MỤC LỤC
- Đào tạo theo nhu cầu hiện tại của thị trường: tức là căn cứ vào nhu cầu hiện tại của thị trường đang thiếu lao động trong những ngành nghề gì thì đào tạo những ngành nghề đó và việc đào tạo này thường được tổ chức thành các lớp đào tạo ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng). Ưu điểm của loại hình đạo tạo này là đáp ừng ngay được nhu cầu lao động của thị trường, tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là những lao động được đào tạo ra thường có tay nghề không cao nên sau một thời gian làm việc nếu không có sự bổ sung kiến thức thì dễ bị đào thải do không còn đáp ứng được yêu cầu cao hơn của công việc.
- Tiết kiệm chí phí và thời gian cho cơ quan tuyển dụng cũng như người lao động khi phải đào tạo lại.Khi đào tạo theo nhu cầu, người lao động đã được đào tạo theo đúng những yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn từ họ do đó người lao động có thể làm được ngay những công việc ở những vị trí mà họ đã dự tuyển, khi đó doanh nghiệp không phải tiến hành đào tạo lại và sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. - Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đa dạng phù hợp với nhu cầu của người học và của các cơ quan sử dụng lao động.Khi tiến hành đào tạo theo nhu cầu nhà trường sẽ kết hợp cựng doanh nghiệp để xỏc định rừ những kiến thức và kỹ năng sinh viên cần có đối với mỗi chuyên ngành, qua đó tổng hợp lại và xây dựng thành giáo trình giảng dạy trong nhà trường.
Tránh trường hợp xây dựng giáo trình cá thể cho từng doanh nghiệp cụ thể như vậy bộ giáo trình sẽ chỉ áp dụng đơn thuần cho doanh nghiệp đó mà không áp dụng được trên diện rộng. Ba nhóm nhu cầu này thường xuyên biến động, thay đổi theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào sự phát triển của KT – XH của đất nước tạo ra một tập hợp có các vùng giao thoa với nhau.
Kết quả của nền giáo dục cũ (nặng về lý thuyết xem nhẹ thực hành, các trường chỉ tập trung đào tạo những gì mình có) đã khiến cho người học có tâm lý băn khoăn, lo lắng trong vấn đề chọn trường, chọn nghề sao cho khi ra trường cú thể dễ xin việc nhất. Mặt khác tổng chi ngân sách của Nhà nước tính trên một mặt bằng GDP thấp như nước ta nên 20% là một con số nhỏ trong khi hầu hết các máy móc thiệt bị tối tân đều phải nhập từ nước ngoài về do đó khoản chi phí này chỉ đủ cho một số trước lớn mua từ 1 đến 2 loại máy móc.
Nhật Bản và các nước công nghiệp đã rất thành công trong việc thực hiện chính sách mới này là do họ đã có chính sách mở rộng và ưu tiên đầu tư thích hợp khiến quy mô mở rộng giáo dục trung học đủ lớn; đồng thời chính sách CNH thích hợp được đưa ra sau khi các nền kinh tế này thực hiện thành công phổ cập giáo dục tiểu học, đã thu hút được hầu hết lực lực lượng lao động vào quá trình sản xuất, do vậy đã giúp nền kinh tế nhanh chóng chuyển sang hoạt động công nghiệp có giá trị giá tăng cao. Cùng với việc cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo, Nhật Bản cũng tiến hành đổi mới hệ thống quản lý xí nghiệp theo hướng chuyển từ chế độ coi trọng thâm niên và kinh nghiệm công tác, coi trọng tính tập thể và phục tùng cấp trên sang chế độ coi trọng hơn năng lực và thành tích cá nhân, đề cao tính độc lập và sáng tạo của công nhân, khuyến khích mọi người hăng hái học tập để nâng cao trình độ hơn là ỷ lại vào thâm niên phục vụ công ty và kinh nghiệm "sống lâu lên lão làng".
- Tiến hành tổ chức đưa người Việt Nam đi học tập, thực hành nâng cao trình độ theo nguyện vọng cá nhân và khả năng tiếp nhận của các cơ sở ngoài nước, trên cơ sở chủ trương của Bộ và quy định của Nhà nước;. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, trình độ ngoại ngữ để chuẩn bị đội ngũ chuyên gia giỏi, lao động có kỹ thuật cao, biết ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động hoặc bên sử dụng lao động;.
Thứ tư: Một số mô hình phát triển nguồn nhân lực cấp quốc gia cũng đang được nghiên cứu áp dụng và nhân rộng như: Chương trình Kĩ sư, cử nhân chất lượng cao, Chương trình cử nhân tài năng, đặc biệt là Bộ đang triển khai chương trình tiên tiến nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tiếp cận những công nghệ tiên tiến trên thế giới từ đó làm thay đỏi cơ bản chất lượng giáo dục đại học nói riêng và chất lượng giáo dục dạy nghề nói chung. Cho đến nay, một số tiêu chuẩn nghề nghiệp đã được xây dựng , ban hành và áp dụng thí điểm như: tiêu chuẩn giáo viên tiểu học được áp dụng thử nghiệm ở 10 tỉnh thành với 25000 giáo viên tiểu học; tiêu chuẩn năng lực kỹ thuật viên công nghệ thông tin ở trình độ TCCN đang trong giai đoạn phê duyệt và ban hành; năm 2006 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học đã được áp dụng cho 20 trường và dự kiến năm 2007 sẽ kiểm định các trường tiếp theo.
Theo đuổi ngành công nghệ sinh học trên cơ sở kỹ thuật hạt nhân, TS Lê Xuân Thám cho rằng, cái sự “làng nhàng” của cử nhân lĩnh vực sinh học hiện giờ là bởi có độ vênh giữa kiến thức thu nhận và thực tiễn phải cập nhật khi mà chúng ta chỉ lo phần “ngọn” với sự nhồi nhét, chồng chất thông tin trong khi phần “gốc” là khả năng tiếp cận, ứng dụng trong cuộc sống lại gần như không có. Như trong một kỳ thi sát hạch CNTT của Hội đồng Sát hạch CNTT của các nước Châu Á ITPEC được tổ chức tại 7 nước Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Thái Lan, Philipins và Việt Nam mới đây cho thấy, cùng với độ khó của đề thi, tỷ lệ đạt của sinh viên các trường dạy nghề CNTT của Nhật Bản có thể đạt đến 70-80%, còn sinh viên các trường dạy nghề của Việt Nam chỉ có tỷ lệ đạt dưới mức 3%.
- Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc sẵn sàng cung cấp thông tin về nhu cầu (chất lượng và số lượng) nhân lực, nghiên cứu chuyển giao công nghệ của mình, tạo điểu kiện hỗ trợ nhà trường về cơ sở thực tập, bồi dưỡng giáo viên, chia sẻ chi phí, đào tạo nhân lực tại chỗ, thử nghiệm sản phẩm nghiên cứu, phối hợp phát triển mẫu mã sản phẩm, đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp cần xem việc đầu tư cho đào tạo là đầu tư phát triển và xem nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp. - Về phía nhà trường cần chủ động nắm bắt nhu cầu về lao động, bám sát hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, dự báo về sự phát triển của ngành nghề để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, cùng nhau thảo luận để đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp để sao cho nguồn nhân lực không bị láng phí. Sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ hạn chế tình trạng đào tạo xa rời với thực tiễn sản xuất, sinh viên được đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp mà doanh nghiệp không phải tốn thêm chi phí đào tạo lại. Việc hợp tác này không chỉ giới hạn trong nước mà còn mở rộng liên kết các trường đạ học, các viện nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện các hợp đồng đào tạo và nghiên cứu. d) Xây dựng các danh mục nghề, các tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp. Xây dựng danh mục nghề là việc quan trọng để đảm bảo công tác thống kê, dự báo nhu cầu nhân lực theo một tiêu chuẩn chung tránh việc 2 nghề giống nhau nhưng có tên khác nhau. Danh mục nghề cần được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế, có mô tả nghề nghiệp, những ngành kinh tế sử dụng và cơ sở đào tạo ra nghề đó. Bên cạnh xây dựng danh mục nghề cần xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp của người lao động. Việc xây dụng tiêu chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và một số lớn các ngành nghề trong giáo dục đại học. Để gắn đào tạo theo nhu cầu , tiêu chuẩn đào tạo phải bám sát vào tiêu chuẩn nghề. Việc đổi mới mục tiêu và nội dung đào tạo phải căn cứ vào yêu cầu tại nơi làm việc trong hiện tại và trong tương lai. Tư vấn hướng nghiệp được coi là cầu lối giữa giáo dục với việc làm;. góp phần phân luồng cho THCS và THPT đi theo các con đường học vấn khác nhau nhưng vẫn có thể thành công trong cuộc đời, thúc đẩy sự di chuyển của người lao động trên thị trường trong và ngoài nước, giúp nhận thức vai trò cá nhân trong thế giới việc làm, cải thiện năng lực, nâng cao thái độ đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng việc làm, ý thức tôn trọng pháp luật. Các trường đại học và TCCN cấn thành lập các trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm và có liên hệ chặt chẽ với cơ quan dự báo cấp địa phương và cấp quốc gia. e) Tăng thu cho trường bằng cách tăng học phí. Sở dĩ tôi cho rằng giải pháp tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo là giải pháp cơ bản và cần được quan tâm trước mắt bởi lẽ trong những năm trước đây với hình thức giáo dục nặng về lý thuyết, xa rời thực tế: thể hiện các trường - không chỉ các trường đại học, cao đẳng mà cả các trường dạy nghề - chỉ quan tâm đến đào tạo những gì mình có, nâng cấp tên gọi các trường nhưng chưa có giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ giáo dục, chỉ quan tâm đến báo cáo số lượng lao động được đào tạo, bất kể ngắn hay dài hạn; chương trình đào tạo chưa dựa trên kết quả khảo sát thị trường lao động, chưa phân tích nhu cầu đào tạo và tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp; chưa chú trọng đến ý kiến của các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp; chưa tính đến việc những đối tượng được đào tạo có đáp ứng được đòi hỏi của công việc hay không, cả về số lượng và chất lượng.
Trên đây là ý kiến của cá nhân tôi, cũng như kinh nghiệm của một số nước trong việc lựa chọn giải pháp tối ưu cho vấn đề đào tạo theo nhu cầu mà tôi cho rằng là rất có ích cho quá trình giáo dục của nước ta.