Thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRề KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1. Khái niệm kế toán trách nhiệm

    Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên trong tổ chức, thông qua đó các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức. Như vậy, thực chất của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức chính là thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và thiết lập hệ thống các chỉ tiêu để có thể ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức.

    PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

      Mặt khác quyết định của nhà quản trị cấp cao chưa chắc đã tối ưu hơn nhà quản trị cấp tác nghiệp, bởi nhà quản trị tác nghiệp là người tiếp xúc trực tiếp với hoạt động kinh doanh, bằng khả năng quan sát và kinh nghiệm tích luỹ được họ có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và phù hợp hơn. Sự phân cấp quản lý tài chính còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập tương đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng nhanh khả năng ứng xử các tình huống để tăng tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tổ chức và tập dợt về kỹ năng quản lý khi được thăng tiến trong tổ chức.

      KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM

        Để đảm bảo mục tiêu dài hạn, nhà quản trị cấp cao phải xây dựng và truyền thông sứ mệnh, chiến lược của doanh nghiệp đến các bộ phận để tạo ra một sự định hướng, một sự thống nhất chung trong toàn bộ doanh nghiệp. Sự cạnh tranh này nếu được hướng dẫn đúng sẽ có thể thúc đẩy các bộ phận khác nhau không ngừng sáng tạo cải tiến phương pháp thực hiện công việc nâng cao năng suất hoạt động của trung tâm, điều này còn có ý nghĩa lớn hơn là tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp. Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của người quản lý trung tâm, người ta chia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

        Trong một doanh nghiệp, trung tâm chi phí thường được tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng như phân xưởng sản xuất, phân xưởng phục vụ, bộ phận mua hàng, các phòng ban quản lý.

        CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM

          Từ đó phân tích doanh thu của từng mặt hàng, doanh thu theo thị trường , doanh thu theo cửa hàng, doanh thu theo thời gian….để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu đưa ra các biện pháp nâng cao doanh thu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Để dẫn dắt thành viên của tổ chức cung cấp những đóng góp hữu ích cho tổ chức, nhà quản lý không phải chỉ căn cứ vào nhu cầu hoạt động của tổ chức, năng lực của cá nhân, sắp xếp vào những cương vị, giao cho họ những chức trách và nhiệm vụ khác nhau rồi kiểm soát hành vi của họ mà còn phải tạo ra một môi trường làm việc tốt để phát huy tính tích cực, sáng tạo trong điều hành, quản lý, thực hiện công việc. Ví dụ các chính sách của doanh nghiệp: Mức lương, môi trường làm việc, điều kiện bảo hộ lao động, quan hệ giữa người và người trong công việc… Những nhân tố duy trì này có tác dụng duy trì tính tích cực và tác dụng đối với công việc ở mức hiện trạng nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến sự không hài lòng đối với công việc.

          Ví dụ như cơ hội thực hiện công việc, niềm vui thành tích, được khen thưởng do thành tích tốt, sự hy vọng về sự phát triển trong tương lai,… Nếu việc xử lý các nhân tố khích lệ không thoả đáng thì hiệu quả bất lợi của nó không tạo ra tâm lý bất mãn với công việc.

          TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1. Khái niệm về hệ thống báo cáo trách nhiệm

            Báo cáo trách nhiệm là hệ thống báo cáo phản ánh kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm thông qua các chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong một khoảng thời gian nhất định theo kết quả thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và dự toán theo từng chỉ tiêu. Như vậy hệ thống báo cáo trách nhiệm là phương tiện để đánh giá thành quả từng trung tâm trách nhiệm, theo nhu cầu của phân cấp quản lý để cung cấp thông tin về hoạt động của các trung tâm trách nhiệm phục vụ cho cả việc điều hành của nhà quản trị trung tâm và quản lý kiểm soát hoạt động các trung tâm trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao (hay Giám đốc doanh nghiệp). Muốn sử dụng nguồn lực một cách đầy đủ, hữu hiệu thì phải nghiên cứu khả năng có được những nguồn lực đó về mặt khách quan và khả năng sử dụng nguồn lực về mặt chủ quan, tìm ra thế mạnh và điểm yếu của của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn lực nhằm chỉ đạo việc lựa chọn một cách chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.

            Mối quan hệ giữa các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Doanh nghiệp là một khối thống nhất của nhiều trung tâm riêng lẻ, các trung tâm trách nhiệm luôn có mối hệ mật thiết với nhau (đầu ra của trung tâm này là đầu vào của trung tâm kia), hoạt động của trung tâm này tác động đến hiệu quả hoạt động của trung tâm kia. Và để tập trung lực lượng toàn thể doanh nghiệp vào việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp và của trung tâm trách nhiệm cần phải thiết lập mục tiêu con phù hợp thống nhất với mục tiêu của doanh nghiệp để hình thành nên hệ thống mục tiêu, quán xuyến từ đầu chí cuối, lấy mục tiêu của doanh nghiệp làm trọng tâm. Tuy nhiên không phải bất cứ hoạt động hay yếu tố nào đều có thể đo lường cụ thể do đó phân tích thật sự là công cụ tích cực và hiệu quả cho hoạt động quả lý thì đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa những thông tin tài chính với thông tin phi tài chính và tất nhiên là cần một nhà phân tích có tài phán đoán và nhạy bén.

            Hình 1.1: Qui trình của hệ thống báo cáo trách nhiệm Chú thích :              Quan hệ chức năng
            Hình 1.1: Qui trình của hệ thống báo cáo trách nhiệm Chú thích : Quan hệ chức năng

            Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

            Khi quá trình kế toán đó được tổ chức lại một cách có hệ thống, hoàn chỉnh thì sẽ đảm bảo cung cấp cho nhà quản trị một lượng thông tin đầy đủ, có chất lượng, phục vụ tốt nhất cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. Việc sử dụng các dạng đồ thị, phương trình toán học có thể biểu thị mối tương quan rừ nột giữa cỏc thụng tin với nhau cũng như xu hướng biến thiờn của thông tin, hỗ trợ công tác phân tích và lập dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phục vụ cho yêu cầu quản trị, các báo cáo trách nhiệm phải thể hiện khả năng kiểm soát chi phí, đồng thời chi phí được phân loại thành chi phí bất biến và chi phí khả biến, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí xác định và chi phí cơ hội….

            Thông qua quá trình định lượng các thông tin kinh tế, đánh giá tình hình thực hiện ở từng bộ phận và trách nhiệm của nhà quản lý bộ phận, hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp các thông tin hữu ích theo nhu cầu cho từng nhà quản trị để ra quyết định một cách có hiệu quả.

            Hình 1.3: Mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán
            Hình 1.3: Mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán

            THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI

            KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI 1. Quá trình hình thành, phát triển

              Chiến lược phát triển của tập đoàn là xây dựng quy trình kinh doanh khép kín trên cơ sở liên kết dọc các ngành nghề như: sản xuất các loại đồ gỗ, chế tác đá granite, xưởng lắp ráp và thi công nhôm kính, có xí nghiệp xây lắp, xây dựng, kinh doanh bất động sản…nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế quản trị nội bộ Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về Báo cáo tài chính Công ty. Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty theo Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và HĐQT; Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

              Phòng kế toán tài chính thực hiện các công việc sau: Xây dựng và kiểm tra chế độ báo cáo tài chính kế toán toàn hệ thống; Thực hiện kế toán quản trị, kế toán tổng hợp; Thực hiện chức năng kế toán, thống kê phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, liên tục, có hệ thống các hoạt động tài chính, tiền vốn, tài sản, của Công ty và lập Báo cáo chi tiết hàng kỳ về báo cáo tài chính theo quy định của Công ty và pháp luật; Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo quy chế tài chính và quy định chi tiêu nội bộ của công ty.