MỤC LỤC
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản còn 12,3%, CN- TTCN-XDCB tăng lên 63,7% và thương mại – dịch vụ chiếm 20,4% thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng. Việc chuyển đổi thành công hàng trăm ha ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, với giá trị sản xuất trên 1 ha đạt từ 60 triệu đến 100 triệu đồng, đã khẳng định Tiên Du không chỉ là nơi mở đầu mà còn là nơi thực hiện tốt nhất chủ trương chuyển dịch của tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 354,3 ha diện tích được chuyển đổi với trên 130 tràng trại được hình thành theo mô hình VAC tổng hợp khép kín, được đầu tư quy mô, sản xuất theo hướng hàng hoá cho thu nhập cao, hiệu quả kinh tế lớn đã làm đổi thay đời sống kinh tế của người nông dân nơi đây.
Tập trung vốn, điều kiện cần thiết khác đầu tư nhanh hạ tầng kỹ thuật tại các khu, cụm công nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ, cải cách thủ tục hành chính, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý để giảm tối đa chi phí, thời gian cho DN. Lim là trung tâm văn hóa quan họ, chùa Phật Tích là nơi truyền bá đạo Phật đầu tiên từ ấn Độ về Việt Nam, đồng thời là quê hương có truyền thống nho học và khoa bảng với 18 Tiến sỹ, 2 Trạng nguyên… Đặc biệt, huyện đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tràng nhân dân. Nhiều thôn, làng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, luôn ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao như: Xây dựng tràng trại, vùng lúa hàng hóa, lúa lai, nuôi lợn hướng nạc, ngan Pháp, vịt siêu trứng, chăn nuôi bò sữa, gà công nghiệp, nuôi thả cá… ở 133 tràng trại.
Đề tài sử dụng phối hợp tiếp cận định tính và tiếp cận định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. + Về cán bộ quản lý ở địa phương, dùng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin về tình hình DNNVVtrên địa bàn huyện qua các giai đoạn, các văn bản chính sách có liên quan tới phát triển DNNVV. Trên cơ sở danh sách các DNNVV trên địa bàn huyện do phòng Công thương cung cấp, chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 DN với phương pháp tiếp cận trực tiếp với các DN trên địa bàn huyện.
Nghiên cứu có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: thống kê mô tả, thông kê so sánh, phân tổ thống kê để đanh giá tình hình tổng quan cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của DNNVV, trên cở sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Phương pháp thống kê so sánh: dùng số tuyệt đối, số tương đối, số liên hoàn để phân tích quy luật vân động và phát triển của các vấn đề nghiên cứu qua các năm từ đó tìm ra giải pháp phù hợp. Phương pháp phân tổ thông kê: nhằm phân tổ các DN theo những tiêu chí khác nhau để phân tích vấn đề nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ cho chúng ta thấy sâu hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của các DN từ đó sẽ giúp đưa ra giải pháp phù hợp.
Theo kết quả điều tra, phần lớn các DNNVV trên địa bàn huyện Tiên Du sử dụng chính sách định giá theo chi phí, tỉ lệ này là73%, co 7% DN sử dụng chính sách định giá thấp hơn thị trường, 20% DN sử dụng chính sách đinh giá ngang bằng với thị trường. Có những loại sản phẩm vào thời điểm này bán chạy, nhưng thời điểm khác thì nhu cầu giảm, vì vậy nếu có các sản phẩm khác nhau sẽ giúp DN điều chỉnh thị trường, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng đang ăn khách và giảm mặt hàng đang tồn đọng, sẽ luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và doanh số của DN. Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một DN cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán ra thị trường.
Đối với nhóm ngành TTCN và ngành nghề truyền thống (chủ yếu là kinh doanh hoa và cây cảnh) tỉ lệ tài sản cố định cao do các DN đầu tư vào mặt bằng sản xuất nhiều, tuy vậy chính các DN này lại có sự an toàn cao trong hoạt động của mình khi tỉ lệ vốn chủ sở hữu cao trên 90%. Việc ứng dụng công nghệ tốt sẽ làm tăng năng suất lao động, tận dụng tốt khả năng các nguồn lực và quan trọng là nâng cao chất lượng sản phẩm theo mục tiêu của DN, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Các DN áp dụng công nghệ cũ chủ yếu là nhóm DN TTCN và ngành nghề truyền thống, tuy nhiên yếu tố công nghệ sử dụng trong nhóm những DN này không đóng vai trò quan trọng như yếu tố tay nghề người lao động hay kinh nghiệm.
Đại đa số các DNNVV trên địa bàn huyện đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường. Trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, các DNNVV trên địa bàn huyện Tiên Du đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên các sản phẩm của DN có đặc điểm là: hàm lượng chất xám, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động (mặt hàng TTCN) hoặc điều kiện tự nhiên (hoa và cây cảnh), chất lượng sản phẩm chưa thực sự cú ưu thế rừ rệt trờn thị trường, năng suất lao động thấp.
Để thúc đẩy công nghiệp, TTCN phát triển, huyện đã và đang hoàn thiện nhiều chính sách liên quan như bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và trình tự đầu tư; Xây dựng mới quy trình hướng dẫn, giám sát, đánh giá đầu tư. Tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục các dự án, gắn việc chuyển đổi đất đai với chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động sau khi bị. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã giải quyết được phần nào, nhưng đối với các DN nằm bên ngoài khu công nghiệp và cụm công nghiệp thì chưa có những chuyển biến tích cực từ những hoạt động nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Cơ hội: Vị trí địa lý thuận lợi, gần thủ đô Hà Nội, giáp thành phố Bắc Ninh, có đường quốc lộ đi qua; kinh tế huyện cùng với kinh tế chung của cả nước tăng trưởng ổn định; các chính sách phát triển kinh tế của huyện tập trung vào mục tiêu đến 2015 đưa huyện thành huyện công nghiệp; Hội nhập kinh tế quốc tê diễn ra mạnh mẽ. Các DN để phát triển thị trường và tăng doanh thu cần tăng cường các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng như: dịch vụ chào hàng, bảo hành sửa chữa miễn phí, cung ứng đồng bộ có bảo đảm, vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác, chu đáo, theo yêu cầu của khách hàng với chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các DN cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm định, sử dụng các dịch vụ tư vấn như: tư vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tư vấn về pháp lý, tư vấn kinh doanh và hoạch định chiến lược, tư vấn về quảng cáo và truyền thông, giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn.
Xỏc định rừ chức năng, nhiệm vụ của cỏc bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của DN, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong DN một cách nhịp nhàng. Hai là, để tạo môi trường kinh tế thuận lợi, thông thoáng nhằm hỗ trợ cho các DNNVV thì Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ về thị trường, hoàn thiện công tác dự báo, đẩy nhanh hoạt động giải ngân đầu tư, kích cầu tiêu dung và đầu tư, thực hiện tốt các gói giải pháp hỗ trợ DN đặc biệt là DNNVV,…. Cần phát huy hết những chức năng của hội, tăng cường các hoạt động đào tạo nhân lực, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý trong nước và quốc tế, tăng cường trao đổi, phân tích và đưa ra những ý kiến về hệ thống chính sách của địa phương cũng như của Nhà nước, mở rộng quy mô hoạt động của hội (hiện tại có 55 DN tham gia hội),… Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa những ưu tiên trong hoạt động của hội để hội DNNVV là cầu nối quan trọng giữa DN và Nhà nước.