MỤC LỤC
Các cơ quan quản lý Nhà nước về chính sách đối với đồng bào dân tộc cho rằng người dân đều có nhu cầu vay vốn để mở mang, phát triển sản xuất, trong khi một số định chế tín dụng chính thức lại cho rằng người dân không có nhu cầu vay vốn, hoặc khả năng quản lý sử dụng vốn kém, chỉ muốn sản xuất theo tập tục truyền thống tự cung tự cấp. - Bên cạnh đó đề tài này cũng hy vọng sẽ giúp các tổ chức tín dụng tham khảo để xây dựng các chính sách của mình để nâng cao tính hiệu quả của công cụ vốn tín dụng để hỗ trợ đồng bào M’Nông nói riêng và đồng bào dân tộc ít người tại tỉnh Đak Nông dễ dàng vay vốn hơn, phát triển sản xuất sớm thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
- Đối với tỉnh người dân tộc M’Nông tỉnh Đak Nông, chúng tôi nhận thấy những địa bàn họ sinh sống có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất như: đất đai màu mỡ, nguồn nước thuận lợi, quỹ rừng đất rừng còn nhiều, lao động dồi dào… nhưng đời sống của người dân còn rất khó khăn. Vì vậy đề tài này mong muốn từ khảo sát, nghiên cứu thực tế tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của đồng bào dân tộc M’nông để gợi ý một số giải pháp giúp người dân tăng khả năng vay vốn, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của họ.
Chuẩn nghèo chung bao gồm nghèo về lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm được xác định dựa trên cơ sở: tổng chi phí bằng tiền đủ mua một lượng lương thực, thực phẩm cần thiết để đảm bảo năng lượng 2.100 ca-lo mỗi ngày cho một người, cộng với chi phí các mặt hàng như: nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, giáo dục, y tế, văn hoá…Mức chuẩn nghèo này khác nhau giữa nông thôn và thành thị và được tính cụ thể cho từng thời kỳ khác nhau. Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những nơi giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, trẻ em thất học…Những khó khăn đó làm cho nông dân nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất dẫn đến năng suất thấp.
Hơn một nửa những người vay vốn của Grameen tại Bangladesh (gần tới 50 triệu người) đã thoát khỏi nghèo đói nhờ khoản vay của ngân hàng, được đánh giá bằng các tiêu chuẩn như có tất cả con trong tuổi đến trường được đi học, tất các các thành viên gia đình được ăn ba bữa một ngày, một nhà vệ sinh, một nhà có mái tránh dột, nước uống sạch và khả năng hoàn vốn một khoản 8 USD một tuần. Như vậy việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của người nghèo nông thôn trên phạm vi quốc gia, khu vực hay của một nhóm cộng đồng dân cư là một việc làm cần thiết, từ đó có thể đề ra các giải pháp đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng dành cho người nghèo đối với từng khu vực, từng nhóm đối tượng nghèo cụ thể.
Qua phân tích các nghiên cứu về vấn đề nghèo đói liên quan cung tín dụng, nghiên cứu về tín dụng nông thôn cũng như thực tiễn hoạt động tín dụng nông thôn của Ngân hàng Grameen và ở Việt Nam ta thấy có rất nhiều quan điểm, ý kiến trái ngược nhau về khả năng tiếp cận và quản lý sử dụng các nguồn tín dụng của người nghèo nông thôn. Chưa có các ý kiến thống nhất về việc xác định các rào cản người nghèo tiếp cận nguồn tín dụng cũng như những phương án hoạt động hiệu quả nhất của một định chế tín dụng đối với người nghèo, hay nói một cách khác là trên thế giới chưa có một ngân hàng mẫu hoạt động tín dụng nông thôn cho người nghèo.
Từ các nhân tố kỳ vọng trên, tác giả tiếp tục nghiên cứu, khảo sát thực tế, phỏng vấn các hộ dân cư để đặt ra các biến quan sát, sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) rút gọn các biến quan sát thành các nhân tố chính thức. Sau khi phỏng vấn 15 hộ, tác giả đã điều chỉnh lại Bảng câu hỏi phỏng vấn cho phù hợp, cụ thể là bổ sung thêm: tên của điều tra viên, trình độ đào tạo nghề của chủ hộ, điều tra viên đánh giá đời sống của hộ (ngoài mục chủ hộ tự đánh giá đời sống), chủ hộ có mong muốn vay tiền không, số lần và số tiền đã vay.
Vì vậy, những giả thiết được nêu ra trong trường hợp này có thể theo hai xu hướng sau: (1) thực sự giữa hai nhân tố này không có mối quan hệ với nhau, nghĩa là người nông dân dù có tiếp cận nguồn vốn hay không để cải thiện khả năng và hiệu quả sản xuất đều không ảnh hưởng đến đời sống của chính họ hoặc/và (2) do mức độ hội nhập vào nền kinh tế của người dân còn thấp nên mối quan hệ giữa hai nhõn tố này chưa rừ ràng, cú thể cú những nguyờn nhõn giải thích cho trường hợp này như: do người nông dân chưa quen với việc vay tiền từ các ngân hàng để phục vụ cho quá trình sản xuất, do phong tục sản xuất nông nghiệp còn quen với cách làm truyền thống, do sự không thống nhất giữa những thành viên trong gia đình về quan điểm vay vốn phục vụ cho sản xuất, do năng lực tiếp cận vốn còn hạn chế do những trở ngại từ phía ngân hàng và một nguyên nhân lớn nữa là do thiếu sự quan tâm của các ngân hàng, các tổ chức chính trị xã hội. - Đánh giá về những trở ngại của các hộ gia đình trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh, tác giả đánh giá trên các nhân tố chính như: (1) những trở ngại từ phong tục tập quán của người dân, (2) những trở ngại từ năng lực tiếp cận nguồn vốn như tài sản thế chấp, khả năng lập kế hoạch theo yêu cầu của ngân hàng, (3) những trở ngại từ các yếu tố bên ngoài các hộ gia đình như những điều kiện khách quan về cơ sở hạ tầng, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội… Đối với những giả thiết về những trở ngại của người dân trong việc tiếp cận vốn tín dụng, người dân có hai thái độ khác nhau về những trở ngại trên.
Năm nhân tố được hình thành từ quá trình phân tích nhân tố (EFA) có thể được phân thành hai nhóm: (1) nhóm nhân tố có sự tác động mạnh vào khả năng vay vốn của người dân gồm nhân tố thứ nhất (Nhân tố trở ngại từ phong tục và bản thân người dân), nhân tố thứ 4 (Nhân tố thông tin, thủ tục và điều kiện đi lại) và nhân tố thứ 5 (Nhân tố thái độ, năng lực cán bộ và lãi suất, thời hạn cho vay của ngân hàng). Xét về các nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của người dân: có thể nêu ra thành 5 nhân tố chính gồm: (i) những trở ngại từ phong tục tập quán, (ii) nhân tố hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, (iii) nhân tố kiến thức và sự năng động của người dân, (iv) nhân tố thông tin, thủ tục và điều kiện đi lại và cuối cùng (v) nhân tố về thái độ, năng lực cảu cán bộ và các điều kiện cho vay của ngân hàng.Trong 5 nhân tố trên, cần đặc biệt quan tâm đến hai nhóm nhân tố gồm nhân tố thông tin, thủ tục, điều kiện đi lại của người dân và nhân tố về phong tục tập quán của người dân.
Các ngân hàng cần có sự phối hợp với các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm xác định đối tượng vay vốn, tư vấn loại cây trồng, vật nuôi mà người dân cần đưa vào kế hoạch thực hiện, xác định lượng vốn dự kiến theo nhu cầu, thời gian dự kiến của vòng quay có thể thu hồi vốn đối với quy trình sản xuất nông nghiệp tại địa phương, cần chú ý về thời gian cho vay vốn phải phù hợp với vòng quay của sản phẩm nông nghiệp mà người dân đang thực hiện. Kết hợp với giải pháp thứ hai nêu trên, các ngân hàng cần đặc biệt chú trọng đến những người đã vay vốn từ lần thứ hai trở đi, đưa họ vào diện khách hàng VIP, ngân hàng kết hợp với các cơ quan, tổ chức tư vấn hỗ trợ cho số khách hàng này để họ mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thêm ngành nghề mới để tăng cung tín dụng cho số khách hàng này, và chính số khách hàng này sẽ là cách maketing tốt nhất đến các hộ dân đang còn e ngại với việc tiếp cận các ngân hàng.
Thứ tư, về nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, các ngân hàng cần xây dựng thêm các cơ sở tín dụng tại các địa bàn xa xôi đi lại khó khăn và cần chăm lo, chỳ trọng đến chất lượng dịch vụ như: cụng bố hệ thống thụng tin rừ ràng, dễ hiểu, hoàn chỉnh về tất cả các đối tượng khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục cho vay tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. - Tăng cường nguồn vốn cho thị trường tín dụng nông thôn, Chính phủ cần ban hành những chính sách mới ưu tiên về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó tập trung vào các mục tiêu chính như: tạo ra cơ chế phù hợp để chuyển vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với lãi suất phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thông qua đơn giản hoá thủ tục, giảm bớt những điều kiện kém lợi thế cho khách hàng; hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng; khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.