MỤC LỤC
- Công nghệ không thích hợp, “giá chuyển nhượng nội bộ” cùng với việc giảm tính linh hoạt trong xuất khẩu, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán: người ta cho rằng các công ty có sự kiểm soát nước ngoài có thể sử dụng các kỹ thuật sản xuất sử dụng nhiều tư bản là chủ yếu (mà chúng sẵn có, nhưng không thích hợp) dẫn tới sự chuyển giao công nghệ không đầy đủ ở mức chi phí quá cao (để duy trì ưu thế công nghệ), định ra những giá cả chuyển nhượng giao cao một cách giả tạo (để bòn rút lợi nhuận quá mức), gây ra sự căng thẳng cho cán cân thanh toán (bởi vì với tư cách là một bộ phận của các chi nhánh sản xuất đa quốc gia, các doanh nghiệp đó có thể có ít khả năng hơn so với các công ty thuộc quyền kiểm soát trong nước trong việc mở rộng xuất khẩu, và có thể phải lệ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu). Sự sẵn sàng hơn của công ty xuyên quốc gia trong việc xem xét các hình thức chuyển giao công nghệ có thể khác nhau - bao gồm việc cấp giấy phép cho đặc quyền sử dụng và cho bao thầu lại - có thể giúp để hạ thấp các khoản chi phí chuyển giao này, đặc biệt là cho các nước chủ nhà mà họ có thể không cần tới các yếu tố khác trong hệ thống FDI trọn gói, chẳng hạn như kỹ năng về quản lý và marketing.
- Và những vấn đề khác: Các vấn đề ô nhiễm môi trường cùng với tài nguyên bị cạn kiệt và những lợi dụng về chính trị đó là một trong những điều tất yếu mà nước chủ nhà phải hứng chịu khi quá trình FDI diễn ra. Việc giám sát bao gồm các điều khoản thuế, kiểm tra không cho tiến hành giao dịch giá chuyển nhượng trong nội bộ hãng, sản lượng ra thị trường và đào tạo cho công nhân bản xứ.
Các nước Đông á thành công trong việc khuyến khích FDI có các cơ quan phụ trách FDI mạnh (thường trực thuộc Thủ tướng). Và không phải lúc nào người ta cũng nhận thức được rằng, cần phải có riêng hai cơ quan phụ trách vấn đề qui định và khuyến khích FDI. mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của nước nhận đầu tư. • Hình thức công ty 100% vốn nước ngoài: là hình thức công ty hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh; cho ra đời một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của nước nhận đầu tư. Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh (BTO): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế. Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.
Cầu đầu vào tăng(NVL) Tăng SX cung cấp đầu vào (NVL) Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cải thiện cán cân thanh toán, do khoản mục vốn tăng thêm, mặt khác đầu tư truc tiếp nước ngoài thường hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất khẩu do đó gảm chi ngoại tệ và tăng thu ngoại tệ từ hoạt động của. Với hình thức này nước tiếp nhận có điều kiện tiếp nhận công nghệ mới và tận dụng được các công nghệ hạng hai đã lỗi thời ở nước đối tác nhưng còn tiên tiến hơn so với công nghệ trong nước với chi phí thấp, tiết kiệm được thời gian nghiên cứu, có điêù kiện đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách về mặt bằng công nghệ kỹ thuật.
Để thúc đẩy thu hút FDI cần tạo ra một cơ chế chính sách và định chế có tính chất hỗ trợ, bao gồm: các thành phần của sự ổn định chính trị xã hội, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, tạo ra môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp, môi trường thể chế ổn định để đảm bảo sự đồng tâm nhất trí của xã hội và một bảo đảm cơ sở hạ tầng cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong môi trường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hoá - dịch vụ..Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả.
Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may..) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Trong các khu kinh tế trọng điểm của miền Bắc,Sau Hà Nội về thu hút vốn FDI là Hải Phòng, Trong những năm qua, được sự hỗ trợ và giúp đỡ của chính phủ Việt Nam, Hải Phòng đã tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở và lành mạnh bằng chính sách áp dụng cơ chế “một cửa” nhằm đơn giản các thủ tục hành chính cho việc xuất nhập khẩu, cho việc cấp phát bằng kinh doanh đồng thời áp dụng các chính sách khuyến khích của chính phủ tạo điều kiện thuận lơị cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. - Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp.
Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.