Thực trạng và triển vọng bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở đường biển tại PTI

MỤC LỤC

NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển chở bằng đường biển

Theo định nghĩa trong Bộ Luật Hàng hải năm 2005, tại điều 225: “Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa , các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được đảm bảo bằng tàu, hàng hóa và tiền cước vận chuyển. Một tổn thất chung có các đặc trưng như phải là hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền viên, thuyền trưởng trên tàu; sự hi sinh phải là đặc biệt; sự hi sinh hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình; tai họa phải thực sự xảy ra và nghiêm trọng; mất mát thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hàng động tổn thất chung; xảy ra ở trên biển….

Bồi thường tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển

Tổn thất chung (TTC) là loại tổn thất có tính chất hy sinh vì mục tiêu chung, phục vụ lợi ích chung cho những trường hợp và điều kiện đặc biệt (những hi sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hàng một cách cố ý hoặc hợp lý nhằm cứu tàu, cước phí và hàng hóa trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng). Hệ thống thông tin truyền thông phát triển, đặc biệt là khi internet trở nên phổ biến tại mọi quốc gia giúp khách hàng có thể thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm khi tổn thất xảy ra đối với hàng hóa của họ dù ở bất cứ đâu, và ngay lập tức doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra cách giải quyết hợp lý cho từng trường hợp. Trong khâu khai thác khách hàng, doanh nghiệp thực hiện công tác tuyên truyền tư vấn tốt cho khách hàng về quy trình giám định bồi thường của doanh nghiệp mình và trách nhiệm của họ khi tham gia vào hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp thì khi tổn thất xảy ra khách hàng biết mình phải làm gì sẽ giúp giảm thời gian và chi phí cho công tác giám định bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất tại doanh nghiệp bảo hiểm Nếu công tác đánh giá rủi ro được doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện tốt thì công tác đề phòng và hạn chế tổn thất tốt sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho công tác bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển của doanh nghiệp.

ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN 2007-2010

Khái quát chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI và tình hình kinh doanh bảo hiểm của PTI

● Kinh doanh bảo hiểm gốc: Hiện nay, PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hơn 100 sản bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: Bảo hiểm tài sản kỹ thuật (bảo hiểm tài sản và trách nhiệm, bảo hiểm kỹ thuật), Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hải (bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu thủy và P&I) và Bảo hiểm con người. PTI đã kí được các hợp đồng bảo hiểm với các đối tác như VNPT (bảo hiểm phóng vệ tinh Vinasat 1 năm. 2008, hợp đồng bảo hiểm vận hành vệ tinh Vinasat 1 trên quỹ đạo bắt đầu từ năm 2009), Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinashin, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Đông (bảo hiểm thân tàu và P&I), Công ty Cổ phần Hàng không Mekong (bảo hiểm hàng không). Một số hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp bảo hiểm PTI đã nhận là chương trình bảo hiểm hàng thiêt bị điện tử xuất nhập khẩu của công ty FPT với giá trị bảo hiểm là 1,4 tỷ đồng; bảo hiểm hàng máy móc thiết bị xuất nhập khẩu của công ty công nghệ Quốc phòng với giá trị bảo hiểm là 1,31 tỷ đồng; bảo hiểm nguyên liệu nhập khẩu cho Tân Hiệp Phát với giá trị bảo hiểm là 2,9 tỷ đồng.

Qua bảng trên cho thấy số đơn bảo hiểm đã cấp tăng dần theo các năm, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 2008 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp nói chung và đối với hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng của PTI, số đơn bảo hiểm cấp năm 2008 giảm so với năm 2007 là 11,77 % tương đương với giảm 100 đơn bảo hiểm.

Sơ đồ 1:  Sơ đồ tổ chức của PTI
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của PTI

Công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010

- Đối với tổn thất về chi phí: ngoài tổn thất hàng do các rủi ro được bảo hiểm gây nên, PTI cũng bồi thường cho các chi phí như Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất (chi phí đóng gói, thay bao bì, cứu hàng…) nhưng tổng phí không được vượt quá số tiền bảo hiểm; Chi phí riêng (chi phíu dỡ hàng, bảo quản và sắp xếp hàng tại cảng lánh nạn); Đóng góp tổn thất chung; Chi phí cứu hộ và các chi phí khác. - Bồi thường viên/ người được phân công gửi phòng kế toán một bản kèm theo bản thanh toán bồi thường để làm thủ tục chuyển tiền; gửi Phòng tái bảo hiểm một bản để làm thủ tục đòi các nhà tái bảo hiểm; gửi đơn vị khai thác một bản để biết kết quả giải quyết khiếu nại phục vụ cho công tác khai thác và gửi thông báo cho các nhà đồng bảo hiểm khác nếu PTI là nhà bảo hiểm chính. - Sau khi nhận được hồ sơ bồi thường từ đơn vị bồi thường, Phòng kế toán phải kiểm tra lại các chứng từ, nếu phát hiện vấn đề không phù hợp, trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường, Phòng kế toán phải có văn bản đề nghị đơn vị bồi thương/ đơn vị khai thác giải thích và/hoặc trình Giám đốc đơn vị/ Tổng giám đốc/ người được ủy quyền xem xét, chỉ đạo.

- Công tác đề phòng và hạn chế tốn thất của PTI được thực hiện khá tốt trong những năm qua, nhờ vậy mà đã hạn chế được thiệt hại lớn khi tổn thất xảy ra với những hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mà Công ty nhận bảo hiểm., không những thế công tác này còn giúp giảm bớt được chi phí cho bồi thường của PTI và nâng cao doanh thu của Công ty. Công ty có thể thực hiện tái bảo hiểm dễ dàng hơn nhằm tránh rủi ro khi có tổn thất lớn xảy ra, và khi tổn thất xảy ra với những chuyến hàng quốc tế mà PTI bảo hiểm thì việc thuê giám định cũng sẽ nhanh chóng hơn đảm bảo công tác giám định bồi thường được tiến hành theo quy định, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng từ đó củng cố lòng tin của khách hàng vào dịch vụ của Công ty. Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực bảo hiểm trên thi trường Việt Nam hiện nay, đôi khi hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh cũng xảy ra như giảm phí bảo hiểm…Điều này khiến cho PTI phải đưa ra các biện pháp để cạnh tranh giữ vững thị trường dẫn đến nguy cơ giảm doanh thu mà số tiền bồi thường có nguy cơ tăng cao làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Sơ đồ 2: Quy trình giám định tổn thất hàng hóa của PTI
Sơ đồ 2: Quy trình giám định tổn thất hàng hóa của PTI

HIỂM HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYấN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN TỚI

    Những vấn đề đó như người chuyên chở và khách hàng có thể liên kết với giám định viên hay nhân viên bảo hiểm để trục lợi bảo hiểm, khiến cho công ty thất thoát một số tiền bồi thường lớn; người chuyên chở không chịu hợp tác với trong việc giám định, chi trả bồi thường (trong trường hợp lỗi do người chuyên chở) làm kéo dài thời gian khiếu nại đòi bồi thường; hoặc Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam … Thực tế tại Việt Nam cho thấy việc đưa ra các chính sách, đường lối phát triển của Nhà nước và các cơ quan chức năng còn chậm, không dự báo chính xác được tình hình Việt Nam trong những năm tới làm cho việc nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển nói riêng và các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung gặp nhiều khó khăn. Khi nhận được báo cáo giám định của giám định viên về việc phân chia tổn thất, chỉ ra nguyên nhân tổn thất và các chi phí, tổn thất được được bồi thường thì nhân viên bồi thường không nên dựa hoàn toàn vào đó mà phải có khâu kiểm tra lại theo những điều kiện trong đơn bảo hiểm của khách hàng để xác định chính xác nguyên nhân gây tổn thất được bảo hiểm hay không… Trong trường hợp có khó khăn thì nhanh chóng xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, nếu phát hiện sai sót cần thông báo ngay cho khách hàng, cho giám định viên và cấp trên để sửa chữa, giám định lại nếu cần thiết. Để giảm thiểu trục lợi bảo hiểm trong công tác bồi thường, công ty cần yêu cầu nhân viên thực hiện kiểm tra hồ sơ khiếu lại một cách nghiêm túc, cẩn thận và nếu có dấu hiệu gì đáng nghi thì phải thông báo ngay để tránh trường hợp làm hợp đồng bảo hiểm giả, khai ngày tổn thất xảy ra sau ngày kí kết hợp đồng bảo hiểm hay nhân viên giám định và khách hàng cấu kết khai tăng giá trị tổn thất… Mọi quy trình thực hiện phải được ghi lại cụ thể, chi tiết để khi phát hiện sai sót, nhầm lẫn thì có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

    Đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Công ty Cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” được thực hiện với mong muốn có thể đưa ra một vài khuyến nghị dựa trên tình hình thực tế tại PTI để góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển tại công ty và biến nó trở thành một trong những nghiệp vụ mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển toàn diện của công ty.