Giải pháp thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong giai đoạn tới

MỤC LỤC

Các lý thuyết kinh tế vi mô

Tuy nhiên, việc quyết định khai thác lợi thế độc quyền của công ty để sản xuất hàng xuất khẩu hay cho các công ty quốc tế thuê (giấy phép sản xuất, bí quyết công nghệ ..) hoặc trực tiếp khai thác những lợi thế này ở bên ngoài còn phụ thuộc vào việc so sánh hiệu quả khai thác các lợi thế độc quyền của công ty. Ngoài ra, nguyên nhân đầu tư ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia còn được trình bày trong lý thuyết địa điểm công nghiệp, thuyết này giải thích các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất ra nước ngoài cho gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ, giảm bớt chi phí vận tải, nhờ đó giảm bớt giá thành sản phẩm (R.Vernon 1974).

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Vai trò của vốn FDI trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Nhưng, khả năng huy động vốn trong nước của Việt Nam chỉ có thể đạt tối đa 60-70%, do vậy phần còn lại phải huy động từ nguồn vốn bên ngoài, trong đó nguồn vốn FDI là chủ yếu (chiếm 2/3 vốn nước ngoài) để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. - Vốn FDI tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất và công nghệ của Việt Nam thông qua việc chuyển giao công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm quản lý sản xuất tiên tiến của thế giới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Những hạn chế của nguồn vốn FDI

Trong một số liên doanh do phần góp vốn của phía Việt Nam nhỏ bé và chủ yếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhân sự người Việt Nam lại yếu kém về trình độ quản lý, chuyên môn nên không tham gia quản lý tốt dự án, dẫn đến hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài tự ý thao túng điều hành, nhập khẩu những công nghệ quá lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và làm những việc không có lợi khác cho Việt Nam. - Mặc dù được Nhà nước giành nhiều ưu đãi, khuyến khích như ưu đãi miễn, giảm thuế, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp, cho được trừ lỗ vào thu nhập chịu thuế khi làm ăn thua lỗ, nhưng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế trong sản xuất kinh doanh (như những điều kiện xuất khẩu, yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, yêu cầu tỷ lệ cổ phần không quá 30% trong các doanh nghiệp Việt Nam, việc hạn chế hợp nhất và mua lại công ty).

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

    Vốn đầu tư đăng kí : Là số vốn mà nhà đầu tư đăng kí với nhà nước được ghi tại giấy phép đầu tư do cơ quan cấp phép của Nhà nước Việt Nam cấp. Vốn đầu tư thực hiện : Là số vốn đã được nhà đầu tư thực hiện để xây dựng cơ sở vật chất và lắp đặt máy móc thiết bị cho dự án. - Chủ đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ dự án đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và được xem xét phê duyệt cấp giấy phép đầu tư (sau khi đã xin ý kiến các Bộ chuyên ngành và trình Uỷ ban Nhân dân Thành phố phê chuẩn).

    Bảng : Trình độ công nghệ thiết bị, của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Hà  Nội
    Bảng : Trình độ công nghệ thiết bị, của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Hà Nội

    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HÀ

      Tính từ năm 1989 đến hết năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 739 triệu USD, chiếm khoảng 42% tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương hàng năm của thành phố Hà Nội và chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội( cả Trung ương và địa phương ). Do vậy, khu vực này không chỉ giải quyết được việc làm đối với một phần đáng kể với lực lưọng lao động có kỹ thuật mà còn tác động hình thành lên một đội ngũ lao động quản lý kỹ thuật có đủ năng lực và trình độ để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Doanh thu của các doanh nghiệp này liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định cho dù một số năm vừa qua lượng vốn đầu tư vào Hà Nội có giảm sút so với trước đây nhưng đã có biểu hiện tăng trở lại vào năm 2001 và có xu hướng khả quan trong những năm tới.

      NHỮNG LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA HÀ NỘI TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

        Đường xá hẹp gây nhiều phiền hà: thường xuyên tắc đuờng, các phương tiện cỡ lớn ít được tham gia giao thông trong nội thành, vì vậy sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp( với cùng một lượng hàng phải vận chuyển nhiều sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm). Thực trạng đường xá giao thông cũng cho thấy sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành của Thành phố không tốt: một con đường vừa hoàn thành lại đào lên đề lắp đặt các hệ thống cung cấp điện, nước, điện thoại,thoát nước,.., không những mất mỹ quan của con đường mà còn gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. Thành phố thiếu hệ thống đường vành đai, vì vậy để vận chuyển hàng hoá từ các khu công nghiệp, từ các doanh nghiệp đi tiêu thụ hoặc ra cảng biển Hải Phòng, cảng hàng không Nội Bài đều phải đi qua thành phố( nội thành ) trong khi đó, các phương tiện cỡ lớn chỉ được tham gia giao thông trong khoảng thời gian nhất định, do đó gây khó khăn trong việc tập kết hàng hoá và vận chuyển tới nơi tiêu thụ.

        MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI TRONG

        MỘT SỐ VẤN ĐỀ HIỆN NAY VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

          Mặc dù Trung Quốc hiện đang thu hút FDI một cách rộng rãi vào các ngành từ dệt may, điện máy đến thiết bị vận chuyển, FDI sẽ dành được trên cơ sở lợi thế cạnh tranh về thương mại tại mỗi địa điểm và không chỉ dựa trên lợi thế tuyệt đối của Trung Quốc. Hơn nữa, sự cần thiết phải có sản xuất đặt gần thị trường của người tiêu dùng, và cũng cần phải gần nhà cung cấp hoặc người mua trong hệ thống sản xuất toàn cầu cũng cho thấy FDI sẽ đa dạng hoá hơn là tập trung hoá vào một địa điểm. Không chỉ các DA đầu tư mới, các doanh nghiệp (DN) đã làm ăn nay mở rộng đầu tư cũng bổ sung thêm những nguồn vốn khá lớn, dẫn đầu có Công ty Sản xuất thép Sun Steel (Bình Dương) tăng vốn đầu tư thêm 132,5 triệu USD, Công ty Sài Gòn Max xây dựng khu vui chơi ở TPHCM tăng thêm 100 triệu USD.

          MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

            Các dự án đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động trở thành một bộ phận không thể tách rời trong chỉnh thể kinh tế Hà Nội và đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội đáng kể đối với thành phố. Một mặt Thành phố cần thiết phải tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, nhưng mặt khác cũng phải chú ý đến những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có sử dụng nhiều lao động tại chỗ. • Hợp tác đầu tư với nước ngoài phải góp phần mở rộng thị trường, từng bước hội nhập với kinh tế cả nước cũng như thế giới, và năng cao vị trí của thành phố.

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI TRONG THỜI

              - Phát triển thị trường vốn trên địa bàn Hà Nội và cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận rộng rãi thị trường vốn, được phát hành cổ phiếu và kinh doanh chứng khoán như các nhà đầu tư trong nước, được vay tín dụng (kể cả trung và dài hạn) tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của dự án và có thể bảo đảm bằng tài sản của các công ty mẹ ở nước ngoài (hiện nay các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 80% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam và đang bị ứ đọng vốn cho vay. Trong khi đó, khách hàng của chúng chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất khó tiếp cận ngồn vốn này, còn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam lại không được phép huy động tại Việt Nam). Thành phố chủ động chi ngân sách nhà nước để tăng cường hoạt động nghiên cứu hiểu biết đầy đủ cập nhật các tình hình xu thế phát triển của thị trường vốn đầu tư thế giới, chính sách đầu tư của các khối các tập đoàn công ty lớn từ đó sớm có đối sách thích hợp với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và để xúc tiến vận động đầu tư nhằm thực hiện chủ trương đa phương hoá các đối tác đầu tư nước ngoài tạo thế chủ động trong mọi tình huống cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư truyền thống ở châu á, Asian vào các dự án mà họ có kinh nghiệm và thế mạnh (như chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, cần chuyển hướng sang các đối tác Tây âu, Bắc âu, Bắc mỹ nhằm tranh thủ tiềm lực vốn công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; chú ý các dự án lớn, vừa và nhỏ nhưng có hàm lượng công nghệ cao và hiện đại. Trong giai đoạn trước mắt cần đầu tư ngân sách nhà nước vào phát triển cơ sở hạ tầng bảo đảm các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, nước, thông tin liên lạc) đến tận hàng rào các khu công nghiệp ưu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng và dịch vụ xã hội đồng bộ với khu công nghiệp (nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh) đồng thời để tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào khu công nghiệp thành phố cần thực hiện cấp giấy sử dụng đất cho các khu công nghiệp.

              Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội I. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội thời gian qua

              Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà nội trong thời gian tới