phân tích thường đắt hơn loại tinh khiết khoảng 5 – 10 lần. Loại công nghiệp được coi là có hàm lượng tạp chất nhiều nhất. Để thu được CO2 tinh khiết, người ta cho CaCO3 phản ứng với chất nào sau đây ?. Nhận xét: H2SO4 không bay hơi nên CO2 thu được không lẫn hơi axit, C6H5OH không phản ứng. Kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản trong thực hành hoá học. Các kiến thức thực hành cơ bản như nghiền, trộn, hoà tan, đun nóng các chất trong ống nghiệm, chưng cất, kết tinh,…. Hãy chọn phương pháp thích hợp để tách các chất trong mỗi hỗn hợp sau:. Hỗn hợp cần tách Phương pháp thực hiện A) Cát và đất sét 1) Hoá lỏng rồi chưng cất phân đoạn B) Muối ăn và nước 2) Lọc.
+ Khẳng định hướng đi đúng đắn của đề tài nghiên cứu trên cơ sở lí luận và thực tiễn. + Kiểm nghiệm hiệu quả của việc sử dụng bài tập TNKQ mà đề tài đã đề xuất.
Mục đích thực nghiệm sư phạm. + Khẳng định hướng đi đúng đắn của đề tài nghiên cứu trên cơ sở lí luận và thực tiễn. + Kiểm nghiệm hiệu quả của việc sử dụng bài tập TNKQ mà đề tài đã đề xuất. + Kiểm nghiệm chất lượng của các bài tập TNKQ đã biên soạn. Chọn mẫu thực nghiệm. a) Trường thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại 15 trường THPT thuộc 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hải Phòng. Đó là các trường THPT Nguyễn Du – Hà Tĩnh, PTTH Lê Hữu Trác I – Hà Tĩnh, THPT Lê Hồng Phong - Hải Phòng, THPT Hà Huy Tập – Nghệ An, THPT Lê Lợi – Thanh Hóa, THPT chuyên Quảng Bình, THPT Minh Khai – Hà Tĩnh, THPT Triệu Sơn 1 - Thanh Hoá.
Chúng tôi đã tổ chức biên soạn đề kiểm tra TNKQ dựa trên hệ thống các bài tập đã xây dựng của luận án (phụ lục), số câu hỏi là 24 câu, các câu TNKQ trong đề kiểm tra được lựa chọn có tính minh họa cho các kỹ thuật biên soạn câu nhiễu đã đề xuất, thời gian kiểm tra 45 phút. Kết quả xử lý thống kê toán học điểm số các bài kiểm tra đánh giá hiệu quả của việc sử dụng TNKQ trong dạy học cho thấy điểm trung bình của các lớp thực nghiệm đều cao hơn các lớp đối chứng và sự khác biệt là có ý nghĩa cho thấy tính khoa học và hiệu quả thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.
Chúng tôi đã tiến hành TNSP và thu được kết quả xác nhận chất lượng của các câu TNKQ, đặc biệt là xác nhận tính hiệu nghiệm của các phương án nhiễu được xây dựng trên cơ sở các kỹ thuật đã đề ra. Bên cạnh đó việc sử dụng các câu TNKQ xây dựng trên cơ sở những sai lầm của HS trong quá trình dạy học cũng đã cho thấy tính hiệu quả thông qua các kết quả thực nghiệm.