Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Thuốc lá Thăng Long trong bối cảnh hội nhập

MỤC LỤC

Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty thuốc lá Thăng Long

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tương đối cao, mặt khác, trong cơ cấu hình thành tài sản, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, tỷ trọng các khoản nợ dài hạn có xu hướng giảm thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của Công ty. Sự sụt giảm của TSDH qua các năm cho thấy công ty đang khó khăn trong việc mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, đổi mới trang thiết bị.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG

Định hướng phát triển của Công ty thuốc lá Thăng Long 1. Cơ hội và thách thức

- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, từng bước nâng cao điều kiện làm việc và mức sống của người lao động. - Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, giáo dục cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, đội ngũ làm công tác tiêu thụ và thị trường năng động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, đội ngũ công nhân lành nghề có tác phong công nghiệp.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Công ty thuốc lá Thăng Long

Kiến nghị

Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty thuốc lá Thăng Long là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh hết sức khó khăn như hiện nay, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực tài chính. - Trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực tế, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính Công ty trong thời gian tới, góp phần vào việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

LỜI MỞ ĐẦU

    Ngoài ra, Carl March (2015) cũng đã đề cập đến năm rủi ro lớn nhất để quản lý hiệu quả tài sản như: không nắm được những thứ mà mình quản lý, không bảo trì thường xuyên, hoạt động không đúng, quản lý rủi ro không đúng, hệ thống quản lý tài khoản phụ được tối ưu hóa. - Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Công ty thuốc lá Thăng Long trong giai đoạn 2012 – 2014, chỉ số trung bình ngành thuốc lá thu thập từ các đơn vị sản xuất thuốc lá khác trong tổ hợp Tổng công ty thuốc lá Việt Nam.

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

    Tài sản của doanh nghiệp 1. Khái niệm về doanh nghiệp

    Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính, hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế. •Bất động sản đầu tư: Là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.

    Sơ đồ 1.1. Sự thay đổi hình thái của tài sản ngắn hạn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh
    Sơ đồ 1.1. Sự thay đổi hình thái của tài sản ngắn hạn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh

    Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 1. Quan điểm hiệu quả sử dụng tài sản

    Chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng thu hồi vốn thanh toán tiền hàng của công ty thông qua các khoản phải thu và doanh thu thuần bình quân một ngày, từ đó xác định hiệu quả các khoản phải thu cũng như chính sách tín dụng thực hiện đối với khách hàng của công ty. Vòng luân chuyển này càng nhanh thì hiệu quả do một đồng tài sản mang lại càng cao, vòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt, giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho thành hàng ứ đọng.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản

    Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình cụ thể như: tình hình biến động giá trên thị trường, quan hệ cung cầu trên thị trường về loại tài sản đó, xu hướng về tiến bộ kỹ thuật trong ngành… người quản lý đưa ra quyết định xử lý tài sản một cách chuẩn xác như điều chỉnh mức khấu hao hoặc phương pháp khấu hao, thanh lý, nhượng bán để đổi mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐ thông qua sửa chữa lớn…. Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

    THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG

    Giới thiệu chung về Công ty thuốc lá Thăng Long

    Trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách – từ việc sản xuất thuốc lá thủ công đến khi xây dựng được một nhà máy hiện đại, trở thành một doanh nghiệp đầu đàn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; có nhiều sự đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng công ty Thuốc lá Việt nam và sức mạnh nội lực của chính mình, Công ty đã đưa ra những giải pháp tích cực, chủ động trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch: Chiến lược đầu tư theo chiều sâu tiếp tục được thực hiện với phương châm: Đầu tư đúng hướng và có trọng điểm, đạt hiệu quả; phù hợp với nhu cầu thị trường và phương hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như trình độ quản lý của đơn vị; đầu tư đi đôi với việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, chế tạo thiết bị theo kế hoạch phục vụ tốt nhất yêu cầu sản xuất; Trong công tác nguyên liệu, công ty tiếp tục giữ vững chất lượng; Công tác quản lý chất lượng luôn là vấn đề sống còn và danh dự của doanh nghiệp nên trong xu thế hội nhập với kinh tế thế giới việc quản lý chất lượng phải được quốc tế hoá, phải đạt được những chuẩn mực nhất định và đáng tin cậy.

    Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty thuốc

    - Giám đốc: Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và trước pháp luật về hoạt động của Công ty. Qua việc phõn tớch này sẽ giỳp ta hiểu rừ hơn tỏc động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

    Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty Thuốc lá Thăng Long
    Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty Thuốc lá Thăng Long

    Tài sản ngắn

      Để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty qua 3 năm từ 2012 đến 2014, ta so sánh các chỉ tiêu trên với các công ty cùng trong ngành lĩnh vực sản xuất thuốc lá điếu là các đơn vị thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam bao gồm: công ty thuốc lá Sài Gòn, công ty thuốc lá Bắc Sơn, công ty thuốc lá Thanh Hóa, công ty thuốc lá Long An, công ty thuốc lá Cửu Long, công ty thuốc lá Đồng Tháp, công ty thuốc lá An Giang, công ty thuốc lá Bến Tre. Do lĩnh vực sản xuất thuốc lá nằm trong ngành nghề sản xuất độc hại nên nhiều công nhân nam khi đến 55 tuổi, nữ đến 50 tuổi, sức khỏe giảm sút do làm lâu năm trong sản xuất thuốc lá độc hại số lượng công nhân nghỉ hưu sớm là khá nhiều nên lớp trẻ kế cận thay thế chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, dẫn đến sử dụng máy móc chưa hiệu quả, làm tăng hao mòn và hỏng hóc cho thiết bị.

      Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản  tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
      Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty Thuốc lá Thăng Long

      GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG

      Định hướng phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long 1. Định hướng phát triển của ngành thuốc lá Việt Nam

      - Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị vượt năng suất thiết kế, nâng cao sản lượng sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao khả nâng cạnh tranh của sản phẩm. - Tăng cường tiếp thị, mở rộng thị phần, nâng cao thị phần ở các địa bàn có lợi nhuận cao.

      Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty thuốc lá Thăng Long

      Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và định hướng phát triển của Công ty, sau khi tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Thuốc lá Thăng Long, cũng như tìm hiểu tình hình sản xuất của các đơn vị thuốc lá điếu trong Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, tác giả nhận thấy việc đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ cuốn điếu với công suất 7000 điếu/phút, đóng bao 350 bao/phút, thiết bị mới 100%, sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu hoặc tương đương để thay thế cho dây chuyền hiện nay đã cũ (công suất cuốn điếu 2000÷2200 điếu/phút, đóng bao 120÷250 bao/phút chưa đồng bộ về thiết bị) là rất hợp lý. Để cụ thể hoá chiến lược trên trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, đầu tư mới dây chuyền chế biến sợi với công nghệ hiện đại công suất 6 tấn/h, thay đổi cơ cấu sản phẩm, và tìm hướng xuất khẩu thuốc lá ra thị trường thế giới (vẫn đảm bảo định mức sản xuất tiêu thụ nội địa theo hướng của ngành là 600 triệu bao/ năm); Tiếp thu và ứng dụng sáng tạo những tiến bộ khoa học, đầu tư thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phối chế, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng hương liệu nhằm tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, hình thức đẹp để củng cố Thương hiệu Thuốc lá Thăng Long;.

      Bảng 3.2. Chỉ tiêu thực hiện đề án phát triển của Công ty Thuốc lá Thăng Long Chỉ tiêu Dự kiến
      Bảng 3.2. Chỉ tiêu thực hiện đề án phát triển của Công ty Thuốc lá Thăng Long Chỉ tiêu Dự kiến