MỤC LỤC
Sự quan tâm về trẻ mắc tật ngôn ngữ có một lịch sử lâu dài trong ngôn ngữ bệnh học và sự quan tâm này được hâm nóng trở lại sau Hội nghị Stanford về Chứng mất ngôn ngữ trẻ em trong những năm 1960. Những trẻ bị tật ngôn ngữ ban đầu hấp dẫn các nhà nghiên cứu lý thuyết là những trẻ có khó khăn học tập ngôn ngữ với sự suy giảm về cảm giác và thể chất, rối loạn cảm xúc nghiêm trọng, các yếu tố môi trường, hoặc tổn thương não. Sau hơn 40 năm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ đó, bây giờ được gọi là trẻ em suy giảm ngôn ngữ cụ thể (Specific Language Impairment), và có đặc điểm yếu kém trong việc nhận thức ngôn ngữ.
Tật ngôn ngữ (theo nghĩa hẹp) hay rối loạn ngôn ngữ (language disorders), suy giảm ngôn ngữ (language impairment/ language impaired), chậm ngôn ngữ (language delayed), suy giảm ngôn ngữ cục bộ/ cụ thể (specific language impairment) được Bloom (1988). Sử dụng ngôn ngữ đề cập tới lí do tại sao cá nhân nói và xây dựng cuộc đối thoại dựa trên những hiểu biết về đối tượng nghe và ngữ cảnh xung quanh” 10 [trang 17 ]. Khác định nghĩa trên là định nghĩa của ASHA, 1993 (American Speech-Language-Hearing Association) “Tật ngôn ngữ là một sự chậm trễ đáng kể trong việc sử dụng hoặc hiểu về ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.
Ngôn ngữ được xem xét ở các bình diện như hình thức ngôn ngữ (âm vị, cú pháp, và hình thái), nội dung hoặc ý nghĩa (ngữ nghĩa), cách sử dụng (ngữ dụng).”11. Như vậy, trẻ mắc tật ngôn ngữ sẽ khó khăn trong quá trình tiếp nhận (hiểu) ngôn ngữ hoặc/ và quá trình biểu đạt (sử dụng) ngôn ngữ ở một hoặc cả hai hình thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Như trên đã có dịp đề cập, ngôn ngữ tồn tại dưới hai hình thức là nói và viết (trong đó bao hàm cả khả năng đọc). Vài thập kỉ trở lại đây, ngôn ngữ viết trở thành một đối tượng nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và và bắt đầu được quan tâm sâu sắc ở Việt Nam. Giữa ngôn ngữ nói và khả năng đọc, viết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ nói được coi là yếu tố cơ bản để phát triển các kĩ năng viết và đọc. Nhận thức siêu ngôn ngữ là một vùng của ngôn ngữ lời nói, nó có mối liên quan mật thiết với nhận biết chữ viết. Nhận thức siêu ngôn ngữ là việc cú những kiến thức rừ ràng và khả năng hiểu cỏc khớa cạnh của hệ thống ngôn ngữ một cách độc lập cũng như nghĩa của những thông tin được truyền tải. Nhận thức âm vị học là một kỹ năng năng siêu ngôn ngữ bao gồm việc vận dụng những cấu trúc âm thanh của ngôn ngữ thông qua các nhiệm vụ như: vần điệu, sự kết hợp từ và phân chia từ, âm tiết, âm vị. Đặc biệt, khả năng điều khiển âm thanh của một trẻ ở một mức độ âm vị là khả năng phán đoán cao trong kỹ năng giải mã và đánh vần. Theo đó sự lĩnh hội kĩ năng mã hóa sẽ giúp cho khả năng nhận thức âm vị được nâng lên. Những khía cạnh khác của ngôn ngữ nói như khả năng hiểu từ và vốn từ có thể dự đoán được việc đọc hiểu của trẻ12 [trang 129]. Ngôn ngữ nói hỗ trợ cho đọc – viết và giữa ngôn ngữ nói với khả năng đọc viết sau nay và thành tích học tập có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Có một vài bằng chứng đã chứng minh sự liên kết này. Những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi mần non sẽ gặp nhiều vấn đề về đọc hơn những trẻ bình thường khác. Treatment resource manual for speech-language pathology. Delmar, a division of Thomson Learning, Inc. 2000; Stothard, Snowling, Bishop, chipchase & Kaplan, 1998.) Điều này có nghĩa là những trẻ đi học mà yếu về khả năng ngôn từ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc học đọc và học viết hơn so với trẻ cùng trang lứa.
2000; Stothard, Snowling, Bishop, chipchase & Kaplan, 1998.) Điều này có nghĩa là những trẻ đi học mà yếu về khả năng ngôn từ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc học đọc và học viết hơn so với trẻ cùng trang lứa. Trên thực tế, những vấn đề trong kĩ năng ngôn ngữ nói ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo sẽ dự đoán được khả năng đọc trong những năm đầu lớp tiểu học. Vì vậy, khó khăn trong đọc, viết là sự khó khăn kéo dài dai dẳng.
Với định nghĩa trên về tật lời nói cũng đã cho chúng ta hình dung một cỏch khỏ rừ nột về cỏc kiểu tật lời núi cũng như cỏc đặc trưng của chúng. Những dạng khó khăn vừa nêu trên, khi ở mức đáng kể và tương đối ổn định, sẽ gây tác động tiêu cực đến quá trình giao tiếp, học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Tật ngôn ngữ có một lịch sử nghiên cứu lâu dài với sự khởi đầu từ những nghiên cứu sâu về lời nói. Qua thời gian, sự nhìn nhận về tật ngôn ngữ không chỉ bó hẹp trong một khía cạnh biểu đạt về mặt âm thanh mà còn mở rộng phạm vi đối tượng nghiên cứu ở tầng sâu của ngôn ngữ với các dạng tồn tại phong phú cả về mặt hình thức, nội dung, ngữ dụng và giao tiếp ở cả phương diện nói và viết. Các mặt của ngôn ngữ được quan tâm sâu sắc không chỉ ở bằng góc nhìn vật lý với sự thiên vị về mặt âm thanh của ngôn ngữ mà còn có góc nhìn của tâm lý và giáo dục.
Đề tài của chúng tôi đã phản ánh được phần nào bức tranh đương đại về vấn đề tật ngôn ngữ. Tật ngôn ngữ theo nghĩa hẹp bao gồm những khó khăn trong khả năng biểu đạt và tiếp nhận về hình thức ngôn ngữ (gồm các khía cạnh ngữ âm – âm vị, cú pháp/ ngữ pháp), nội dung ngôn ngữ hay vấn đề ngữ nghĩa và chức năng ngôn ngữ hay vấn đề ngữ dụng. Tật lời nói tập trung chủ yếu vào các vấn đề về khả năng phát âm, giọng điệu và sự lưu loát của lời nói.
Tuy chưa thực sự sâu sắc nhưng đề tài của chúng tôi đã chỉ ra một số khái niệm cơ bản với những phân tích bước đầu về một số khái niệm này. Mặt khác, các nghiên cứu còn thiên về nghiên cứu lời nói mà chưa quan tâm hết các phương diện của ngôn ngữ và thiên về dạng thức nói mà chưa quan tâm nhiều đến dạng thức viết của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, vai trò của nhà nghiên cứu về tật ngôn ngữ, cũng như của các nhà xây dựng chương trình giáo dục về tật ngôn ngữ, đội ngũ giáo viên về sửa tật ngôn ngữ còn mỏng, cần được bồi dưỡng và nâng cao trình độ.
Khuyết tật ngôn ngữ hay rối loạn ngôn ngữ (language disorders), suy giảm ngôn ngữ (language impairment/. language impaired), chậm ngôn ngữ (language delayed), được Bloom (1988). L định nghĩa như sau: “Tật ngôn ngữ là kết quả của sự chậm trễ hoặc rối loạn sự phát triển về mặt hình thức, nội dung và việc sử dụng ngôn ngữ nói. Sử dụng ngôn ngữ đề cập tới lí do tại sao cá nhân nói và xây dựng cuộc đối thoại dựa trên những hiểu biết về đối tượng nghe và ngữ cảnh xung quanh” 18 [trang 17 ].
Ngôn ngữ được xem xét ở các bình diện như hình thức ngôn ngữ (âm vị, cú pháp, và hình thái), nội dung hoặc ý nghĩa (ngữ nghĩa), cách sử dụng (ngữ dụng).”19. Như vậy, trẻ mắc tật ngôn ngữ sẽ khó khăn trong quá trình tiếp nhận (hiểu) ngôn ngữ hoặc/ và quá trình biểu đạt (sử dụng) ngôn ngữ ở một hoặc nhiều bình diện của ngôn ngữ. Sự rối loạn này thể hiện rất rừ ở việc tổ chức và hình thành ngôn ngữ, bao gồm kĩ năng từ vựng yếu, khó khăn trong việc tìm từ, bỏ hoặc thiếu từ, kĩ năng kể chuyện nghèo nàn, khó khăn trong việc cung cấp thông tin, mắc các lỗi ngữ pháp.
Ngoài ra trẻ này còn hạn chế trong việc hiểu các câu nói bóng bẩy, nhiều hàm ý, câu gián tiếp hoặc các tín hiệu phi ngôn ngữ chẳng hạn như ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ. Trẻ rối loạn tổng hợp (vừa rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận vừa rối loạn ngôn ngữ biểu đạt) gặp rất nhiều khó khăn trong cả việc tạo sản và hiểu ngôn ngữ. Tật ngôn ngữ nguyên phát/ tật ngôn ngữ chính (primary language impairment) nghĩa là không bao gồm sự có mặt của các dạng khuyết tật khác mà đơn thuần chỉ có tật về ngôn ngữ.