MỤC LỤC
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chia thành 2 nhóm khác nhau để xác định nguồn phát sinh rác thải : nhóm chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và cơ quan hành chánh (Thị Trấn Phú Bài) và nhóm chất thải từ chợ Phú Bài và chợ Mai. Khối lượng rác thải là một trong những yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán số lượng thiết bị và phương tiện cần thiết để thu gom, vận chuyển, xử lí và chôn lấp rác thải, tổ chức các hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải một cách hợp lí. Qua điều tra 120 hộ gia đình trên địa bàn với các thành phần dân cư khác nhau ở thị trấn Phú Bài, lượng rác thải phát sinh trung bình trên mỗi người dân ước tính khoảng 0,21 kg/ người.
Trong đó khu vực dọc trục đường quốc lộ 1A, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh hàng ăn uống, các hộ dân cư đông người lượng rác phát sinh trên đầu người cao nhất khoảng 0,45 kg/người/ngày. Các thành phần như Cán bộ, công nhân có khối lượng rác thải phát sinh thấp hơn khoảng 0,1-0,15 kg/người/ngày, do đây là các hộ ít người và thời gian sinh hoạt tại nhà ít. Thành phần rác thải là một trong những thông số quan trọng dùng để thiết kế, lựa chọn thiết bị, tính toán nhân lực và vận hành hệ thống kỹ thuật quản lí chất thải rắn.
Thị trấn Phú Bài với 60% thành phần dân cư là cán bộ, công nhân, viên chức và một số cơ quan hành chánh đóng trên địa bàn như : trường học, các văn phòng, trạm y tế, ngân hàng, …. Qua khảo sát chúng tôi tạm chia rác thải của Thị trấn thành các nhóm chính sau : Bảng 14: Thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài. Từ kết quả quả trên cho thấy, rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,08% tính trên toàn thị trấn khối lượng phát sinh hàng ngày khoảng 1,9 tấn, đây là những chất thải vứt bỏ từ các loại thực phẩm chưa hoặc đã qua chế biến được dùng hàng ngày.
Như vậy, khả năng phân loại rác ở khu vực này thành : rác hữu cơ, rác tái sử dụng và rác khác là khá cao. Đây là thành phần rác thải phát sinh từ các quầy ăn uống, quầy thực phẩm tươi sống như rau, hoa, trái cây,…. Qua các số liệu về khối lượng và thành phần rác thải ở thị trấn Phú Bài và 2 chợ, có thể nhận thấy sự tương đồng về thành phần rác thải cũng như tỷ lệ % của mỗi thành phần.
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh nếu được phân loại tốt. Các thành phần còn lại như: nylon, giấy,… chiếm một tỷ lệ tương đối cao, có thể tái chế hoặc được sử dụng lại. Trên cơ sở sự tương đồng khá lớn giữa các thành phần rác thải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn ở cả 2 khu vực nghiên cứu này.
Ở cả hai khu vực nghiên cứu, lượng rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ rất cao so với các thành phần còn lại.
Có12% hộ sử dụng thùng hoặc xô nhựa có nắp đậy để chứa rác, những hộ này thường có diện tích nhà nhỏ nên vị trí đặt thùng chủ yếu là ở nhà bếp. 32% hộ còn lại sử dụng thùng hoặc xô nhựa không có nắp đậy, phần lớn những hộ này có diện tích nhà khá lớn nên vị trí đặt thùng cách xa khu vực sinh hoạt của gia đình. − Có 40% hộ gia đình sử dụng túi nylon để chứa rác, chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình công nhân viên chức.
Ưu điểm của việc sử dụng túi nylon để chứa rác là vừa nhanh, gọn gàng, vừa tận dụng ngay những túi nylon đã sử dụng. Do vậy đây là dụng cụ chứa rác phổ biến trong các hộ gia đình. − Tất cả các loại túi nylon trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ vật liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ và đủ loại màu sắc và kích cỡ.
Các loại bịch này nếu không thu lại mà thải ra bãi chôn lấp thì thời gian tồn tại của chúng trên bãi chôn lấp là rất dài. Ưu điểm của việc sử dụng dụng cụ này là có thể chứa được nhiều rác hơn, vừa tận dụng lại được nhiều lần. − Một số gia đình ở gần chợ có thói quen bỏ rác trực tiếp vào bãi rác của chợ, vừa nhanh, gọn lại khỏi mất tiền đóng phí.