MỤC LỤC
Xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhu về cơ sở vật chất, về phương tiện dạy học và hoạt động, về nhận thức nên các HĐGDNGLL được tổ chức không thường xuyên, chưa đồng bộ, chưa đạt được mục tiêu giáo dục. Vì thế, hình thức tổ chức và công tác quản lí các HĐGDNGLL chưa được quan tâm, cũng như chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến hiệu quả các giờ HĐGDNGLL chưa cao.
Hầu hết cán bộ quản lí, giáo viên và các bộ phận làm công tác giáo dục coi đây là một hoạt động của Đội, với mục đích vui chơi giải trí là chính. Giáo viên chủ nhiệm thường dành tiết sinh hoạt lớp, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để dạy bài mới hoặc luyện tập các môn học.
-Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức và quản lí HĐGDNGLL của HT các trường Tiểu học trên địa bàn TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Phân tích các tài liệu, văn bản để tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ và vấn đề lý luận liên quan đén hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc điểm tâm lý, phương pháp giáo dục học sinh tiểu. Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xem xét, phân tích các biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở trường tiểu học, đảm bảo tính chân thực, khách quan của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra (An ket): Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi được sử dụng nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng tiểu học. - Phương pháp toạ đàm: Trao đổi với học sinh, giáo viên, phụ huynh để đánh giá nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh, đánh giá kết quả của những biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện; các hoạt động tuyên truyền cổ động về nội quy nhà trường, những quy định về pháp luật (như luật an toàn giao thông,..), những chính sách của Nhà nước (dân số, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội,..); các cuộc thi tìm hiểu về các sự kiện xã hội, chính trị, kinh tế,. Vì vậy, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung: Quản lý việc xây dựng ké hoạch hoạt động thường xuyên: tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể ( hoạt động diễn ra ở lớp như thế nào? vai trò của giáo viên chủ nhiệm ra sao?. thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản ra sao?..); quản lý việc chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm( lớp có tham gia hay không?. mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao?..); quản lý việc phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ Đoàn - Đội, cha mẹ HS, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức HĐGDNGLL cho HS; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong " Luật giáo dục" năm 2005 ghi rừ: " Mục tiờu của giỏo dục phổ thụng là giỳp học sinh phỏt triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tu cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điểm 1, Điều 27, tr 21). HĐGDNGLL đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức do đó đòi hỏi người tổ chức phải có những năng lực đặc trưng, đáp ứng yêu cầu hoạt động đó là năng lực tổ chức, năng lực nhận thức trên nhiều lĩnh vực, năng lực thu thập thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động sáng tạo luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động các thành viên tham gia hoạt động, có năng khiếu trên một số lĩnh vực nhất định.
HĐGDNGLL đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, song chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về cách thức tổ chức HĐGDNGLL cho HS lứa tuổi tiểu học - lứa tuổi mà nhân cách bị ảnh hưởng rất nhiều từ các hoạt động. Nhiệm vụ phỏt triển kinh tế - xó hội những năm tiếp theo chỉ rừ: thảnh phố tập trung cao cho công tác quản lý đô thị, triển khai thực hiện quy hoạch điều chỉnh thành phố đén năm 2020, định hướng đén năm 2030, phấn đấu đạt đô thị loại I và thành phố du lịch trước năm 2025, tạo ấn tượng tốt đẹp của du khách khi về tham quan thành phố Ninh Bình.
Sử dụng bộ phiếu khảo sát, dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, để khảo sát về mức độ nhận thức và thực trạng tổ chức và quản lí HĐGDNGLL cho CBQL, GY (Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn) các trường Tiểu học tại địa bàn Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình bằng cách xây dựng các phiếu khảo sát với những nội dung phù hợp. Nhiều trường có những cách làm độc đáo, sáng tạo, hiệu quả giáo dục cao, được sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ từ phía cha mẹ học sinh như: tận dụng các vật phế thải, hỏng cũ làm thành đồ trang trí, phát động học sinh đem cây xanh vào trồng tại lớp và tự tay mình chăm sóc, các sản phẩm do học sinh làm ra được trang trí tại lớp.
Ban giám hiệu rất ít khi dự giờ tiết HĐGDNGLL, tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, tổ chức bồi dưỡng kĩ năng tổ chức cho BTĐ, TPT, GV, HS hay tổ chức các tiết HĐGDNGLL mẫu để GV trao đổi kinh vì trên thực tế Phòng giáo dục và các trường tổ chức các ngày hội, các phong trào khá tốt nhưng chưa tổ chức được các tiết HĐGDNGLL mẫu để GV trao đổi kinh nghiệm. Đó là một mô hình dạy học mới đã được triển khai thực hiện từ năm học 2014- 2015 tại TP Ninh Bình với các bước thực hiện phát huy tối đa khả năng tự chủ, độc lập của HS; lớp học có Hội đồng tự quản với các Ban như Ban học tập, Ban Văn Thể Mỹ, Ban Trật tự, Ban thi đua..hỗ trợ GV trong mọi HĐ, GV hoàn toàn là cố vấn và chỉ giúp đỡ HS khi cần thiết.
Phòng học trang trí có các góc như góc cộng đồng, góc thư viện, góc sản phẩm của em, hộp thư vui, điều em muốn nói, sơ đồ Hội đồng tự quản, sơ đồ đường đến trường, 10 bước học tập. Hiện nay hầu như các trường đều có sĩ số HS đông, sân chật chội gây khó khăn cho việc tổ chức các HĐGDNGLL, đặc biệt là những hoạt động mang tính qui mô toàn trường.
Từ bảng 2.10 tác giả nhận thấy các trường đều có thành lập ban chỉ đạo HĐGDNGLL, xây dựng ké hoạch năm, tháng, tuần, ké hoạch tăng cường. Tuy nhiên, các ké hoạch thực sự chưa đỳng thể thức cũng như chưa cú chỉ tiờu rừ ràng, kế hoạch rất chung chung, nội dung sơ sài, các điều kiện để thực hiện chưa đảm bảo, đặc biệt chưa sát tình hình thực tế, chưa xỏc định rừ mục tiờu, những dự đoỏn và biện phỏp cụ thể cho từng giai đọạn, hoặc sao chép các trường bạn, do vậy, không khuyến khích được sự tham gia của GV và HS.
Việc chỉ đạo các bộ phận trong nhả trường tương đối tốt nhưng BGH, TTCM, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL ít khi dự giờ tiết HĐGDNGLL do không có sự chỉ đạo của cấp trên, do áp lực về thời gian, chỉ chú ữọng đến kết quả học tập nên chỉ dự giờ để đánh giá GV ở các môn văn hóa, hơn thế cũng chưa có mẫu giáo án bài dạy hay tiêu chuẩn đánh giá nào để Ban chỉ đạo làm căn cứ đánh giá. Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục, CMHS và Đội TNTPHCM cũng có khởi sắc nhưng hầu như các trường đều vận động CMHS đóng góp kinh phí là chính, chưa huy động lực lượng này tham gia vào khâu xây dựng ké hoạch, tham gia tổ chức thực hiện.