Thiết kế kho bảo quản lạnh rau quả xuất khẩu công suất 1500 tấn

MỤC LỤC

QUI TRÌNH SẢN XUẤT

Sơ đồ dây chuyền công nghệ đối với rau quả

    Khi thu hái thường tiến hành vào lúc sáng sớm vì lúc đó thành phần dinh dưỡng của rau quả đạt cao nhất, hương vị khẩu vị và những tính chất vật lí ít bị biến đổi. Các loại rau quả trên khi đặt vào các sọt hoặc thùng gỗ thưa thì khối lượng không quá 20 kg trừ khi quá trình bốc xếp được cơ giới hoá thì khối lượng mới tăng lên. Rau quả trước khi đem vào kho bảo quản lạnh phải qua phòng làm lạnh nhanh, trong các phòng làm lạnh nhanh có máy lạnh không khí tuần hoàn, không khí cưỡng bức khi nhiệt độ đem bảo quản lớn hơn 5oC.

    Kiểm tra cảm quan: Kiểm tra sản phẩm, bao bì, dụng cụ về mặt cảm quan như màu sắc, mùi vị, khối lượng, hình thái và hương vị đặc trưng cho sản phẩm. Những biến đổi về vật lý,sinh lý sinh hoá xảy ra ở rau quả tươi trong quá trình bảo quản liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của rau quả tươi, giống, điều kiện trồng trọt và chăm sóc, độ già chín khi thu hái, kỹ thuật thu hái, vận chuyển và những yếu tố kỹ thuật trong quá trình bảo quản. Phần lớn các biến đổi của rau quả sau thu hoạch vẫn còn tiếp tục, nhưng có sự khác biệt cơ bản là khi còn trên cây mẹ chủ yếu là tổng hợp chất, còn sau khi thu hái là sự phân huỷ và tiêu hao vật chất để sinh năng lượng duy trì quá trình sống.

    Phải đảm bảo cho nhiệt độ trong phòng giảm xuống 1oC trong vòng 2 ÷ 3 h và khi bắt đầu làm lạnh sơ bộ, nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ của trứng là 2 ÷ 4oC. Những hòm kiện trứng phải được xếp ngay ngắn, vững chắc cao vừa phải, lưới dưới cùng phải được đặt trên bệ gỗ nhỏ để đảm bảo không khí lưu thông thuận lợi.

    TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM

    Biểu đồ nhập nguyên liệu

    Biểu đồ cho thấy nguyên liệu được nhập và bảo quản tập trung vào những tháng đầu năm và cuối năm. Mặt khác đối với tất cả máy móc, nhà kho sau một thời gian sản xuất đều phải được tu sửa. Vì vậy để đảm bảo cho máy móc duy trì, đồng thời tận dụng được thời gian sản xuất thì nhà máy nghỉ sản xuất vào tháng 8 trong năm.

    Biểu đồ sản xuất

      Với Gmaxnh= 1800 (tấn): Lượng nguyên liệu nhập cực đại trong tháng Mnh=2: Hệ số xuất không đều. Để cụng nhõn cú thể vận hành, theo dừi thiết bị dễ dàng và để xõy dựng đơn giản ta bố trớ mỏy nộn và thiết bị vào một phũng .chọn diện tớch phũng mỏy là 12ì18. Mặt khác trong xử lý nguyên liệu phải tính đến diện tích lối đi ,cột cho công nhân làm việc chiếm 40% diện tích sử dụng.

      Bảng 3.4. Bảng bảo quản rau quả, trứng của tháng
      Bảng 3.4. Bảng bảo quản rau quả, trứng của tháng

      MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG LẠNH

      Các thông số để tính cách nhiệt và cách ẩm

      Tại mỗi phòng tất cả các kết cấu bao che (tường ngăn, trần, nền) đều có cách nhiệt và cách ẩm. Bề dày lớp cách nhiệt, cách ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ bên trong và bên ngoài phòng lạnh. Lớp cách nhiệt còn phụ thuộc vào bề dày và tính chất của vật liệu xây dựng.

      Nhiệt độ bên ngoài chọn để thiết kế là nhiệt độ trung bình cộng của nhiệt độ tối cao ghi được và nhiệt độ trung bình cực đại tháng nóng nhất, giá trị này được tính sẵn trong bảng 1-1 cột 4 [4, tr 6]. Chọn độ ẩm trung bình tháng nóng nhất làm độ ẩm tính toán trong thiết kế đồ án. Để hiện tượng ngưng tụ ẩm trên bề mặt tường không xảy ra thì tn> ts.

      Tính cách nhiệt, cách ẩm, kiểm tra đọng sương cho các phòng còn lại

      Đây là dòng nhiệt tổn thất mà máy nén phải đủ công suất để thải nóng nhằm đảm bảo ổn định nhiệt độ trong phòng lạnh. Tính cân bằng nhiệt có mục đích là để xác định công suất lạnh của máy lạnh cần lắp đặt. Q1: dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che của buồng lạnh, Q1 phụ thuộc nhiệt độ bên ngoài.

      Q2: dòng nhiệt do sản phẩm toả ra trong quá trình xử lý lạnh, Q2 phụ thuộc năng suất. Q3: dòng nhiệt từ không khí bên ngoài do thông gió buồng lạnh, Q3 phụ thuộc nguồn nguyên liệu bảo quản. Q4: dòng nhiệt từ nguồn khác khi vận hành kho lạnh, Q4 phụ thuộc quy trình công nghệ chế biến.

      Tính Q1: dòng nhiệt qua kết cấu bao che là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua.

      Tính Q 1 : dòng nhiệt qua kết cấu bao che là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua tường bao, nền và trần được tính như sau

        Kt: hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu bao che, xác định theo chiều dày cách nhiệt, W/m2 độ. - Đối với buồng ở góc kho lạnh: lấy chiều dài từ mép tường ngoài đến trục tâm tường ngăn. Kích thước chiều dài tường trong (tường ngăn): từ bề mặt trong của tường ngoài đến tâm tường ngăn.

        Diện tích của trần và của nền được xác định từ chiều dài và chiều rộng. Chiều dài và chiều rộng lấy từ tâm của các tường ngăn hoặc từ bề mặt trong của tường ngoài đến tâm tường ngăn. Do hướng Tây có phòng máy thiết bị, hướng Nam có hành lang che chắn, hướng Bắc bức xạ mặt trời không đáng kể nên ta chỉ tính toán cho tường bao che hướng Đông.

        TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ

        • Tính và chọn thiết bị chính 1. Tính và chọn máy nén

          Thiết bị bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt dùng để làm lạnh môi trường nào đó dựa vào nhiêt độ sôi của tác nhân lạnh. Căn cứ vào đặc tính của kho bảo quản nhằm cung cấp lạnh đồng đều nên trong phòng lạnh nhanh và phòng bảo quản ta chọn thiết bị bay hơi dàn lạnh và dùng hệ thống ống dẫn không khí lạnh quạt. Dàn bay hơi đặt ở góc phòng và dùng hệ thống ống dẫn không khí lạnh tuần hoàn trong phòng để phân phối đều trong phòng bảo quản.

          NH3 lỏng vào từ phía trên qua van tiết lưu chuyển dần xuống các ống nằm ngang phía dưới, hơi tập trung vào ống gúp đứng để về mỏy nộn. Chọn thiết bị ngưng tụ nằm ngang có vỏ Bình ngưng gồm một vỏ hình trụ bên trong có bố trí một chùm ống, hai đầu có hai mặt sàng. Bình tách dầu lắp vào đường đẩy máy nén amoniăc để tách dầu ra khỏi dòng hơi nén trước khi vào bình ngưng tụ.

          Bình tách dầu loại ngập lỏng là một thân hình trụ đứng có đầu vào và ra của hơi NH3 vào đầu nối của bình chứa cao áp. Hơi được sục vào lớp chất lỏng sẽ bị làm lạnh và dầu đi theo hơi sẽ bị ngưng tụ và lắng đọng xuống đáy bình. Bình tách lỏng được sử dụng trong các máy lạnh NH3 để tách các giọt lỏng ra khỏi hơi từ các dàn lạnh trở về máy nén để đảm bảo hành trình khô cho máy nén.

          Bình chứa cao áp dùng để chứa lỏng của tác nhân lạnh từ thiết bị ngưng tụ dẫn đến và đảm bảo dòng lỏng môi chất dẫn đều đến van tiết lưu. Bình chứa thu hồi dùng để chứa chất lỏng thải ra từ các dàn bay hơi khi tiến hành phá băng hơi nóng. Bình có đường ống nối với các dàn bay hơi ở vị trí xả lỏng khi cấp hơi nóng phá băng và có đường ống nối với bình chứa cao áp để ép lỏng trở lại bình chứa cao áp hoặc trạm tiết lưu.

          Để đảm bảo thông thoáng cho nơi làm việc, phòng máy và thiết bị ta dùng quạt gió để thay đổi không khí trong phòng. Khi xuất hàng ra ngoài thường có không khí nóng thâm nhập vào gây tổn thất nhiệt cho phòng lạnh. Dựa vào phần tính toán thiết bị bay hơi và lượng không khí cần thiết cung cấp cho các phòng, ta tiến hành chọn quạt cho phù hợp với năng suất yêu cầu.

          Việc thiết kế nhà máy lạnh bảo quản rau quả, trứng đã giúp em nắm được phần nào những kiến thức cơ sở về kỹ thuật lạnh, từ đó có thể hướng đến việc thiết kế phân xưởng, nhà máy thuộc ngành lạnh sau này. Công tác chế biến và bảo quản lạnh thực phẩm đang đặt ra những yêu cầu rất cao về kỹ thuật.

          Bảng 5.1: Thông số các điểm nút trên đồ thị lgP-h
          Bảng 5.1: Thông số các điểm nút trên đồ thị lgP-h