MỤC LỤC
Nhân tố đẩy là những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…ở vùng xuất phát đang gây khó khăn cho người dân ở đó như là: do điều kiện sống khó khăn, ít công ăn việc, thiếu đất đai làm nên người ta phải di cư rời bỏ quê hương tìm đến một nơi khác để cư trú và làm việc kiếm sống, trong đó khu vực thành thị với nhiều lợi thế là những nhân tố kéo người nông dân rời bỏ nông thôn và đến đó lập nghiệp – đây là “nhân tố đẩy” (Mô hình nhân tố đẩy và kéo – Ernest Ravenstein 1989); thứ hai, do các nhân tố hút ở nơi đến như những điều kiện, yếu tố thuận lời về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…cùng với sự hấp dẫn về việc làm, cơ hội thu nhập cao và mức sống ở nơi đến, đây là “nhân tố kéo”. Hầu hết kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, việc cố gắng hạn chế dòng di cư từ nông thôn lên các thành phố lớn bằng các biện pháp hay rào cản trực tiếp hay gián tiếp, ngấm ngầm hoặc công khai thực sự không hiệu quả bởi nó không chặn đứng được dòng di cư mà còn gây ra sự xung đột không cần thiết và gây ra cái giá phải trả về những cơ hội bị bỏ lỡ về tăng trưởng kinh tế và sự hội tụ mức sống (Báo cáo phát triển thế giới năm 2009), vì vậy thay vì chống lại sức hút những người di cư rời làng quê của họ, chính phủ nên cố gắng xóa bỏ những nhân tố đang xô đẩy người dân ly hương.
Mặt khác, tự do hoá thương mại còn là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, do hàng hóa có hàm lượng tri thức cao của các nước này chiếm tỉ lệ thấp, trình độ sản xuất hạn chế, hàng hóa không có khả năng cạnh tranh được với hàng hóa của các nước phát triển nên tình trạng biến động trong sản xuất kinh doanh, việc làm, lao động dư dôi…có thể xảy ra trong quá trình mở cửa thương mại. Năng suất lao động của các nước đang phát triển bị ảnh hưởng lớn bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện là năng suất lao động có xu hướng tăng lên đi kèm với quá trình chuyển giao công nghệ, kiến thức kinh doanh, điều này làm cho cơ cấu lao động cũng dịch chuyển theo, lao động sẽ đi tới đâu mà có năng suất cao hơn tương ứng với mức lương cao hơn hay từ khu vực thành thị ra khu vực nông thôn.
Đặc biệt với chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài gắn với việc tạo ra khối lượng công ăn việc làm lớn, mở rộng thị trường lao động phi nông nghiệp và hướng vào xuất khẩu; kết hợp của kênh tự do vốn đầu tư và tự do thương mại đó là khối lượng việc làm to lớn nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài, các khu vực chế xuất và xuất khẩu, thu hút lực lượng lao động đông đảo ở các khu vực trung tâm, trong khi các khu vực này không đủ lao động để đáp ứng và được bổ sung lớn từ lao động nông thôn. Mặt khác, toàn cầu hoá làm tăng sự chênh lệnh, bất bình đẳng về kinh tế - xã hội giữa nông thôn – thành thị, lao động giản đơn như nông dân ngày càng giảm ý nghĩa trong sản xuất và cạnh tranh mang tính toàn cầu trong sự phát triển như vũ bão và không ngừng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, con người - với năng lực và trình độ của mình ngày càng đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động, mọi quyết định của quá trình sản xuất và cạnh tranh.
Năng suất lúa có tăng qua các năm nhưng do yếu tố tăng diện tích là 60% và yếu tố năng suất tăng chỉ chiếm 40% (trong đó ngoài yếu tố tăng năng suất do khoa học kĩ thuật thì tác động của. Chi tiêu công cho nông nghiệp so với tổng GDP nông nghiệp. Malaysia Philippines Mexico Việt Nam. tăng năng suất lao động tới tăng năng suất lúa là không nhiều vì chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn rất thấp). Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó ví dụ như khi họ tốt nghiệp phổ thông. Ngoài ra, trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm nhất là khi nông nghiệp gặp khó khăn hơn trong bối cảnh hội nhập sâu hơn của Việt Nam. thị phần thế giới), về hạt điều (chiếm 9,5% thị phần thế giới)..Với vị trí quan trọng như vậy, nông nghiệp đã trở thành chìa khoá đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. Những thách thức đó là: nông nghiệp Việt Nam còn thấp kém trong khi đó ràng buộc kinh tế song phương và đa phương ngặt nghèo; nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng quy mô nhỏ, phân tán và lạc hậu, những phát triển chủ yếu theo bề rộng dựa trên khả năng tự nhiên, đầu tư khoa học và công nghệ thấp, khả năng cạnh tranh trên thế giới thấp: năng suất thấp, chi phí sản xuất cao, công nghệ sau thu hoạch và chế biến lạc hậu; khó khăn trong việc vượt qua rào cản kĩ thuật khắt khe của các nước phát triển nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ thống pháp lý còn bất cập;.
Nhìn chung nhóm KT3 và KT4 là di cư tự phát(không được nhà nước tổ chức hoặc bảo trợ), kiểm soát số người di cư dạng KT4 rất khó khăn và hầu hết các số liệu di cư về nhóm này chưa được tính toán đầy đủ vì chúng phụ thuộc vào việc đăng ký nhà trọ/khách sạn với công an. Có thể giải thích là hầu hết những người thuộc diện KT4 và KT3 đang sống và làm việc ở khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ. học xong tiểu học) và những người có trình độ cao nhất kiếm được trung bình là 1.579.016đ/tháng hoặc gấp 4 lần người không đi học. Ảnh hưởng của việc đăng kí hộ khẩu đối với cuộc sống của người di cư đặc biệt là về phương diện tiếp cận các dịch vụ công, cụ thể là giáo dục và chăm sóc sức khỏe là rất lớn bởi hộ khẩu rất quan trọng với người dân đô thị vì nó gắn liền với nhu cầu dịch vụ và vị thế pháp lý trong cuộc sống ở thành phố; những đối tượng KT3 và KT4 về mặt pháp lý và hành chính thì khác với những người có hộ khẩu thường trú KT1 và KT2 vì phần lớn những người KT3 và KT4 là những người di cư tự do, không có hộ khẩu tại nơi đến.
Sau đó là các quy định về đảm bảo quyền và nghĩa vụ của những người di cư, thực hiện các quyền cơ bản của người di cư bao gồm: quyền lợi chính trị, quyền và nghĩa vụ lao động, quyền có nhà ở, đất ở, quyền và nghĩa vụ về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, quyền hưởng thụ các dịch vụ điện nước, quyền hưởng thụ giáo dục, văn hóa, thể thao..Các quy định về hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến người nhập cư vào các đô thị và khu công nghiệp nhiều là vậy nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế và khúc mắc trong lúc thực hiện. Nguyên nhân của những hạn chế: do nhận thức của các cấp các Bộ, ngành và chính quyền địa phương về vấn đề di cư chưa nhất quán, còn xem nhẹ sự đóng góp của người di cư đối với xã hội; cơ chế phân bổ chính sách dựa trên dân số chính thức, mà dân số chính thức chỉ tính đến số người tạm trú từ 6 tháng trở lên; việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không đồng bộ, không đi vào cuộc sống và gây bức xúc cho người dân nói chung và người di cư nói riêng; việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật nhiều bất cập như: tổ chức và tuyên truyền giáo dục cho người di cư về chính sách và pháp luật còn yếu, người di cư chưa có ý thức được quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật cho nên kết quả thực hiện chính sách chưa cao, vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với người di cư trong thực thi chính sách, pháp luật chưa cụ thể, thiếu sâu sát và còn quan lieu, mệnh lệnh và hành chính; vai trò của các đoàn thể quần chúng nhân dân chưa được phát huy trong đó công tác tuyên truyền giáo dục người di cư ý thức đối với trách nhiệm và thực hiện quyền với pháp luật còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh vai trò tích cực của những người di cư trái lại cũng có những ý kiến về tác động tiêu cực không mong muốn của dòng di cư như: những người di cư tạo ra sức ép về cơ sở hạ tầng, tăng thêm gánh nặng trong việc quản lý trật tự an toàn xã hội, thiếu ý thức vệ sinh trật tự an ninh…Do đó mà nhiều quan điểm cho rằng, người dân di cư từ nông thôn ra đô thị đang bị xã hội nhìn nhận như là nguyên nhân của sự mất ổn định, thiếu mĩ quan đô thị…Di cư từ nông thôn ra thành thị gây ra những tác động tiêu cực là một thực tế ở nhiều nước, song việc kiểm soát các dòng di cư đi tìm việc làm là không thực tế và không thể thực hiện được. Những biện pháp đó bao gồm: không ngừng tăng thêm sự chi viện của nhà nước cho phát triển nông nghiệp; ngày càng chú trọng tới khu vực nông thôn về các mặt tài chính, thu thuế; tích cực đưa ra các biện pháp, chính sách để giảm bớt khó khăn về tài chính cho các huyện, xã khu vực nông thôn, tăng thêm nguồn ngân sách cho phát triển giáo dục, y tế, văn hoá đối với khu vực nông thôn; tiếp tục hoàn thiện và tăng cường chính sách trợ cấp đối với nông dân; cố gắng khai thác tiềm lực, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đồng thời, căn cứ theo nhu cầu của thị trường, đưa ra các biện pháp thích hợp cho từng khu vực để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất.