MỤC LỤC
Luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã được thiết lập tại các nước cũng như trên phạm vi thế giới nhằm thúc đẩy trách nhiệm và nhận thức môi trường của người dân đồng thời nhằm kêu gọi các ngành công nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Như vậy, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã và đang là những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong quản lý môi trường.
Thu thập và tổng hợp các nguồn dữ liệu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm, nội dung và quy trình xây dựng, ban hành và công bố. Đánh giá tình hình áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ để phát triển hệ thống này.
Lập các bảng thống kê hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam và đánh giá ưu nhược điểm của các hệ thống này.
Đề tài cũng góp phần vào công cuộc quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Thứ nhất, khi tác dụng tổng hợp của một số nguồn thải đổ chất thải vượt quá khả năng tự phân hủy các chất ô nhiễm của các vùng tiếp nhận, và không đạt được tiêu chuẩn, thì sẽ không thẻ quy trách nhiệm cho một nguồn nước ô nhiễm trên thượng lưu đã sử dụng khả năng tự làm sạch của vùng tiếp nhận quá mức, khiến cho những người thải bỏ chất ô nhiễm ở phía hạ lưu sẽ không còn hoặc cò rất ít khả năng tự làm sạch của vùng nước tiếp nhận. Tiêu chuẩn môi trường đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp, quy củ; cơ quan quản lý môi trường có thể dự đoán được ở mức độ hợp lý về mức ô nhiễm và giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải quyết tranh.
• Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi trường. • Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện năm năm một lần; trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số tiêu chuẩn không còn phù hợp, bổ sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn.
Chất lượng nước- Lấy mẫu- Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa Chất lượng nước- Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu nước biển Chất lượng nước- Lấy mẫu- Hướng dẫn lấy mẫu nước thải Chất lượng nước- Lẫy mẫu- Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm Chất lượng nước- Xác định nhu cầu oxy sinh hoá sau 5 ngày (BOD5)- Phương pháp cấy và pha loãng Chất lượng nước- Xác định mangan- Phương pháp trắc quang dùng fomaldoixim. Phương pháp trọng lượng sử dụng bari clorua Chất lượng nước- Xác định phôtpho Phương pháp trắc phổ dùng amoni molipdat Chất lượng nước- Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt Chất lượng nước-Tiêu chuẩn chấtlượng nước biển ven bờ Chất lượng nước- Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm Nước thải công nghiệp- Tiêu chuẩn thải. Tên tiêu chuẩn Chất lượng không khí- Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi Chất lượng không khí- Phương pháp incoonenoi xác định Chất lượng không khí- Phương pháp khối lượng bụi lắng Chất lượng không khí- tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh Chất lượng không khí- Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Lập kế hoạch giám sát chất lượng không khí xung quanh Không khí xung quanh- Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit- Phương pháp tetracioromercurat Không khí xung quanh- Xác định nồng độ khối lượngcủa cacbon monoxit (CO)- Phương pháp sắc ký khí Chất lượng không khí- Phương pháp lấy mẫu phân tầng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh Không khí xung quanh- Xác định chỉ số khói đen Sự phát thai của nguồn tĩnh- Xác định nồng độ khối lượng lưuhuỳnh dioxit- Phương pháp hydroperoxit/bari percio rat/thorin. Chất lượng đất- Lấy mẫu- Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh giá các quá trình hoạt động của vi sinh vật hiệu khí Chất lượng đất- ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên giun đất (sisania tetida)- Xác định độ độc cấp tính bằng cách sử dụng nền đất nhân tạo Chất lượng đất- Xác định ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đến thảm thực vật đất- Phương pháp đo sự ức chế phát triển rễ Chất lượng đất- Xác định chất khô và hàm lượng nước trên cơ sở khối lượng- Phương pháp khối lượng Chất lượng đất- Xác định pH Chất lượng đất- Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất.
Mặt khác, do yêu cầu bức xúc của các tỉnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm nên khó thực hiện tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Cần đưa ra một lộ trình thực hiện và thời gian áp dụng tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm từng bước tiếp cận với các thông số đặt ra như chia ra các mức và thời gian thực hiện để các doanh nghiệp có sự chuẩn bị và đưa ra kế hoạch của mình. - Cần xây dựng tiêu chuẩn cho một số ngành sản xuất như chế biến mủ cao su, tiêu chuẩn nước thải trong canh tác nuôi trồng thủy sản, ngành sản xuất giấy, dệt nhuộm, ngành sản xuất dầu khí.
- Sản xuất cồn (etanol) nhiên liệu từ nông sản (sắn, ngô ..), từ xeluloze (bã mía, rơm, trấu ..); sản xuất nhiên liệu sinh học (Biodiesel) từ dầu thực vật (Dừa), mỡ động vật (mỡ cá) nhằm thay thế một phần hoặc tòan bộ nhiên liệu xăng đang sử dụng cho các phương tiện giao thông. - Nghiên cứu các phụ gia nhập ngoại pha vào nhiên liệu nhằm cải thiện chế độ đốt, giảm thiểu sự phát thải chất ô nhiễm như: Apolo 2000 (Công ty Tân Mỹ – US Petrol), phụ gia vi sinh PW 28 (Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học kỹ thuật, Sở KH&CNTP HCM nhập của Công ty Hochtech Biosystem về và triển khai), ATX, Ancotherm 68-05. - Các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước gặp khó khăn, lúng túng khi phải đầu tư thêm, thay đổi công nghệ lắp ráp cho phù hợp với Tiêu chuẩn khí thải Euro 2 (thay động cơ trước đây bằng loại động cơ mới có tăng áp, chịu được nhiệt độ, lực mài mòn và áp suất cao hơn để có thể đốt nhiên liệu một cách triệt để hơn; lắp thêm vào hệ thống xả khí của xe một bộ phận lọc).
Để khống chế ô nhiễm không khí tại các đô thị, nhiều giải pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng không khí đã được đề xuất, bao gồm kiểm tra giao thông, cải thiện chất lường đường sá, ban hành quy chế và tiêu chuẩn, cải thiện chất lượng nhiên liệu, quản lý giao thông, bảo vệ và cải thiện ô nhiễm công nghiệp, nâng cao nhận thức cộng đồng. Các giải pháp khống chế ô nhiễm không khí đô thị đang được áp dụng hiện nay là các giải pháp quản lý tổng hợp, bao gồm vệ sinh đường giao thông, lắp đặt các bảng hiệu giao thông; thay đổi nhiên liệu sạch hơn, loại bỏ các loại xe quá cũ, trồng cây xanh, phân tuyến luồng cho các loại xe vận tải gây ô nhiễm. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường, trong đó nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường còn thiếu; cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trỏch nhiệm rừ rang; chưa cú chiến lược, quy hoạch bảo vệ mụi trường theo cỏc vùng và lãnh thổ.
Theo như đã nhận định trong đề tài, hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở nước ta hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh và còn nhiều điểm chồng chéo, gây khó khăn cho công tác thực thi và giảm hiệu quả của công tác quản lý Nhà Nước về môi trường nói chung. Do giới hạn về thời gian thực hiện và phạm vi của khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ mới tiến hành tìm hiểu lý thuyết về công cụ tiêu chuẩn môi trường, thống kê sơ bộ hệ thống hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam cũng như thực trạng và các giải pháp hỗ trợ để phát triển các hệ thống này.