Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận

MỤC LỤC

Các nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư trong nước

Đối với các nước đang phát triển, do tiết kiệm của nền kinh tế bị hạn chế bởi yếu tố về thu nhập bình quân đầu người, do đó để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng đầu tư đòi hỏi Nhà nước phải gia tăng tiết kiệm NSNN trên cơ sở kết hợp chính sách thuế và chi tiêu. Vốn của dân cư giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, do khả năng chuyển hóa nhanh chóng thành nguồn vốn đầu tư thông qua các hình thức gửi tiết kiệm, mua chứng khoán, trực tiếp đầu tư,… Vốn của dân cư cũng dễ dàng chuyển thành nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thông qua các hình thức mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc hay chuyển thành vốn đầu tư của các doanh nghiệp thông qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp phát hành.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Trước đây loại viện trợ này chủ yếu là vật chất, phục vụ cho mục đích nhân đạo như cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai… Hiện nay loại viện trợ này được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia như huấn luyện những người làm công tác bảo vệ sức khỏe, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nước sạch ở nông thôn, cung cấp dinh dưỡng và sức khỏe ban đầu…. Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ và quá mức dòng vốn FPI thông qua hình thức đầu tư này vào trong nước sẽ khiến cho nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng); sự di chuyển quá mức của dòng vốn FPI sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế; đồng thời dòng vốn FPI cũng làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá gây nên những hậu qủa tiêu cực cho nền kinh tế.

Các công cụ huy động vốn đầu tư

Các công cụ thuộc chính sách tài chính – tiền tệ a. Thuế

Bằng việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, cá nhân kể cả ngân sách đang gặp thiếu hụt về vốn trên nguyên tắc có hoàn trả, các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong việc điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, đồng thời còn giúp các doanh nghiệp bổ sung vốn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ vay và cho vay, các ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ đầu tư vốn dưới các hình thức đầu tư trực tiếp như hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập công ty, xí nghiệp bằng vốn tự có của mình; hoặc đầu tư gián tiếp như sử dụng các nguồn vốn huy động có thời hạn và vốn tự có để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác, và hưởng thu nhập qua chênh lệch giá trên thị trường thứ cấp.

Các công cụ tài chính vĩ mô hỗ trợ cho quá trình huy động vốn a. Chi ngân sách nhà nước

Đối với một nền kinh tế phát triển, công cụ thị trường mở đã tô thêm vẻ đẹp cho thị trường tài chính và trở thành công cụ có tính chủ đạo được NHTƯ sử dụng thường xuyên trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và góp phần nâng cao hiệu suất của chính sách huy động vốn. Gắn liến với sự vận động của hai đồng tiền trong mối tương quan so sánh sức mua của chúng, tỷ giá hối đoái thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập của những đối tượng có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế.

Vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế và ngành du lịch

Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về du lịch biển, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phải được đẩy mạnh phát triển nhanh, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng phải được duy trì liên tục trong dài hạn, tạo nên những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và cấu trúc xã hội theo hướng hiện đại, nền kinh tế hoạt động với năng suất và hiệu quả cao, hang hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, môi trường được bảo vệ, đời sống vật chất và văn húa của người dõn được cải thiện rừ rệt.

Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển du lịch

    Vốn đầu tư vào du lịch sẽ khai thác tốt tiềm năng du lịch, thúc đẩy ngành du lịch phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong đó nâng dần tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong thu nhập quốc dân và giảm dần tỷ trọng của các ngành nông lâm nghiệp. Vốn đầu tư vào du lịch sẽ giúp ngành du lịch phát triển, từ đó tiếp tục đóng góp một cách bền vững và mạnh mẽ đối với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và địa phương, tạo ra việc làm và thúc đẩy giao lưu thương mại, đem lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển và các khu vực nghèo tại tất cả các quốc gia.

    Một số bài học kinh nghiệm về đầu tư phát triển ngành du lịch của một số nước trong khu vực

      Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Cục Du lịch Quốc gia gồm: xây dựng, ban hành các chính sách du lịch và giám sát việc tuân thủ, thực hiện các chính sách đó; xây dựng chiến lược phát triển khu du lịch, phối hợp với các ban, ngành liên quan trong hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát triển du lịch; nghiên cứu và thu thập thông tin du lịch; cấp giấy phép hoạt động lữ hành; xúc tiến, quảng bá du lịch ra nước ngoài. Trong quá trình thu hút vốn đầu tư du lịch và phát triển ngành du lịch, Trung Quốc chủ yếu phát triển mô hình nhà nước và lấy đó làm chủ đạo với hai nội dung chính: một là Nhà nước và các địa phương dựa vào bộ máy quản lý hành chính quản lý du lịch là chủ yếu để chỉ đạo phương hướng, chính sách phát triển của các doanh nghiệp du lịch, tổ chức và tuyên truyền xúc tiến, quản lý thị trường; hai là phát huy tính chủ động tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch các địa phương.

      Kinh nghiệm thu hút vốn cho đầu tư phát triển du lịch ở một số địa phương trong nước

        - Đa dạng các kênh huy động vốn: Đối với kênh huy động vốn qua ngân hàng, các ngân hàng đã liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi linh hoạt kèm theo nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn nên thu hút lượng vốn lớn nhàn rỗi trong dân cư; thành lập quỹ phát triển đô thị- thông qua quỹ này huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu đô thị TP.HCM. Do đó, những vấn đề cơ sở lý luận được phân tích trong chương 1 sẽ là cơ sở phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch và thực trạng huy động vốn phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận trong chương 2, đồng thời đây cũng là nền tảng để xây dựng các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch của Ninh Thuận trong chương 3.

        Quá trình phát triển du lịch Ninh Thuận thời gian qua 1. Giới thiệu tổng quan về Ninh Thuận

        • Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận thời gian qua
          • Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển ngành du lịch Ninh Thuận

            - Bên cạnh du lịch biển và du lịch văn hóa, Ninh Thuận còn nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch lịch sử như khu du lịch sinh thái Sông Ông quy mô 200ha đang được đầu tư, còn các khu du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử như: Khu vực hồ Sông Trâu (huyện Ninh Hải) gắn với vùng Bình Nguyên Ba Chi-Ma Trai rộng hàng trăm ha, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Rắc lây; Khu vực hồ Sông Sắt (huyện miền núi Bác Ái) gắn với điểm di tích lịch sử Bẫy đá Pi Năng Tắc huyền thoại thời chống Mỹ và khu du lịch suối nước nóng Mỹ Á-Tân Sơn. Phát huy lợi thế về kinh tế biển, trong những năm qua, ngành du lịch đã hoàn thành 04 quy hoạch là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Thuận đến 2010, Quy hoạch chi tiết du lịch Ninh Chữ-Bình Sơn gắn với đô thị du lịch thị xã Phan Rang, Quy hoạch khu du lịch chuyên đề Ninh Chữ-Vĩnh Hy, Quy hoạch chi tiết khu du lịch biển Bình Tiên với nội dung hình thành 2 hạt nhân là hạt nhân du lịch biển nghỉ dưỡng Bình Sơn-Ninh Chữ, hạt nhân du lịch biển nghĩ dưỡng đặc biệt và du lịch sinh thái Vĩnh Hy và điều chỉnh mở rộng quy hoạch du lịch biển Cà Ná tạo thế kết nối tour du lịch biển-núi-.

            Bảng 2.1:   Số lượng khách du lịch đến Ninh Thuận từ năm 2000-2007
            Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến Ninh Thuận từ năm 2000-2007

            Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Ninh Thuận thời gian qua 1. Huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước

              (Nguồn: Sở Tài chính và Cục Thống kê Ninh Thuận) Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách của tỉnh đến nay vẫn chưa có nguồn thu chủ lực và thiếu bền vững, chưa có các sản phẩm có thuế suất cao, thiếu chính sách tài chính nhằm huy động các nguồn thu mới, bên cạnh đó thu về giao quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng còn cao so tổng thu ngân sách tỉnh, thu từ nội bộ nền kinh tế tăng chậm, thu từ thuế thu nhập và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp. - Nguồn huy động vốn đầu tư chưa đa dạng, chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư lĩnh vực du lịch; việc tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương vào phát triển ngành du lịch chưa nhiều; còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các công cụ huy động vốn quan trọng trên thị trường tài chính như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chưa khai thác tốt các quỹ hỗ trợ tài chính để phát triển du lịch địa phương.

              Bảng 2.5:  Chi ngân sách tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002-2007
              Bảng 2.5: Chi ngân sách tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002-2007