MỤC LỤC
Tuy nhiên, rất ít gia đình dành tiền đền bù đầu tư cho việc học nghề của con cháu, cũng như số gia đình đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh không nhiều.Nhiều người biết ăn tiêu chứ không biết cách tạo việc làm như thế nào. Ngoài ra, phần lớn nông dân bị thu hồi đất cảm thấy chưa thật hài lòng với chính sách đền bù giải tỏa mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi việc làm, nguyên nhân là do việc thu hồi đất kéo dài nhiều đợt dẫn đến việc tiền đền bù nhận được lẻ tẻ gây khó khăn cho việc đầu tư, ổn định, phát triển sản xuất.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, quốc gia nào cũng muốn thoát ra khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu để chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, nhằm có được năng suất sản xuất tăng, đời sống của con người nâng cao, từ đó mới có thể đưa được nền kinh tế của xã hội phát triển. Đồng thời, tạo việc làm còn giúp cho chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, hạn chế được những vấn đề tiêu cực do những người lao động dư thừa trong xã hội gây nên, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo và giúp giải quyết được các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội.
Về chính sách học nghề, thành phố hỗ trợ triền ăn trưa cho 124 học sinh thuộc diện này với mức 5000đ/học sinh/ngày thực học, mức hỗ trợ mỗi học sinh không quá 120.000 đ/tháng (hỗ trợ tối đa không quá 6 tháng); hỗ trợ kinh phí đào tạo cho doanh nghiệp tiếp nhận lao động di dời giải toả là 1 tỷ 500 triệu đồng; trích từ ngân sách hơn 1 tỷ 480 triệu đồng để dạy nghề ngăn hạn không thu học phí đối với 1.250 đối tượng chính sách xã hội, trong đó có đối tượng bị hộ thu hồi đất; Chương trình mục. Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương thức cho vay vốn nhằm đơn giản hơn thủ tục cho vay, song vẫn đảm bảo khả năng thu hồi vốn, đảm bảo đúng đối tượng và công bằng; nâng cao ý thức, trách nhiệm vay và hoàn trả nợ vay đối với người được vay; khuyến khích học viên hoàn trả các khoản vay đúng hạn; thủ tục thanh toán đơn giản, dễ thực hiện..tiến hành tận dụng những mặt lợi thế ngay tại địa phương, tránh tình trạng phải ly hương để kiếm sống.
Ngoài ra, Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có các nghề đặc sắc như : làm tranh dân gian (tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ); gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy dó lụa, dệt tơ lụa ở Bưởi; nghề thêu ở Yên Thái; nghề đúc đồng Ngũ Xã; nghề chạm khảm trang trí đồ gỗ Vân Hà; nghề sản xuất đồ da ở Kiêu Kỵ; lụa Vạn Phúc; nón Chuông; quạt Vác; khảm trai Chuyên Mỹ; hàng mây tre Phú Vinh; đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng … Hiện nay, chính quyền thành phố đã có nhiều chính sách phát triển các làng nghề truyền thống. Bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng, lực lượng lao động tại Hà Nội cũng có những bước tiến mới về mặt chất lượng.Công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động đang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực.Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
Có khoảng 438 dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư, trong đó 213 dự án đã có quyết định thu hồi đất để lập dự án. Như vậy, trung bình mỗi năm có gần 2 triệu lao động cần được đào tạo để chuyển nghề hoặc tập trung sản xuất tại các trang trại lớn theo mô hình nông - công nghiệp.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều khu công nghiệp , cụm công nghiệp, cụm làng nghề như KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCN Thạch Thất – Quốc Oai,… Trong đó, mỗi ha đất KCN Hà Nội bình quân tạo việc làm mới được cho 80 lao động, trong đó có khoảng 22 - 24 người lao động bị thu hồi đất; tạo gần 50 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng.Mặc dù tình hình kinh tế suy giảm, nhưng số lao động bị thu hồi được được tạo việc làm trong các khu công nghiệp vẫn tăng 1,91 % so với năm 2008. Từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 13.552,9 triệu đồng, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội đã tổ chức đào tạo nghề cho 58.890 lao động các nghề: gốm sứ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, dệt may, thêu ren, cơ khí.
Các đề án đào tạo nghề đều gắn với nhu cầu sử dụng lao động tại các sơ sở sản xuất nên giúp cho trên 85% lao động sau khi đào tạo có việc làm, với mức thu nhập bình quân trên 1.000.000 đ/người/tháng. Người lao động bị thu hồi đất chủ yếu sử dụng khoản tiền bồi thường này để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, sinh hoạt trước mắt mà ít chú trọng đến việc dùng số tiền đấy để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho mình hoặc tìm một công việc mới phù hợp với bản thân.
Đây là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, làm lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Tuy nhiên, ở từng khu ở của người lao động bị thu hồi đất thì tỷ lệ này rất khác nhau, đối với những người lao động trước đây đang phục thuộc rất nhiều vào địa thế, vị trí kinh doanh nay bị thay đổi thì đều mong muốn có việc làm mới phù hợp.
Đối với người lao động bị ngừng việc, điều 26 có ghi: “Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao động, bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì người lao động được áp dụng bồi thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc quy định tại khoản 3 Điều 62 của Bộ luật Lao động; đối tượng được bồi thường là người lao động quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 của Bộ luật Lao động; thời gian tính bồi thường là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không quá 6 thỏng.” Trong đú, quy định nờu rừ việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho những lao động bị thu hồi đất. Đồng thời, điều 29 cũng quy định việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.
Ngoài ra còn một số các chính sách, nghị quyết được Nhà nước và chính quyền thành phố đề ra để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động bị thu hồi đất trong việc ổn định đời sống và giải quyết việc làm như quyết định số 80/2005/QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội, Nghị định 84/2007/NĐ-CP,…. Quan trọng nhất, tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất chính là biện pháp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp.
Việc trình độ học vấn không cao khiến các doanh nghiệp dù muốn cũng không thể sử dụng những lao động này, bởi với tiến bộ khoa học, việc vận hành sử dụng các loại máy móc trang thiết bị tiên tiến sẽ gây khó khăn đối với những lao động không có tay nghề, không có trình độ. Chính vì còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực nên chính quyền địa phương cần phải đề ra các chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa trong việc tạo việc làm cho những người lao động bị thu hồi đất, tránh tình trạng thừa lao động trên địa bàn thành phố trong khi các doanh nghiệp vẫn khát lao động lành nghề.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (cả lực lượng ra quyết định, lực lượng tham mưu, lực lượng thực hiện quyết định), đạt tiêu chuẩn khu vực và tương thích với điều kiện phát triển; khai thác tiềm lực khoa học – công nghệ để khoa học – công nghệ trở thành công cụ của lao động, giúp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo quy hoạch phát triển không gian Hà nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTG ngày 20/6/1998 thì Thủ đô sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một thành phố vừa dân tộc, vừa hiện đại, mang đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống ngàn năm văn hiến.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sẽ thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, gồm: xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; thực hiện các dự án kinh tế quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư được thể hiện trong Nghị quyết của Quốc hội, các dự án kinh tế quan trọng do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư; thực hiện các dự án có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); dự án sử dụng 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Đồng thời, từng địa phương còn cần phải phối hợp với Sở lao động Hà Nội hoặc các ban ngành, tổ chức có thẩm quyền, cùng các trung tâm hỗ trợ, xúc tiến việc làm cho người lao động để thực hiện tuyên truyền, phổ biến ích lợi của việc có tri thức, có tay nghề đối với người lao động; nhất là những học sinh ngay từ khi con ngồi trên ghế nhà trường hoặc đối với tầng lớp thanh niên trong địa phương.Công tác hướng nghiệp giúp ta có thể phân phối lao động ở các ngành nghề một cách hợp lý, giúp cho những người lao động nếu bị thu hồi đất trong tương lai cũng không trở lên thất nghiệp.