MỤC LỤC
Tuy là Ngân hàng có vốn điều lệ lớn song hiện nay việc quản lý nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển mới dừng lại ở việc bước đầu tin học hóa. Đề tài “Tin học hóa quản lý nguồn vốn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” được thực hiện nhằm mục đích tin học hóa công tác quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đề tài có thể được ứng dụng tại Ban nguồn vốn của Ngân hàng nhằm đem lại hiệu quả quản lý cao hơn đối với Ban nguồn vốn nói riêng cũng như Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung.
Đề tài được xây dựng nhằm tin học hóa công tác quản lý nguồn vốn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đưa công việc này trở nên đồng bộ, thống nhất và khoa học. Những chức năng trên sẽ được cụ thể và chi tiết hóa hơn nữa trong ứng dụng phần mềm với hy vọng rằng phần mềm có thể được sử dụng và đem lại lợi ích thực sự cho công tác quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Mã hóa gợi nhớ: Căn cứ vào đặc tính của đối tượng để xây dựng mã sao cho mã có tính gợi nhớ cao đến đối tượng. Mã hóa ghép nối: Chia mã thành nhiều trường, mỗi trường tương ứng với một đặc tính, những liên hệ có thể có giữa những tập hợp con khác nhau với đối tượng được gán mã. Mã hóa tổng hợp: Kết hợp các phương pháp mã hóa trên với nhau trong cùng một bộ mã.
Bản báo cáo nên chứa đựng những thông tin căn bản nhất, xúc tích, và hữu ích nhất với một số mô hình cũng như tài liệu có thể được đính kèm theo. Là giai đoạn chuyển tiếp giữa phân tích chi tiết và đề xuất các phương án của giải pháp, thiết kế logic nhằm mục đích xác định chi tiết và chính xác những gì mà hệ thống mới phải làm để đạt được những mục tiêu đã thiết lập từ trước đồng thời luôn tuân thủ ràng buộc của môi trường. Với mục đích như vậy nên các sản phẩm đưa ra của thiết kế logic sẽ là các mô hình hệ thống mới như mô hình luồng dữ liệu, sơ đồ cấu trúc dữ liệu.
- Xây dựng các phương án giải pháp: Phương án của giải pháp là sự kết hợp giữa biên giới tin học hóa được xác định và phương thức xử lý. - Thiết kế chi tiết các giao diện vào ra: Với thiết kế đầu ra, phân tích viên cần thiết chọn được vật mang tin hợp lý, sau đó là bố trí thông tin trên vật mang tin đó. Việc lựa chọn cách thức nào tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, đối với những người dùng khác nhau thì cách thức giao tác này cũng khác.
Có một số cách thức giao tác cơ bản sau: giao tác bằng tập hợp lệnh, giao tác qua các phím trên bàn phím, giao tác qua thực đơn, giao tác bằng các biểu tượng. - Hoàn thiện tài liệu hệ thống bao gồm tài liệu có nội dung miêu tả chi tiết về hệ thống và tài liệu hướng dẫn người sử dụng khai thác hệ thống một cách có hiệu quả nhất. Quá trình cài đặt có thể diễn ra trực tiếp bằng cách dừng hoạt động của hệ thống cũ và đưa ngay hệ thống mới vào sử dụng; hay cài đặt song song bằng cách để cho cả hai hệ thống cùng song song tồn tại cho tới khi quyết định dừng hoạt động của hệ thống cũ.
Các công cụ phân tích hệ thống thông tin đó là những công cụ dùng để mô hình hóa hệ thống, làm cho hệ thông được biểu diễn dưới dạng các mô hình theo một nguyên tắc chuẩn. Là sự biểu diễn bằng sơ đồ sự vận động của thông tin: nguồn vào, đích nhận, xử lý, lưu trữ và không gian, khối lượng, phương thức xử lý. - Mỗi luồng dữ liệu cần có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu - Dữ liệu chứa trên hai vật mang tin khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất.
Các nguyên tắc phát triển hệ thống thông tin
Cụ thể là sơ đồ luồng thông tin (Information Flow Datagram – IFD), sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Datagram –DFD), sơ đồ chức năng kinh doanh (Business Function. Xác định yêu cầu. Triển khai và bảo trì Bắt đầu. Datagram – BFD),…Đồng thời một kết quả nữa của giai đoạn xác định yêu cầu là hồ sơ phân tích nghiệp vụ chuyên sâu. Song đây mới chỉ là bản thiết kế trên giấy hay dưới dạng sơ đồ khối chứ chưa được thể hiện trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể. - Kiến trúc phần mềm - Dữ liệu của phần mềm - Các thủ tục xử lý - Thiết kế chương trình - Các giao diện nhập dữ liệu.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, bộ phận lập trình sẽ tiến hành chi tiết hóa các sơ đồ khối và lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp để biến các bản vẽ thiết kế thành sản phẩm phần mềm. Công đoạn lập trình phần mềm cần tuân thủ đúng theo bản vẽ thiết kế, tránh những thay đổi đặc biệt là những thay đổi liên quan đến cấu trúc phần mềm. Vì công việc kiểm thử không bao hàm việc sửa lỗi chương trình mà chủ yếu là xây dựng kịch bản để phát hiện những điểm yếu của phần mềm.
Triển khai là giai đoạn những người phát triển hệ thống tiến hành đưa hệ thống vào sử dụng trong môi trường thực sự. Quy trình triển khai có mục đích là cài đặt phần mềm cho khách hàng cũng như hướng dẫn, đào tạo khách hàng sử dụng phần mềm. Việc hướng dẫn, đào tạo này có thể thực hiện một cách trực tiếp thông qua trao đổi giữa người phát triển và người sử dụng hoặc gián tiếp thông qua các tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc là sự kết hợp của hai phương pháp này.
Mặc dù đã được kiểm thử nhưng qua quá trình sử dụng thực tế phần mềm vẫn có thể bộc lộ một số nhược điểm, thiếu sót. Giai đoạn bảo trì diễn ra trong suốt quá trình sử dụng phần mềm và gần như là giai đoạn dài nhất, chiếm một phần chi phí không nhỏ trong toàn bộ quy trình sản xuất phần mềm. Do vậy, những nhà phát triển, nhà sản xuất cần ước tính chi phí vào giá thành sản phẩm để tránh khỏi tổn thất trong kinh doanh.
Về nguồn vốn ODA được Bộ Tài chính ủy thác cho vay lại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được tiếp nhận và quản lý số vốn ODA của Chính phủ cho vay lại đối với các chương trình các dự án có khả năng thu hồi vốn và có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội. Quá trình tiếp nhận này được thực hiện thông qua các quyết định ủy thác giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển. Từ đó, Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm quản lý thông tin về nguồn vốn này để thu hồi nợ gốc và lãi từ các dự án cho vay lại để chuyển trả Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Ngoài quá trình huy động và nhận ủy thác nguồn vốn nói trên, trong hệ thống của Ngân hàng Phát triển còn diễn ra quá trình điều chuyển nguồn vốn từ Hội sở chớnh tới cỏc chi nhỏnh. Quỏ trỡnh này cũng cần được theo dừi thường xuyên, liên tục nhằm đưa ra các báo cáo về số vốn chuyển đi trong một thời gian đối với từng chi nhánh trong hệ thống. Việc điều chuyển vốn được thực hiện dựa trên các quyết định điều chuyển và đó là nguồn thông tin đầu vào cho chương trình quản lý nguồn vốn.
- Thông tin về khách hàng là các tổ chức nói trên gồm tên, địa chỉ, giấy phép đăng ký kinh doanh, điện thoại. - Thông tin về các hợp đồng huy động vốn được Ngân hàng Phát triển ký kết với các khách hàng. - Thông tin về các khoản Ngân hàng vay từ khách hàng gồm số hợp đồng, số vốn vay, lãi suất, ngày nhận vốn, ngày bắt đầu trả gốc, ngày bắt đầu trả lãi, phụ lục, phí huy động vốn.
- Thông tin về dự án nhận viện trợ ODA do Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm giải ngân nguồn vốn. - Thông tin cụ thể về các khoản vốn ODA cho từng dự án gồm số quyết định, số vốn, kỳ hạn, lãi suất, điều kiện cho vay. Thông tin đầu ra của hệ thống bao gồm các báo cáo mang tính tổng hợp, thống kê cũng như cung cấp khả năng tìm kiếm cơ sở dữ liệu.
Hệ thống quản lý