MỤC LỤC
Vài nét về tư duy nghệ thụât có ý nghĩa “tiền trạm” đổi mới của Nguyễn Minh Châu.
“Các nhà hiện thực thế kỉ XX đã thực hiện việc khám phá lĩnh vực hình thành và phát triển những tính cách con người, các mối liên hệ của những tính cách đó đối với môi trường xã hội, những khám phá đó sở dĩ có được là do trong chớnh thực tại đó nổi rừ lờn sự tỏc động của hoàn cảnh sống đối với thế giới nội tâm và cũng là do tư duy sáng tạo của các nghệ sĩ ngôn từ lớn đã nhằm vào việc nghiên cứu các khái quát bằng nghệ thuật các quan hệ của con người với môi trường xã hội, của cá nhân với xã hội” [22. Năm 2001, trong Luận án Tiến sĩ: “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực (1930-1945) qua một số tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao”, tác giả Phạm Mạnh Hùng sau khi đã chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong một số quan niệm của các nhà lí luận trong và ngoài nước về vấn đề hoàn cảnh đã đưa ra nhận định: “hoàn cảnh trong văn học được cấu tạo như một phương diện của thế giới nghệ thuật có những yêu cầu cấu trúc nhất định, chứ không phải là sự sao chép đơn giản hoàn cảnh xã hội bên ngoài” [17.
Hoàn cảnh trong văn học không chỉ là sự phản ánh hoàn cảnh ngoài đời mà còn là quan niệm thẩm mỹ và nghệ thuật về hoàn cảnh ấy.” Từ đó tác giả nhận định “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh là nguyên tắc cắt nghĩa lí giải gắn liền với sự cảm nhận hoàn cảnh của nhà văn. Nó thể hiện trong việc xác lập cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong tác phẩm của nhà văn” [18.
GS Trần Đình Sử nhận xét: “Công trình nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng về thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao vừa là bổ sung lí thuyết về hoàn cảnh trong lí luận văn học, vừa là một tìm tòi về tính đa dạng của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Còn GS Phong Lê nhận xét: “Vậy là hoàn cảnh trong “quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh”, tức là xét trên phương diện nghệ thuật của nó, một “cấu trúc nghệ thuật” cho nó, là một thành tố quan trọng của thế giới nghệ thuật, là sản phẩm của một chủ thể sáng tạo, in đậm dấu ấn riêng của mỗi nhà văn, đồng thời cũng in dấu trào lưu sáng tác mà nhà văn phụ thuộc, và thời đại mà nhà văn sống” [18.
Việc phản ánh những cơ chế hoàn cảnh không giống nhau cho dù cùng chung một trào lưu văn học trong một thời kì (ví dụ trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945, tác giả Phạm Mạnh Hùng đã phát hiện ra: Tắt đèn (Ngô Tất Tố) chú ý khắc họa cơ chế trấn áp bạo lực, Giông tố (Vũ Trọng Phụng) làm nổi bật cơ chế dâm lọan, Sống mòn (Nam Cao) thể hiện cơ chế sống mòn, lạnh lùng..). Từ trong những bầu không khí được các nhà văn sáng tạo ấy, số phận của các nhân vật càng được làm nổi bật, tính cách của các nhân vật càng được bộc lộ rừ nột và tạo ra sức truyền cảm mónh liệt, những ỏm ảnh khú phai trong tõm hồn người đọc “Gấp sách lại người ta vừa mừng rơn như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối vì phải chia tay với những điều mà đời thực không có” [53.
VÀI NẫT VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT Cể í NGHĨA “TIỀN TRẠM” ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN MINH CHÂU. nó bao gồm cả cái mà nhà văn cảm thấy, hiện thực không chỉ là lịch sử mà cả hiện thực hoang đường, kì ảo, cổ tích..). Chính những đổi mới về ý thức nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người (con người không một chiều mà đa diện, phức tạp với những gì nhân bản nhất. Con người thay vì “sự thống nhất muôn người như một”, trở về với ý thức cá nhân, với cái đời thường. Văn học cũng nhận thấy có một hiện thực và con người tồn tại với tất cả sự phức tạp, đa dạng không cùng, không phải chỉ trên bề rộng phổ quát mà cả những bề sâu, những mạch ngầm tinh vi nhất..).
Trong những tác phẩm này, ông vẫn ca ngợi vẻ đẹp chân chính của con người (Vì đó vẫn là đối tượng và là đích đến của mọi tác phẩm văn học trong tương lai), nhưng đồng thời, nhà văn cũng rất nhạy cảm và dũng cảm dự báo những thói xấu của con người đương đại có thể làm xói mòn, thoái hoá các giá trị đạo đức truyền thống, cái ác có thể đến một cách hồn nhiên, không chủ. Đổi mới tư duy nghệ thuật là hành trình không mệt mỏi, đầy bản lĩnh của nhà văn Nguyễn Minh Châu (Một hành trình gian nan, đầy mạo hiểm khi tư duy chung của cộng đồng còn e dè trước những cái mới lạ, đôi tai cộng đồng còn đang quen nghe những dàn đồng ca hùng tráng, con mắt của cộng đồng còn đầy định kiến “vừa ngây thơ vừa nghiệt ngã của một thời” (Tô Hoài) thì “một nốt trầm xao xuyến” cũng dễ bị tan biến trong dàn hợp xướng đó…).
Đây cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn: những nhân vật ấy chỉ là những yếu tố thể hiện hoàn cảnh, là cái cớ để xuất hiện tâm lí, hành động của nhân vật chính..Trong quan hệ với lão chắt Hòe, lão Khúng thể hiện sự cứng cỏi, hùng mạnh vì quân số nhà lão nếu đánh nhau với chắt Hòe thì chắc chắn thắng “con cái nhà nó tiếng là đông cũng chỉ có hai mống là lớn, chứ bên nhà tôi có những bốn đứa cơ” [6. Người họa sĩ trong Bức tranh vô tâm nên đã quên lời hứa với người chiến sĩ để rồi sau này phải ân hận vì hình như chính mình đã làm cho bà mẹ anh mù lòa..Chính vì sự vô tâm của Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành mà Hậu phải giấu kín tình yêu của mình, cái chết của anh một phần cũng vì những giây phút vô tâm của cô (Chính Quỳ sau này đã cảm nhận như vậy).
Tất cả bài học nhận thức này đã thể hiện một cuộc đối chứng hết sức nghiêm túc, sâu sắc của chính bản thân nhân vật, với ý thức của chính mình với sự phức tạp không cùng của cuộc sống… Người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa đã sung sướng vô cùng khi tìm được cảnh sắc thiên nhiên diễm lệ, nhưng ngay sau đó anh đã bắt gặp một hoàn cảnh nghiệt ngã, xót xa. Họ đã bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, chịu áp lực của những quan niệm, của những cái ngẫu nhiên… Tất nhiên, nhà văn không hề có ý thức hạ thấp, xem thường con người mà ông muốn nêu lên một mảng hiện thực vẫn còn tồn tại: đó là sự bất lực của con người trước hoàn cảnh (điều mà trong văn học thời kì 1945-1975,. vì điều kiện lịch sử đặc biệt, các nhà văn chưa thể đi sâu miêu tả).
Trong các sáng tác trước 1975, đó là hình ảnh những con người có nhiều phẩm chất tốt, nhưng gặp thiệt thòi vì chiến tranh; Y Khiêu (Nguồn suối), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), Lan (Lửa từ những ngôi nhà), Nết (Dấu chân người lính)… đều là những cô gái đẹp, tâm hồn trong sáng, nhưng thiệt thòi trong tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình…Bây giờ, trong tập truyện này, những cô gái: Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Hạnh (Bên đường chiến tranh), Phấn (Hương và Phai), Loan (Sống mãi với cây xanh), Liên (Bến quê)…. (Trước 1975, Nguyễn Minh Châu cũng từng miêu tả những em bé gái với nhiều ấn tượng tốt đẹp, như là những phiên bản về tính cách của những người bà, người mẹ: Hà (Lửa từ những ngôi nhà), Lý (Cửa sông), Hoa, Lan (Mảnh đất tình yêu))… Những cậu con trai có đứa thì lì lợm, ích kỉ ( Hùng trong Mẹ con chị Hằng), đứa thì cục tính, liều lĩnh (Phác trong Chiếc thuyền ngoài xa), đứa thì vô tâm (Tuấn trong Bến quê), chỉ có những đứa trẻ hàng xóm xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng thực sự hồn nhiên, vô tư (Bến quê, Một người đàn bà tốt bụng)… Tất cả những hệ thống nhân vật ấy là những yếu tố đan cài, dệt nên hoàn cảnh, là chất xúc tác đem lại những cung bậc tâm lí cho nhân vật chính.
Và mâu thuẫn giữa Phác với bố ngày càng căng thẳng, khó hoà giải được dù rằng mẹ đã gửi nó lên rừng với ông ngoại, nhưng ý định trừng phạt bố của nó thì vẫn chưa hết “Nhưng hễ rời ra là nó trốn về. Mâu thuẫn ấy làm bộc lộ sự rạn vỡ của những quan hệ ruột thịt trong gia đình, tạo nên một hoàn cảnh đầy căng thẳng…Nhà văn không giải quyết nà bỏ ngỏ mâu thuẫn ấy để người đọc cùng nhận thức được những bức tranh hiện thực đời sống còn nhiều ngang trái, éo le, cùng trăn trở, lo lắng, đồng cảm với nhà văn về số phận con người trong hoàn cảnh sống đầy bất trắc.
Người hoạ sĩ (Bức tranh) luôn bị giằng xé trong những mâu thuẫn: không muốn đến cái quán ấy nhưng cứ đến, muốn nói ra nhưng không nói được, muốn trả ơn mà không trả được, muốn chạy trốn quá khứ nhưng không thể trốn tránh… Muốn tìm kiếm thánh nhân nhưng cuộc đời không có những thánh nhân (Quỳ - Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), muốn đi đến bến sông thơ mộng ngay sát nhà mình mà cũng không thể thực hiện (Nhĩ - Bến quê) muốn che giấu mọi người về đứa con, nhưng sự thật thì không thể phủ nhận (Lão Khúng - Khách ở quê ra), muốn lấy tình thương cảm hoá loài vật, nhưng không thể chiến thắng bản năng hoang dã của chúng (Một lần đối chứng), Ông Thông (Sống mãi với cây xanh) muốn sống mãi với cây xanh, nhưng không thể thực hiện vỡ cuộc sống đó đổi thay, văn minh đụ thị đang tràn vào cỏi ngừ hẻm cũ kĩ, những hàng cây xanh đang được thay thế bằng những con đường trải bêtông. Góp phần làm nên sự đa diện đó chính là sự tồn tại của các mâu thuẫn trong tính cách nhân vật, ta có thể nhận thấy những mặt đối lập của tính cách người nông dân được kết hợp một cách tự nhiên trong con người lão Khúng: vừa ngây thơ vừa láu cá, vừa nhỏ nhen vừa quảng đại, ngờ vực và cả tin, tự tin liều lĩnh nhưng cũng mặc cảm, tự ti, vừa phóng khoáng nhưng cũng tính toán chi li… Lão Khúng dám “phỉ báng cả thần linh” khi dựng nhà trên nền ngôi đền thiêng, vậy mà yếu đuối khi tiễn con đi bộ đội.
Tư tưởng cách tân đó của ông được thể hiện một phần thông qua việc nhà văn miêu tả những xung đột, mâu thuẫn tạo dệt nên hoàn cảnh nghệ thuật… Khi chỉ ra những mâu thuẫn đời sống, Nguyễn Minh Châu không “giải quyết” nó theo kiểu “kết thúc có hậu” mà nhà văn muốn mở ra một khoảng trống lớn để người đọc có thể bước vào hiện thực bên trong trang sách cùng tham gia tranh luận với nhà văn, nhập vào nhân vật, thở chung bầu không khí xung quanh nhân vật, chìm đắm trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Việc tìm hiểu cơ chế của hoàn cảnh trong tác phẩm là việc làm nhằm tìm ra những mạch ngầm nghệ thuật đầy ý nghĩa, để có thể giải mã thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, thấy được sức truyền cảm mạnh mẽ của những tác phẩm tưởng như “những truyện chẳng có gì là to tát nhưng người ta vẫn thích đọc” (Sống mãi với cây xanh)… Tìm hiểu tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, chúng tôi nhận thấy có một số kiểu cơ chế sau.
Một câu nói trong giây phút gặp gỡ chứa đựng bao khắc khoải “Em đi tìm anh suốt bao nhiêu năm trời”, làm cho An (Thụy) lặng đi bao xúc cảm, vì chính anh cũng âm thầm yêu và chờ đợi ngày trở về bên Hạnh, nhưng chiến tranh đã kéo quá dài… Bi kịch cuộc đời của Hạnh là không thể kết hợp trọn vẹn được hai điều mà chị đều có; đó là một người tình chung thuỷ và một người vợ chu đáo với chồng con. Và để đền đáp một phần những tấm lòng của những người đã khuất, chị nhận mình là người yêu của Hậu để an ủi người mẹ già tội nghiệp, chị cũng chủ động đến với Ph để cứu vớt một tài năng, mà động lực sâu xa của việc làm ấy là sự tri ân với Hoà, với những con người đã ngã xuống vì chiến tranh… Sự nhẫn nhịn, hi sinh vì tình yêu, cách ứng xử đầy bao dung của những con người ấy làm cho tình người được tô đẹp, đáng trân trọng biết bao nhiêu.
Những “tội trạng” của họ như mơ hồ (Lời thất hứa của hoạ sĩ chưa chắc đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự mù loà của bà mẹ người chiến sĩ. Sự đa cảm của Quỳ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hi sinh của Hậu. Cái sai sót của ông thủ thành không ai vạch ra. Những sự vô tâm của Nhĩ cũng không ai trong gia đình anh trách móc… Mọi người cũng vẫn đang im lặng trước sự lố bịch của nhà văn T…) nhưng họ phải đấu tranh thẳng thắn với chính mình: tự ý thức rằng mình có tội, tự thấy mình phải chịu trách nhiệm về tai hoạ của người khác. (Điều này cũng là sự khác biệt trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu với nhân vật tự ý thức, sám hối của các cây bút về sau như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thỏi, Vừ Thị Hảo… Một số nhõn vật của các nhà văn này sám hối ngay trong sự tác động trực tiếp của hoàn cảnh, sám hối về những gì vừa diễn ra trước mắt, trong hiện tại ngang trái, trong lúc cái ác đang xâm chiếm mạnh mẽ vào cuộc sống)… Như vậy, cơ chế sám hối ở đây đã trở thành nhu cầu tự thân của nhân vật, họ thường tìm đến một người khác mình để được giãi bày thú tội… Chính Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) đã nói với nhân vật Tôi “Không, không nói với đồng chí thì tôi cũng phải nói với một người khác.
Nhân vật tôi (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) cũng trải qua những trạng thái cảm xúc: “không thể ngờ, bỗng giật thót, bỗng phát hoảng lên, chợt hiểu, chợt nghĩ, bỗng phỏng đoán,…còn trong tâm hồn người phụ nữ thông minh của Quỳ đã bao lần phải ngỡ ngàng: “bỗng như sực tỉnh, chợt khám phá ra, chợt thấy, chợt như có linh tính báo, bỗng khóc oà lên, chợt nghĩ ra, bỗng run rẩy, chợt tự nhiên khám phá thấy, bỗng hoảng hốt, chợt tìm ra, “không thể nào ngờ, chính Hậu cũng yêu tôi”, chợt nhớ lại giấc mơ của một chú bé (Trong tác phẩm này từ bỗng xuất hiện 19 lần, từ chợt 17 lần)… Trong Một người đàn bà tốt bụng, những người trong khu tập thể cũng trải qua những tình huống không ngờ: “Cả dãy K chẳng ai ngờ thằng côn đồ trở thành một người lương thiện thực” [6. 500]… Khi người đàn bà chạy theo lão đàn ông, bãi cát trở về với vẻ im lặng hoang sơ, chỉ còn tôi và thằng Phác thì “hai chúng tôi ngơ ngác nhìn”… Nhân vật Tôi (Một lần đối chứng) khi nhìn thấy thi thể bốn con mèo con bị gã mèo hoang bị cắn chết đã không thể ngờ được nên “đứng thừ ra”… Khi chợt nhìn thấy thằng Dũng đang ngồi trong nhà tình địch, lão Khúng (Khách ở quê ra) đã “sửng sốt, rụng rời cả chân tay”, rồi sau đó trong lòng lão “tự nhiên” dâng lên “nỗi niềm cô độc”… Nhiều nhân vật (cả nhân vật động và nhân vật tĩnh) đều có những lúc có cảm giác sững sờ như vậy… Những cảm giác, tâm trạng ấy là do sự tác động của tình huống, của hoàn cảnh, chính vì thế nó cũng là những yếu tố thể hiện hoàn cảnh, một hoàn cảnh luôn có những điều không ngờ, không thể lường trước.
Trong Mảnh trăng cuối rừng, ánh trăng đã được dụng công miêu tả như một nhân vật, như một cái nền thơ mộng tô đẹp con người, tạo nên hoàn cảnh thi vị hiếm hoi của thời chiến, phù hợp với tâm trạng người đang yêu (lúc đầu là ánh trăng “loè nhoè”, càng về sau càng sỏng rừ, đến đờm khuya thỡ “sỏng trong như một mảnh bạc” trờn trời)… Những bức tranh thiên nhiên ấy hiện hữu như là một nhân vật, một thực thể mang tâm trạng… Hoặc là có khi bức tranh thiên nhiên đã tạo nên những cảnh thực tại rất ấn tượng giàu giá trị biểu cảm; những cồn cát vàng, những con dã tràng, những cảnh biển, những vườn cây… trong Mảnh đất tình yêu…. Trong gia đình nhà văn (Một lần đối chứng) cũng không có nhiều đồ đạc nên chiếc giường cá nhân vừa là chỗ nằm, vừa là chỗ ngồi làm việc… Gia đình lão Khúng (Khách ở quê ra) trước đây chỉ có những quần áo rách như tổ đỉa, đến bây giờ mới có những bộ quân phục (những sản phẩm của chiến tranh mà gia đình lão may mắn có được), chiếc xe là cơ nghiệp, gắn bú lõu đời với lóo là chiếc xe cỳt kớt…Mỗi gia đỡnh trong cỏi ngừ tối tăm (Sống mãi với cây xanh) cũng hiện lên với những đồ đạc nghèo nàn, bụi bặm; ông Thông có hai vật quý giá là chiếc xe bò “rất cũ” và chiếc ba-đờ- xuy.
Trên chuyến tàu cuối tuần về gặp người yêu, nhìn thấy cảnh vật hai bên đường Thăng lại nhớ về những kỉ niệm trong quá khứ chiến đấu gian khổ “mỗi thước đất trước mặt lại gợi nhớ một trận đánh”… Anh chìm đắm trong “những mẩu kí ức đầy nặng nề”, rất nhiều lần anh “sực nhớ, chợt nhớ”… về những điều đã xảy ra… Còn Quang trong khi chờ tàu, bất ngờ gặp một người con gái giống vợ y và y đã “âm thầm nhớ lại” quãng đời đã qua của mình… Khi Quang và Thăng gặp lại nhau tình cờ trong nhà Phận, người đọc tưởng rằng sẽ có sự kiện gay cấn nào đó diễn ra, nhưng nhà văn đã đi sâu miêu tả những suy nghĩ trong tâm tư của Thăng về Quang. Cái việc như chẳng đâu vào đâu mà lại như một tảng đá cứ đè trĩu lên lòng người đọc mãi” và “Ngòi bút ông lôi ra, làm sáng tỏ trước mắt người đọc không biết bao nhiêu những điều thuộc về lương tâm và đời sống tinh thần của con người, những cái điều thực sự hằng ngày vẫn giáp mặt với người đọc đương thời nhưng lại rất sâu xa và lâu bền, vĩnh hằng, mà lại rất chung, rất phổ biến ở mọi người, mọi nơi, mọi thời” [9.