MỤC LỤC
Do đó, mối quan hệ giữa bên bán và bên mua Franchise là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối có thể dễ dàng nhận thấy nhượng quyền phân phối thường gặp trong các lĩnh vực như phân phối mỹ phẩm (Hệ thống cửa hàng phân phối mỹ phẩm VICHY, LO'REAL..) hay phân phối nhiên liệu cho các loại xe máy, xe ô tô (cửa hàng phân phối dầu nhờn CASTROL, CALTEX, EXXON) và phổ biến nhất tại phương Tây là các trạm xăng dầu, các đại lý bán ô tô và các công ty chuyên sản xuất nước giải khát như Coca-cola hay Pepsi. Nhượng quyền phát triển khu vực (Area-development Franchise). Đây là phương thức mua Franchise vừa có những đặc trưng của master Franchise vừa có những đặc trưng của single-unit Franchise Cụ thể là người mua Franchise trong trường hợp này được cấp độc quyền cho một khu vực hay một thành phố nhỏ trong một thời gian nhất định, tuy nhiên không được phép bán Franchise cho bất cứ ai. Dưới hình thức này, ít chủ thương hiệu nào chịu bán cho phạm vi một tỉnh, thành phố hay một quốc gia. Người mua area development Franchise cũng bị ràng buộc trong hợp đồng là phải mở bao nhiêu cửa hàng trong vòng mấy năm, nếu không thực hiện được sẽ bị chủ thương hiệu cắt hợp đồng và rút quyền kinh doanh).
Các khoản phí đầu tư ở đây có thể gồm phí Franchise, thiết kế, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, trang trí nội thất, đặt cọc, chi phí xin giấy phép, chi phí cho dụng cụ, trang thiết bị, bảng hiệu, đồng phục, vốn hoạt động cho 3 tháng..Người mua Franchise cũng có thể yêu cầu chủ thương hiệu cung cấp một số chi tiết cụ thể hơn về tổng vốn đầu tư từ các cửa hàng mua Franchise tương tự khác để tham khảo. Bao gồm các thông tin liên quan đến khả năng hỗ trợ tài chính của chủ thương hiệu đối với các đối tác mua Franchise Nhiều hệ thống Franchise trên thế giới có chương trình hỗ trợ hoặc cho đối tác mua Franchise vay tiền với lãi suất rất ưu đãi để mở cửa hàng Franchise, tuy nhiên trường hợp này không còn phổ biến nữa.
Năm 2004, Hội đồng NQTM Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 70 hệ thống Franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc hay Thái Lan , nhưng với tình thế hiện nay, khi Franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động Franchise sẽ phát triển như vũ bão.
Nội dung bắt buộc của bản giới thiệu được Bộ Thương mại quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 9 bao gồm nhiều chi tiết liên quan đến Bên nhượng quyền, nhãn hiệu /quyền sở hữu trí tuệ, chi phí ban đầu mà bên nhận quyền phải trả, các chi phí tài chính khác của bên nhận quyền, đầu tư ban đầu của bên nhận quyền, nghĩa vụ của mỗi bên, mô tả thị trường, thông tin về hệ thống nhượng quyền, báo cáo tài chính của bên nhượng quyền. Về nghĩa vụ: Bên bán phải cung cấp tài liệu hướng dẫn cho bên mua ; cung cấp các khóa huấn luyện, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên mua ; trợ giúp thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của người mua; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng ghi trong hợp đồng và đối xử bình đẳng với các đối tác mua Franchise trong cùng hệ thống nhượng quyền.
"Phương thức" hay “Gói Franchise” mà bên nhận tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình không thuần túy chỉ bao gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa..vv, mà nó còn là cả một hệ thống bao gồm các đối tượng nêu trên cùng với quy trình sản xuất, quy trình quản lý, thậm chí cả bí quyết kinh doanh, kế hoạch, chiến lược tiếp thị sản phẩm/dịch vụ, các tài liệu hướng dẫn, tiêu chuẩn hoạt động, kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Các chỉ dẫn về cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh mà bên nhượng quyền đặt ra có thể bao gồm các nội dung như kiểm soát chất lượng, hệ thống các yếu tố kỹ thuật và pháp lý bảo hộ các bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền đã xây dựng và phát triển, giới hạn về mặt lãnh thổ của hoạt động nhượng quyền, các chỉ dẫn hoạt động chi tiết và các quy định khác điều chỉnh hoạt động của bên nhận quyền liên quan đến quan hệ NQTM giữa hai bên.
•Ông Hồ Hán Dân, Giám đốc kinh doanh nhượng quyền Công ty cà phê Trung Nguyên cũng dự báo: "Trong năm tới, hoặc chậm nhất là 2 năm nữa, thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ loại hình kinh doanh NQTM với ít nhất 4-5 thương hiệu Franchise nội địa mới xuất hiện, bên cạnh sự có mặt của những nhà bán lẻ lớn nước ngoài". Những năm đầu là người đi tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền, Trung Nguyên đã gặp nhiều bối rối trong hướng đi và dễ dãi trong việc bán Franchise dẫn đến có quá nhiều Trong những năm đầu do là đơn vị đi tiên phong trong lãnh vực Franchise tại Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong hướng đi của mình và khá dễ dãi trong việc bán Franchise dẫn đến hiện tượng có quá nhiều quán cà phê cùng mang nhãn hiệu Trung Nguyên nhưng không cùng đẳng cấp.
Trong thời gian trước khi khai trương, đối tác mua Franchise thường đựơc hỗ trợ về đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm cửa hàng, nguồn hàng, tiếp thị, quảng cáo..Người nhận quyền phải hoàn thành một chương trình huấn luyện đầy đủ thời gian, khoá huấn luyện này rất cần thiết, tập trung vào những vấn đề như quản trị kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, làm việc theo đội, nhóm và hỗ trợ thông tin khách hàng, và cả những vấn đề rất cơ bản như mặc đồng phục, bếp núc, chuẩn bị thức ăn, phục vụ khách hàng, lau dọn đối với việc chuyển nhượng trong lĩnh vực nhà hàng. Ví dụ: Theo đúng nguyên tắc Franchise các tiệm Phở 24, đều phải tuân thủ những quy định kinh doanh chung, từ cách trang trí vật dụng đến quy trình nấu phở..Thế nhưng có những trường hợp cửa hàng nhượng quyền vì muốn cắt giảm chi phí nên đã giảm số lượng thịt trong tô phở, tắt máy lạnh làm nhiều khách hàng phàn nàn.
Tại Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp có thể đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ trực tiếp với Cục Sở Hữu công nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội, song trên thực tế việc triển khai đăng ký hoàn toàn không đơn giản với chủ doanh nghiệp khi các doanh nghiệp đều không có chuyên môn sâu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thủ tục thì rắc rối. Tập đoàn này đã âm thầm nộp đơn đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu “ Trung Nguyên – Cafe hàng đầu Buôn Ma Thuột” vào năm 2001 nhưng bị phát hiện chỉ một thời gian ngắn trước khi được chính thức cấp quyền, Trung Nguyên đã phải tốn không ít chi phí cho luật sư để lập hồ sơ gởi đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ để thông báo Trung Nguyên mới là chủ thật sự của thương hiệu mà họ đang duyệt cấp cho tập đoàn Rice Field.
Nhóm hàng mỹ phẩm và dược phẩm: Xu hướng mua hàng tại các cửa hàng chuyên doanh vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, do vậy loại hình này có tốc độ bán hàng tăng bình quân hàng năm khoảng 12%, trong đó các cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống, bán nhiều mặt hàng cao cấp chiếm tỷ trọng lớn ở thành phố và cửa hàng chuyên doanh độc lập, bán chủ yếu các mặt hàng bình dân chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực nông thôn. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê gần đây trong lĩnh vực tiêu dùng cho thấy, có 90% người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm hàng hoá , dịch vụ thông qua thương hiệu và theo số liệu của Hội NQTM thế giới –WFC, năm 2006 VN được xếp là thị trường bán lẻ đứng thứ ba thế giới với sức mua khoảng 21 tỷ USD, có trên 70 hệ thống nhượng quyền đang hoạt động với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 15 – 20%.
• Thông tin về tình hình tài chính hiện tại của các công ty có nhu cầu thực hiện nhượng quyền thương hiệu (mua và bán). • Thông tin về các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty tư vấn chuyên cung cấp dịch vụ cho các bên thực hiện nhượng quyền thương hiệu. • Tư vấn xây dựng kế hoạch kinh doanh cho bên mua và bán quyền. • Làm trung gian trong việc kết nối giữa những nhà Nhượng quyền thương hiệu hay mua quyền thương hiệu tiềm năng. Ngoài ra các ngân hàng còn có thể giúp thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển thông qua các hoạt động sau:. • Tư vấn cho các chủ thể, pháp nhân những vấn đề về Luật, các thông số kỹ thuật trong hợp đồng và các vấn đề pháp lý liên quan thuộc lĩnh vực NQTM. • Xây dựng môi trường quan hệ công chúng, như triển lãm, quảng cáo, giới thiệu và tổ chức các cuộc hội thảo xung quanh các vấn đề về nhượng quyền thương hiệu. Đưa ra các truơng trình đào tạo về lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh cho các cán bộ quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. • Cung cấp nguồn tài chính cho bên mua và bên bán. Xây dựng các chương trình, xác định công cụ, nguồn tài chính, nguồn nợ, cũng như tối ưu hoá các chương trình kiểm soát và bảo hiểm rủi ro trong quá trình thực hiện. Nếu loại hình dịch vụ này phát triển ở các ngân hàng tại Việt Nam, với những lợi ích nó mang lại cho các doanh nghiệp từ việc được cung cấp đủ thông tin, có nhiều vốn hơn để đầu tư, đến việc được tối ưu hoá tài nguyên có. sẵn, nó sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Để làm được điều này, về cơ bản không chỉ cần nỗ lực từ phía nhà nước mà cần sự cố gắng của cả ba phía: Nhà nước, các ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. Các giải pháp về phía doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh. Xây dựng và phát triển thương hiệu. Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp muốn phát triển một hệ thống nhượng quyền thì việc xây dựng một thương hiệu uy tín trên thị trường là vấn đề tiên quyết nhất. Vấn đề phải cải thiện đầu tiên là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị thương hiệu cũng như ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Song song với nâng cao nhận thức, doanh nghiệp sẽ cần phảI có những đầu tư hợp lý về nguồn nhân lực, tài chính, quản lý cho vấn đề này, Việc xây dựng một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng là một quá trình đầu tư dài hạn, tổng thể và chiến lược về mọi mặt như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng… Mặc dù thương hiệu là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhượng quyền thương mại nhưng hiện tại phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng hay còn dè dặt trong vấn đề xây dựng thương hiệu cho mình. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn cho rằng, số tiền thuê tư vấn để “Xây dựng nhãn hiệu”. branding khoảng từ 1000 USD đến 2000 USD là một khoản chi phí quá cao trong khi lại hào phóng nhập dây truyền máy móc thiết bị hàng chục ngàn. USD đã lỗi thời từ nước ngoài về để sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp còn đồng thời cần có những chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động xúc tiến bán hàng, tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa, mở rộng quan hệ công chúng, các hoạt động xã hội như hoạt động từ thiện để tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu, nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Qua những hoạt động như thế này, một thương hiệu dù nhỏ cũng sẽ gây được nhiều ảnh hưởng lớn. Có thể lấy ví dụ về thương hiệu gạch Acme Brick, thành lập năm 1891 tại Texas Mỹ, công ty này đã dành phần lớn số tiền dành cho tiếp thị, truyền thông của mình để xây dựng thương hiệu thông qua hoạt động tài trợ cho các lễ hội, các đội thể thao, PR, làm từ thiện và quảng cáo ngoài trời. Năm 1995 họ đưa ra một chương trình táo bạo là bảo hành sản phẩm 100 năm thay vì tiêu chuẩn bảo hành công nghiệp là từ 3 tới 5 năm để tạo sự khác biệt cho Acme. Các nỗ lực xây dựng thương hiệu của họ đã được đền đáp xứng đáng. Acme đã trở thành một thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhà xây dựng lẫn khách hàng trực tiếp. Acme đã đạt được 84% sự ưa thích về nhãn hiệu trong khi không có nhà cung cấp nào khác đạt trên 10% tại thị trường địa phương của họ. Acme tính rằng mỗi USD giá trị viên gạch họ bán ra thì có 10 cent là giá trị thương hiệu của họ, khoảng 20 triệu trong tổng số 200 triệu USD thu được từ việc bán gạch mỗi năm trở thành vốn đầu tư cho việc xây dựng nhãn hiệu hàng năm của Acme. Nếu gạch có thể tạo ra được sự khác biệt một cách thành công thì hầu hết mọi thứ có thể tạo ra giá trị thương hiệu. Bảo vệ thương hiệu. Với doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu gồm 2 phần: một là bảo hộ nhãn hiệu và các yếu tố khác cấu thành thương hiệu; hai là xây dựng hệ thống rào. cản cần thiết ngăn cản khả năng cạnh tranh của các đối thủ. Các yếu tố cấu thành thương hiệu có thể là nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp hay các dẫu hiệu khác. Tuy nhiên giải pháp về bảo vệ thương hiệu ở đây chủ yếu tập trung đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ-yếu tố quan trọng của thương hiệu. Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ thì nó trở thành tài sản của doanh nghiệp. Để có thể nhượng quyền thương mại- franchise một thương hiệu, các doanh nghiệp cần có nhãn hiệu đã được bảo hộ. a) Bảo vệ thương hiệu tại thị trường trong nước. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu hàng hoá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cục Sở hữu công nghiệp. Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trí tuệ này. Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Quyền sở hữu đối với tên thương mại của một chủ thể sẽ có đủ điều kiện theo pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, quyền sở hữu đối với tên thương mại của một chủ thể không phụ thuộc vào việc tên đó có được đăng ký hay không mà phụ thuộc vào việc chủ thể có được cấp đăng ký kinh doanh dưới tên thương mại hay không. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến thương hiệu, doanh nghiệp cần hiểu rừ những quy định của phỏp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan , đồng thời nhờ sự trợ giúp của các công ty tư vấn Luật. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng. hoá sẽ được ưu tiên bảo vệ đối với cá nhân, doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sớm nhất. b) Bảo vệ thương hiệu tại thị trường nước ngoài. Việc nghiên cứu này có thể thông qua bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp hoặc một văn phòng tư vấn chuyên môn để có được những thông tin chính xác nhất liên quan đến quy mô cầu, mức thu nhập của người tiêu dùng,mức độ được biết đến của thương hiệu, mức độ hài lòng và yêu thích sử dụng thương hiệu , khu vực địa lý có nhiều khách hàng tiềm năng…Do điều kiện môi trường pháp lý, các yếu tố kinh tế-xã hội có những tác động khác nhau đối với từng ngành nghề khác nhau nên có những ngành rất phát triển ở nước ngoài nhưng lại không có điều kiện thuận lợi để có thểhoạt động tốt và ngược lại.