Đánh giá và mô hình hóa thiệt hại kinh tế xã hội do bão số 7 năm 2008 gây ra tại huyện Diễn Châu, Nghệ An

MỤC LỤC

TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN CỦA BÃO TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN

Đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và tình hình phát triển kinh tế huyện Diễn Châu, Nghệ An

Huyện nằm trên trục giao thông Bắc – Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, Tỉnh lộ 538 cùng tuyến đường sắt Bắc – Nam. Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu xói mòn trơ sỏi đá. Độ ẩm khụng khớ bỡnh quõn cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng( độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây dựng, tương đối phong phú như vỏ sò, đất sét, đá sa, phiến thạch,… Trữ lượng nguồn vật liệu xây dựng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của địa phương. Hoạt động văn hóa, thông tin của huyện trong những năm vừa qua phát triển sâu rộng từ huyện xuống các thôn xóm, góp phần kịp thời phổ biến các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, nâng cao chất lượng truyền thống( như làng, thôn, xóm,…) được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâm kinh tế văn hóa của xã. Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có : 40 trường mần non, 42 trường tiểu học, 40 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông(. trong đó có 4 trường dân lập bán công).

Đến nay toàn huyện có 100 % số xã, thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100 % và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng. Hiện tại Diễn Châu có một bệnh viện huyện, ngoài ra còn có một số bệnh viện, phòng khám tư nhân nằm trên địa bàn thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một sội vệ sinh phòng dịch và 39 trạm y tế của 39 xã, thị trấn. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Diễn Châu thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước phát huy được tiềm năng lợi thế và vị trí của huyện.

Bảng 2.1 : Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu.
Bảng 2.1 : Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu.

Thiệt hại do bão tại huyện Diễn Châu, Nghệ An trong những năm gần đây

Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, bảo hiểm,…có tốc độ phát triển nhanh.

Diễn biến và thiệt hại do bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An

Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to; Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to, gây lũ lớn trên các sông suối, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở các vùng trũng. Theo đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng thì trong điều kiện thời tiết như hiện nay, dịch sốt xuất huyết Dengue đang có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, có nguy cơ cao sẽ bùng phát thành dịch lớn trên diện rộng. Nắm bắt kịp thời các thông tin về các đợt bão lụt, thực hiện nghiêm túc các công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo PCLB TW, Uỷ ban Quốc gia TKCN, triển khai đối phó kịp thời với các đợt ATNĐ, các cơn bão và mưa lũ.

Bộ đội biên phòng, công an tỉnh đã bố trí các tổ công tác cùng tàu, xuồng cứu hộ thường trực tại các bến sông để sẵn sàng giúp dân sơ tán, kêu gọi tàu thuyền, tìm kiếm người bị nạn trong bão lụt, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn của các công trình trọng điểm, các tuyến đường sông. Điển hình đã tổ chức tốt TKCN vụ đắm tàu tại bờ biển xã Diển Kim, Diễn Châu: Lúc 18h.00 ngày 30/9/2008 xà lan của Công ty thi công cơ giới đường thủy, Bộ giao thông vận tảivào tránh trú bão bị chết máy, mắc cạn tại bờ biển xã Diễn Kim. - Khắc phục thiệt hại các công trình hạ tầng, giải quyết thông tuyến đảm bảo giao thông thông suốt, tu sửa công trình thủy lợi, hồ đập để sẵn sàng đối phó với mưa lũ tiếp và phục vụ sản xuất.

- Các Sở Y tế, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên & Môi trường thành lập các đoàn cùng các huyện thực hiện cong tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh, nhất là vùng bị ngập úng, lụt, lũ quét, Phát động nhân dân ra quân làm thủy lợi. Kịp thời phân phối hỗ trợ của Chính phủ cho các gia đình có người chết, nhà bị trôi, đổ sập, khôi phục sản xuất nông nghiệp, thủy sản, mua thuốc phòng dịch bệnh y tế và khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi, thiết bị thông tin phục vụ đánh bắt thủy sản địa phương khắc phục hậu quả mưa lụt. Tác động của bão số 7 đối với huyện Diễn Châu sẽ được trình bày cụ thể trong bảng 3.1: Các loại thiệt hại do bão số 7,2008 tại huyện Diễn Châu và phương pháp đánh giá ở chương 3, phần 3.

ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 7, 2008 TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN

Đánh giá thiệt hại

Ảnh hưởng của bão đối lên nền kinh tế nước ta nói chung và huyện Diễn Châu, Nghệ An nói riêng bao giờ cũng gây thiệt hại lớn đến ngành nông nghiệp vì đây là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế. Theo số liệu của phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu, Nghệ An ta có bảng sản lượng và diện tích gieo trồng của cây cối, hoa màu từ năm 2003 đến năm 2007. Thiệt hại của ngành thủy sản bao gồm: thiệt hại về các đầm nuôi hải sản, thiệt hại do khối lượng cá tràn bờ, thiệt hại do tàu thuyền bị đắm và bị hư hỏng.

Theo báo cáo của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lên Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lí đê điều tỉnh Nghệ An thì diện tích cá tràn bờ là 500 ha, gây thiệt hại 4.500 triệu đồng. Theo báo cáo của huyện Diễn Châu, bão số 7 đã gây thiệt hại lên các công trình thủy lợi làm đê sông Bùng Diễn Kỷ sạt lở 2 km, đê Kênh Nhà Lê, Diễn Hải sạt lở 3 km, cống tiêu bị hư hỏng 6 cái gồm : Cống Diễn Vạn 1 cái, Diễn Hoa 2. Chính quyền địa phương đã phải bỏ chi phí để mua nguyên vật liệu và thuê nhân công để sửa chữa các tuyến đường này giúp người dân lưu thông bình thường.

Do ảnh hưởng của bão mà nhiều hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và các công trình vệ sinh của các hộ gia đình bị hư hỏng nặng làm xáo trộn cuộc sống. Vì thế khi bão qua đi huyện đã phải bỏ ra chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải tràn ngập, xác gia súc, gia cầm chết trên đường, ô nhiễm mùi,…là 50 triệu.Ngoài ra tỉnh cũng có hỗ trợ kinh phí cho việc khắc phục này là 30 triệu. Do đó sau cơn bão số 7 huyện Diễn Châu đã xuất hiện một số bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, đau mắt hột và sốt xuất huyết làm họ mất đi một khoản chi phí chữa bệnh, giảm thu nhập do thời gian chữa bệnh phải nghỉ làm và ảnh hưởng đến người thân chăm sóc.

Với người bệnh thì mắc bệnh gây mất khả năng lao động làm giảm năng suất xã hội do đó thiệt hại sản phẩm thuần túy trong thời gian ốm đau của người bệnh chính là chi phí cơ hội của người bệnh trong thời gian chữa bệnh. Theo báo cáo của UBND huyện Diễn Châu thì huyện đã nhận được một số tiền cứu trợ và từ thiện sau bão do một số tổ chức từ thiện trong cả nước cho những người dân bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão vừa qua như những ngư dân nghèo hay các gia đình chính sách,… bị bão cuốn trôi nhà cửa, thiệt hại tài sản lớn.

Bảng 3.4: Thiệt hại về nhà cửa do bão gây ra
Bảng 3.4: Thiệt hại về nhà cửa do bão gây ra

Nhận xét

Việc nhận dạng và đánh giá được những thiệt hại gián tiếp, dài hạn sau bão sẽ giúp cho các nhà quản lý cũng như người dõn thấy rừ được hậu quả lõu dài của nú đến cụng việc sản xuất của người dân. Từ đó hỗ trợ họ phân bổ hợp lý nguồn vốn, tài nguyên và nhân lực. - Ngoài ra bão số 7 cũng gây thiệt hại về nhà cửa, trường học, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường.

Mặc dù không có thiệt hại về người do bão số 7 không phải là cơn bão mạnh tuy nhiên sau bão đã xuất hiện một số bệnh tật do nước sinh hoạt và môi trường bị ô nhiễm. Trong khi đó chi phí để khắc phục môi trường lại còn quá ít, chỉ có 47 triệu đồng. Tóm lại thông qua việc đánh giá thiệt hại do bão cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất về những tác động trực tiếp cũng như hậu quả mà bão để lại lên con người và tài sản.

Qua đó sẽ rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý báu trong việc quản lý, phân bổ nguồn lực đối phó với bão trong tình hình, diễn biến phức tạp của thiên tai hiện nay.