Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

  • Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn “ Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam” tác giả muốn đi sâu vào tập trung nghiên cứu về cấu trúc thị trường trái phiếu Việt Nam nhằm mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của thị trường trái phiếu, nêu lên vị trí, vai trò của thị trường trái phiếu, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, góp phần từng bước phát triển thị trường vốn và đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. - Đánh giá thực trạng phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam bao gồm 2 thị trường bộ phận: thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

    Điều kiện phát triển thị trường trái phiếu 1. Điều kiện vĩ mô

    Thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường chứng khoán nói riêng phát triển sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia thông qua: (i) Tạo sự tích lũy và vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế; (ii) Giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn không chỉ cho người đầu tư mà cả đối với những người đi vay để đầu tư; (iii) Tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ, tạo điều kiện phát triển thị trường trái phiếu ở tầm quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và để tạo lập một thị trường trái phiếu hoạt động có hiệu quả thì các cơ quan quản lý cần phải tập trung vào công tác quản lý và giám sát thị trường một cách chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời những hành vi trái pháp luật làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của thị trường nhằm đảm bảo cho các giao dịch diễn ra minh bạch và công bằng với tất cả các đối tượng tham gia thị trường.

    Phát triển thị trường trái phiếu của một số quốc gia trên Thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam

    Ở Hàn Quốc sau sự kiện khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, việc bùng nổ sử dụng trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty tín thác đầu tư và chính phủ nước này cũng đã có những thay đổi mang tính cách mạng trên thị trường trái phiếu Chính phủ để tạo chuẩn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp như: thủ tục phát hành mới (thiết lập hệ thống đầu giá mới thay thế cho hệ thống cũ), xóa bỏ thông lệ thỏa thuận thông tin về thời gian phát hành, tính đều đặn trong phát hành trái phiếu chính phủ thông qua việc phát hành đều đặn hàng tháng. -Thứ hai, để đảm bảo thị trường trái phiếu Hàn Quốc tập trung hoạt động một cách hiệu quả và đúng với vai trò chủ chốt của mình, là nơi phản ánh đúng thực trạng cung cầu về vốn của thị trường, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành các quy định giao dịch bắt buộc trên thị trường TPCP tập trung đối với các nhà đầu tư giao dịch chính thức trên thị trường.

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

    Lịch sử hình thành và phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam Thị trường trái phiếu đã thực sự được xác lập từ tháng 7/2000 khi trung

    + Đối với trái phiếu Chính phủ: Thông tư số 111/2015/TT-BTC đã quy định các nội dung cải tiến như: (i) Nâng cao một bước về quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên đấu thầu; (ii) Cho phép phát hành sản phẩm mới là trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ (zero – coupon bond); (iii) Hoàn thiện quy trình bảo lãnh và đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ (thời gian thông báo, thanh toán, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu) để rút ngắn thời gian đưa trái phiếu vào đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch;. Dưới sự chỉ đạo của Bộ tài chính, từ năm 2007, hệ thống KBNN đã triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển các kênh huy động vốn theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh nhằm huy động được khối lượng vốn lớn, tập trung, hạn chế các chi phí phát hành theo hình thức bán lẻ như tuyên truyền, quảng cáo, in ấn… Vì vậy, từ năm 2003 đến nay, phát hành trái phiếu Chính phủ bằng bán lẻ qua Kho bạc Nhà nước không còn là kênh huy động vốn chính, vì vậy khối lượng vốn huy động qua hình thức giảm dần. Bộ tài chính tiếp tục xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu một cách bền vững, thanh khoản cao, và từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành kênh huy động vốn quan trọng, an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế với mục tiêu cụ thể là tổng dư nợ thị trường trái phiếu đạt 38% GDP trong năm 2020, trong đó dư nợ thị trường TPCP đạt 22%GDP, thị trường trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đạt 8% GDP, thị trường trái phiếu chính quyền địa phương đạt 1%GDP và thị trường TPDN đạt 7% GDP.

    Sự tác động qua lại giữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ là rất hạn chế, điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trong những năm qua, thị trường Trái phiếu Chính phủ không phát huy được hết vai trò chủ đạo của mình, và thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn kém phát triển, kém thu hút nhà đầu tư, và các doanh nghiệp chưa coi việc phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn hữu hiệu cho doanh nghiệp.

    Bảng 2.1. Kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ năm 2010 - 2014
    Bảng 2.1. Kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ năm 2010 - 2014

    Đánh giá thực trạng phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam 1. Kết quả đạt được

    Về hệ thống thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ, từ năm 2012, theo quy định của Nghị định số 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 17/2012/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước, đã hình thành hệ thống thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản như khối lượng mua trái phiếu Chính phủ tối thiểu, cam kết yết giá chào mua chào bán. Đối với trái phiếu Chính phủ, Thông tư số 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương, ngày 28/12/2012 sẽ hướng dẫn chi tiết về các thành viên, tổ chức quản lý giao dịch và công bố thông tin về giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

    Bảng 2.15: Kết quả đấu thầu tại SGDCK Hà Nội năm 2015
    Bảng 2.15: Kết quả đấu thầu tại SGDCK Hà Nội năm 2015

    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

    Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020

    Tạo dựng nền tảng pháp lý thống nhất và chặt chẽ để thị trường trái phiếu vận động và phát triển, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, cũng như có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia. - Bên cạnh các quy định về phát hành TPDN đã thông thoán hơn cần có biện pháp kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập phương án phát hành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu vốn rất cao nhưng vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng phương án phát hành trái phiếu cũng như việc minh bạch các báo cáo tài chính.

    Giải phát phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 1. Giải pháp vĩ mô

    Hiện nay thị trường Việt Nam chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn chủ yếu là do chưa có cơ chế định giá theo thị trường một cách đáng tin cậy, lãi suất trái phiếu Chính phủ chưa hoàn toàn được hình thành trên các nguyên tắc thị trường theo quan hệ cung cầu mà vẫn có lãi suất chỉ đạo, khối lượng phát hành các trái phiếu Chính phủ còn hạn chế, chưa đa dạng về chủng loại, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ tuy đã được xây dựng theo quý và theo năm, nhưng việc công bố thông tin còn chậm… Điều này đã gây khó khăn cho các thành viên thị trường trong việc nghiên cứu, định giá để chủ động về nguồn vốn đầu tư vào các trái phiếu đó. Khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP được ra đời quy định thực hiện việc công bố thông tin trên 3 số báo liên tiếp của một tờ báo Trung ướng và một tờ báo địa phương nơi tổ chức phát hành đặt trụ sở đồng thời có thể sử dụng thêm các phương tiện khác như website, báo điện tử… Việc quy định như vậy dẫn đến thực tế các nhà đầu tư chỉ dễ dàng tìm thấy thông tin của tổ chức phát hành niêm yết, còn thông tin của những tổ chức phát hành riêng lẻ thì mờ mịt, đó là lý do khiến cho các trái phiếu doanh nghiệp được biết đến nhưng tính thanh khoản của trái phiếu không cao.

    Bảng 3.1. Tình hình hoàn thiện khung pháp lý của thị trường trái phiếu
    Bảng 3.1. Tình hình hoàn thiện khung pháp lý của thị trường trái phiếu