Hương ước Hội đồng làng Duyên Trường về quản lý xã hội và thuế khóa

MỤC LỤC

Khoán ước xã Duyên Trường Huyện Thanh Trì

    Hội đồng chon một ngưởi làm thủ lọ để trông nom, trông nom, sai bảo dân đinh, tuần tráng sửa sang đường xa,cầu cống trong làng cho cao ráo sạch sẽ. Đến kỳ sưu thuế Lý trưởng lĩnh bài giấy về định ngày cho bổ thuế, thì gióng trống làng, cả dân vào hội đồng căn cứ theo giấy tờ các hạng mục sưu thuế bao nhiêu bạc xem cho minh bạch, chiếu bổ tinh dinh điền quân cấp chịu nhận. Nếu ai bỏ sưu thuế chung Lý trưởng phải tường đến hội đồng, thì hội đồng trích tiên công giao lý trưởng đề nạp, rồi trình quan trừng trị, về sau không dự ngôi hương ẩm.

    Mỗi năm cứ đầu tháng 2 cắt tuần sương, thì hội đông lý dịch chiếu nhân đinh số, từ trưởng trở xuống chọn lấy 15 hoặc 20 người trai trai khỏe maunhj làm tuần xã, có sáo gậy tử tế để đêm ngày tuần phòng trông nom trong làng, ngoài đồng và đắp các đường khuyến nông thủy thế giúp may tùy liệu. Nếu tuần không chịu trông nom đẻ tháo mất nước, hội động phạt cả tuần một đồng bạc sung công như hai mùa công tư lúa ruộng cho tuần, nội canh mỗ sào 1 lượm hoa màu, khoai sọ, khoai vụ mỗi sào 5 xu. Ai có trâu bò vịt gà hủy đồng điền, tuần tráng bắt được hì phải nộp lệ 20 khâu trầu, hai hào sung công và chịu chiếu giá mà đền cho người điền chủ.

    Trong làng ai mất của gì tự một đồng trở lên hoặc trâu bò mà hội đồng vẫn xét thực chiếu giá chia 3, chủ chị một phần, tuần xóm 1 phần, tuần sường 1 phần. Mỗi xóm lại bảo một người trương tuần có tài sản và lương thiện để thu tiền ruộng và thuế công điên, cùng cử suất trai ra tuần xóm ấy cũng phải có sáo gậy cho tử tế. Người nào thừa cơ cứu hỏa lấy đồ vật của khổ chủ, tuần tráng các người làng bắt được thì phạt 5 hào bạc, sung công 4 hào, còn 1 hào cho người bắt được.

    Hễ người làng khác có tổ mộ đem đến chôn cất nhờ không cứ ở đường đồng hoặc ruộng tư, phải sửa 1 cái thủ lợn, một mâm xôi, 5 bình rượu, đẻ lễ thần rồi kính dân và nộp vào công quỹ mỗi ngôi 10 đồng bạc. Trong làng ai có ăn trộm gà vịt, chó lợn buồng cau, nải chuối, cây tre, cái củi, các hoa màu, các đồ vật trong vườn trầu hay mai, trộm trầu từ một nắm trở lên mà tuần tráng bắt được tường đến hội đồng lý dịch trình quan xử trị. Trong làng ai trêu ghẹo đàn bà con gái, bắt được đích thực cùng những người trêu ghẹo là can đến cương thuần luân lý, tức là người mà luật cấm không cho giá thú mới nhau thì phạt 5 hào xung công.

    Trong làng ai chiếm trộm công điêng, công thổ mà hội đồng lý dịch trích ra được thì phải trả lại ruộng đất và bồi thường hoa lợi tử khi chiếm trộm. Hôm mở trầu thì quản đãi các cụ 70, các chức hội đồng lý dịch , trưởng hóa phi và biện 1 con lợn giá 8 đồng bạc, 15 bình rượu, 2 mâm xôi, trầu cau hương sáp để giáp trưởng ra đình lễ để lễ đinh thờ thần. Trong làng ai đỗ tham biện, cử nhân, tú tài Tây trở lên phải khao một con lợn, 10 bình rượu, 100 cau và mười đồng bạc sung công thì được dự chiếu khoa mục.

    Ai được thưởng tứ cửu phẩm trở lên thì phải khao một con trâu, 20 bình rượu, 100 quả cau và 20 đồng bạc sung công thì được dự chiếu phẩm hàm. Người nào làm lý hương hoặc hội đồng chức dịch mãn lệ thì phải sửa một cía thủ lợn, 1 mâm xôi, 1 bình rượu, 1 cơi trầu lễ thần kính dân.

    LUẬT TỤC

      Trong lang khi có tu lý tạo đình vũ chùa miếu, cầu quán, hoặc tế khí… mà ai có lòng cúng tiến hoặc có đồ khác thì dân phải ghi phương ở nơi ấy. Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến và đặc biệt các vùng dân tộc thiểu số luật tục đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bản chất nguyên thủy của luật tục ra đời chứa đựng những quy tắc xử sự chung trong phạm vi cộng đồng và có tính bắt buộc thực hiện thong qua sự tự giác, tự nguyện của mỗi thành viên trong cộng đồng.

      Nội dung của luật tục có tính tổng hợp bao hàm những chuẩn mực xã hội và hành loạt những khía cạnh cụ thể, ứng yêu cầu duy trì, củng cố tính thống nhất và quan hệ cộng đồng của dân làng; nó có tác dụng chuẩn mực trong khuôn mẫu ứng xử và lề lối sinh hoạt xã hội, xác lập hệ thống tôn ti trật tự chung, chế định các mối liên hệ của con người trong quan hệ xã hội. Các luật tục đề cập đến nhiều mặt trong cuộc sống sinh hoạt hoạt hàng ngày: Quan hệ gia đình ( quan hệ hôn nhân, quan hệ nam nữ, cha mẹ với. con cái, đính hôn, ly hôn,…); Quan hệ cộng đồng( các vi phạm lợi ích cộng đồng, về trật tự an ninh xã hội, không tôn trọng phong tục tập quán…); Về tài sản và sở hữu( quan hệ sở hữu, khai hoang đất và quyền sở hữu ruộng đất, về của cải tài sản, giải quyết nợ nần, gia súc, đất đai…);. Những tội phạm về tình dục (tội gian dâm, loạn luân, những điều cấm kị.); Những quy định chung về luật tục ( các quy định về mở đấu, về các tội và việc xét xử, các điều tổng quát, kết thúc một vụ việc…); Về việc xâm phạm đến tính mạng( âm phạm thân thể, tính mạng của người khác, các trọng tội, các tội giết người…); Về vai trò của người đứng đầu làng (tội xúc phạm đến già làng, trưởng thôn, về quan hệ với các thủ lĩnh, các tội chống chủ làng….

      Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của pháp luật ngày càng lớn, càng tạo tiền đề cho nó chuyển dần sang sự thực hiện mang tính tự quản. Luật tục, ở một phạm vi nhất định cũng có vai trò, giá trị xã hội quan trọng như pháp luật là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, duy trì và đảm bảo trật tự cộng đồng. Các thiết chế ngoài pháp luật trong đó có luật tục vừa chịu ảnh hưởng nhất định của pháp luật và cũng tác động ngược lại pháp luật.

      Hơn nữa, các thói quen xã hội do luật tục tạo nên có ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức pháp luật, thực hiện pháp luật thậm chí với sự ràng buộc mạnh hơn. Nắm vững luật tục để thực thi hiệu quả pháp luật là mục tiêu hướng tới của các nhà lập pháp, quản lý, tư pháp và toàn thể xã hội. Nền tảng đóng vai trò hình thành nên Luật tục đó là các yếu tố tín ngưỡng,văn hóa… Cùng với pháp luật Nhà nước, luật tục vẫn tồn tại và đóng một vị trí quan trong trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

      Những luật tục chứ đựng phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu dần được xóa bỏ, những luật tục chứa những điểm tiến bộ vẫn được giữ lại, nhằm mục đích tổ chức quản lý thôn làng. • Luật tục đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nguyên tắc của việc xây dựng hương ước của đồng bào dân tộc thiểu số. • Những luật tục tiến bộ, những phong tục tập quán tốt đẹp của văn hóa cổ truyền của thôn, làng dân tọc thiểu số được kế thừa và phát.

      Những hạn chế của Luật tục

      Một trong những yêu cầu xây dựng hương ước là những luật tục lạc hậu cần xóa bỏ.