MỤC LỤC
Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan đến hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính như : quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy phép sản xuất kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp và các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của đơn vị như chính sách thuế, các tài liệu về nhân sự, thoả ước lao động, hợp đồng liên doanh, liên kết…Mỗi phần đều của các hồ sơ này đều được đánh số cụ thể để tiện cho việc sử dụng và quản lý. Kiểm toán viên phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của mình tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến: kế hoạch kiểm toán; việc thực hiện cuộc kiểm toán: nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đã thực hiện; kết quả của các thủ tục đã thực hiện; những kết luận mà Kiểm toán viên rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được.
- Tính đa dạng, phức tạp về tính năng, đặc thù của một số hàng tồn kho (ví dụ như đồ trang sức, hóa chất, các linh kiện và chi tiết điện tử…) cũng tạo và những khó khăn nhất định cho kiểm toán viên trong quá trình quan sát và đánh giá hàng tồn kho cả về chất lượng và giá trị. - Giá trị của hàng tồn kho được tính chính xác, dựa theo phương pháp được chấp nhận bởi các Chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (FIFO - nhập trước xuất trước, PUMP – giá bình quân gia quyền, LIFO- nhập sau xuất trước) (tính chính xác).
Ban Giám đốc gồm: Giám đốc, hai Phó Giám đốc và Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về tất cả hoạt động của Công ty và đảm bảo toàn bộ việc kinh doanh và hoạt động của Công ty luôn tuân theo Điều lệ, chính sách của Công ty và luật pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh) nhằm phát hiện ra những biến động bất thường xảy ra trong năm tài chính. Thứ nhất, So sánh số dư khoản mục hàng tồn kho năm nay so với năm trước để xác định các biến động hoặc chênh lệch bất thường và tìm hiểu nguyên nhân của những biến động, từ đó xác định trọng tâm cần kiểm tra.
Các khoản mục của hàng tồn kho đều tăng ngoại trừ khoản mục thành phẩm là giảm, tỷ lệ tăng của khoản mục nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở mức cao, đặc biệt là nguyên vật liệu tăng 502.64%. Phỏng vấn nhân viên khách hàng, kiểm toán viên được biết thời gian gần đây Công ty nhận được nhiều hợp đồng lắp đặt các công trình điện chiếu sáng do đó nguyên vật liệu tăng đáng kể. Thành phẩm giảm 76.32% là cao, có thể do tình hình tiêu thụ của Công ty tăng lên hoặc có thể do các sản phẩm chưa hoàn thành bởi nhận thấy tỷ lệ SPDD trong tổng hàng tồn kho năm 2008 là lớn và tăng cao so với năm 2007.
Bởi vậy kiểm toán viên đã thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện như Quyết định thành lập ban chỉ đạo kiểm kê, Báo cáo kiểm kê,… Kiểm toán viên cũng phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được. Qua phỏng vấn và thu thập tài liệu kiểm toán viên quyết định sử dụng số liệu ở Biên bản kiểm kê do kế toán Công ty cung cấp, Biên bản kiểm kê gồm Biên bản kiểm kê thành phẩm, Biên bản kiểm kê vật tư, Biên bản kiểm kê dụng cụ, việc Công ty không tiến hành kiểm kê SPDD cuối kỳ đã được kiểm toán viên ghi vào giấy tờ làm việc. Đối với khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, kiểm toán viên cũng chọn mẫu, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ cái TK 627 (phần đối ứng với TK 111, 331, 141 …) với chứng từ gốc như phiếu chi, Hóa đơn với người bán, phiếu thanh toán tạm ứng … để kiểm tra tính có thật, tính chính xác của những nghiệp vụ này.
Để soát xét các sự kiện sau ngày lập Báo cáo tài chính, kiểm toán viên thẩm vấn Ban quản trị, xem xét các biên bản họp hay quyết định của Ban Giám đốc, xem xét các sổ sách chứng từ có liên quan mới được lập sau ngày kết thúc niên độ. Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán khách hàng là một quy định bắt buộc ở ASNAF việt nam, kiểm toán viên sau khi hoàn thành công việc kiểm toán tại mỗi khách hàng khi về Công ty phải lập và hoàn thiện các file hồ sơ kiểm toán của khách hàng ấy, đây là một trong những quy định của ASNAF việt nam nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Các sai sót được đánh giá là không trọng yếu bởi vậy kết luận trong Báo cáo kiểm toán phát hành: “Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính tại ngày 31/12/2008, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các dòng lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày của Công ty, được lập phù hợp với chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành”.
Qua trao đổi và quan sát thực tế kiểm toán viên thấy rằng vật tư của đơn vị gồm rất nhiều thiết bị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc thực hiện, bởi vậy hàng tồn kho của đơn vị được quản lý chặt chẽ bởi Ban giám đốc, Phòng vật tư – kĩ thuật, phòng kế toán, thủ kho và người bảo vệ tài sản. Để kiểm tra các thủ tục kiểm soát nhà quản lý của đơn vị xây dựng liên quan đến hàng tồn kho, kiểm toán viên tiến hành xem xét và kiểm tra các tài liệu trong đơn vị, tập trung chủ yếu vào các tài liệu sau: Quy chế kiểm soát vật tư dự phòng cho hoạt động điều hành bay; Phiếu yêu cầu mua hàng; Đơn đặt mua hàng; Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hóa; Phiếu vận chuyển hàng; Phiếu nhập kho; Các biên bản kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hóa; Phiếu xuất kho và sổ sách kế toán về hàng tồn kho và chi phí. Nhận thấy các nghiệp vụ thường xảy ra sai sót là các nghiệp vụ xảy ra vào thời điểm trước hoặc sau ngày lập Báo cáo tài chính nên kiểm toán viên thường tập trung kiểm tra những nghiệp vụ xảy ra vào những ngày cuối niên độ kế toán năm nay và những nghiệp vụ xảy ra vào đầu niên độ kế toán năm tiếp theo.
Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên thấy trên sổ tài khoản 152, 153 không có các đối ứng bất thường, các nghiệp vụ được chọn mẫu để kiểm tra đều có đầy đủ chứng từ cần thiết và các chứng từ đều được phê duyệt đầy đủ, đảm bảo quy định nội bộ của khách hàng về quản lý và mua sắm hàng tồn kho được thực hiện trên thực tế (đảm bảo nguyên tắc phê duyệt, nguyên tắc phân cấp quản lý, nguyên tắc bất kiêm nhiệm). Hợp đồng kiểm toán ký kết giữa công ty kiểm toán ASNAF việt nam và XYZ, Khách hàng A là một đơn vị thành viên của XYZ, do đó sau khi hoàn tất các công việc tại đơn vị A, có buổi họp tổng kết giữa Khách hàng A và ASNAF việt nam, trao đổi về các bút toán điều chỉnh, biên bản kiểm toán được lập với sự thống nhất của cả hai bên.
Xuất phát từ thực tế kiểm toán hàng tồn kho của ASNAF việt nam, có thể thấy ASNAF việt nam rất chú trọng vào việc thực hiện các thủ tục phân tích khi kiểm toán báo cáo tài chính nói chung cũng như kiểm toán hàng tồn kho nói riêng, tuy nhiên khi thực hiện các thủ tục phân tích kiểm toán viên mới chỉ đi sâu phân tích các thông tin tài chính, chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của việc phân tích các thông tin phi tài chính. Kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán hàng tồn kho, sẽ lấy những thiết kế thủ tục phân tích trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho làm hướng dẫn cho công việc, tuy nhiên tùy vào đặc điểm hàng tồn kho của từng doanh nghiệp khách hàng mà kiểm toán viên sẽ thiết lập các chỉ tiêu phi tài chính quan trọng, để vừa thực hiện phân tích các thông tin tài chính vừa phân tích các thông tin phi tài chính. Tài sản Kiểm toán viên khi thực hiện theo thiết kế của Công ty cũng cần có những đánh giá của riêng mình về các sai sót, vì những chính sách được lập ra có tính khái quát, một cách chung nhất, đôi khi có những khách hàng mà đặc điểm hàng tồn kho của họ rất khác biệt, nếu kiểm toán viên cứ máy móc làm theo mà không có phán đoán chuyên môn thì sự đánh giá cũng không thích hợp.