MỤC LỤC
Trong điều kiện dân số đông nhưng đất đai nghèo nàn hoặc kinh tế chưa phát triển mạnh hay nói cách khác là kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng dân số thì vấn đề giải quyết việc làm rất khó khăn. Có hai cách giải quyết, hoặc chính quyền địa phương có những chính sách để giải quyết việc làm hoặc người dân tự tìm việc làm. Nhưng với nguồn lực hạn hẹp thì con số được giải quyết việc làm chỉ là hữu hạn.
Đây có thể là những luồng di dân chính thức theo chủ trương của nhà nước hay xuất khẩu lao động hoặc những luồng di dân không chính. Thúc đẩy sự giao lưu, hoà nhập và phát triển văn hoá giữa các vùng, các cộng đồng. Mặt khác, những người di dân này sau khi đi làm xa đều gửi tiền về nhà.
Khoản tiền này chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng thúc đẩy các doanh nghiệp nơi di dân phát triển, tức là mở rộng sản xuất thuê thêm lao động. Nếu không di dân thì chủ yếu là tiêu dùng tự định, còn khi có di dân thì hàng hoá ở đây chủ yếu là các dịch vụ: nhà ở, y tế, đồ dùng trong nhà….
Và điều quan trọng hơn là để quản lý nguồn di dân tự do này hiệu quả cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền với nhau cũng như các cấp chính quyền với các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Các bên có liên quan thấy được lợi ích cũng như tác hại mà di cư mang lại, từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của vấn đề di cư. Nhưng phối hợp như thế nào hay cách thức để tiến hành sao cho hiệu quả thì là vấn đề đang cần bàn.
Trên thực tế đã có một vài mô hình có sự liên kết giữa các cấp chính quyền và các doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động họ sẽ đến tỉnh Thanh Hóa và trực tiếp tuyển chọn, thỏa thuận với người lao động về mức lương cũng như điều kiện làm việc, người lao động sẽ không mất chi phí khi vào làm việc cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này sẽ cho xe ra đưa đón và thu xếp chỗ ở cho người lao động.
Vùng đồng bằng và trung du: Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, quy hoạch các vùng lúa, vùng màu, rau quả tập trung, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập trên tựng hộ; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có năng xuất cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Vùng ven biển: Khai thác tốt mọi tiềm năng vùng để phát triển kinh tế biển, phát triển các ngành công nghiệp gắn với cảng nước sâu, du lịch biển, nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Vùng đô thị: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo sự hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm cho lao động.
Thành phố Thanh Hoá, khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn, đô thị Ngọc Lặc la các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội đóng vai trò quan trọng của vùng về ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển công nghiệp, dịch vụ; có tác dụng lan toả đến các thị trấn, thị tứ và các địa phương trong tỉnh nhằm phát triển kinh tế- xã hội thu hút nhiều lao động có việc làm. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu tại chỗ sẵn có, nghề truyền thống của địa phương, thị trường có nhu cầu về loại sản phẩm đó, lao động rồi dào, giá nhân công thấp. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản: Phát triển công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản là yếu tố quan trọng không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động chế biến, mà khi sản phẩm chế biến có tính cạnh tranh cao doanh nghiệp mở rộng sản xuất tăng nhu cầu đầu vào thúc đẩy ngành nông nghiệp sản xuất đầu vào phát triển, tức là góp phần giải quyết việc làm gián tiếp.
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký hoạt động không nhiều, mà chủ yếu là kinh tế hộ không có đăng ký, điều này dẫn đến sự phát triển kinh tế hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉnh cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn như: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp… Nhưng khi các doanh nghiệp này đi thực hiện các hoạt động đầu tư thì việc thực hiện các chính sách ưu đãi của tỉnh như cam kết đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như đã cam kết. - Nâng cao trách nhiệm và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ tỉnh đến cơ sở; mở rộng và khai thác thị trường lao động, nhất là thị trường ổn định có thu nhập cao; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân và người lao động về xuất khẩu lao động;.
Nguyên nhân chính là do đối tượng xuất khẩu lao động của tỉnh phần lớn xuất thân từ người nông dân, họ được gọi là những lao đông “03 không” (không nghề nghiệp, không ngoại ngữ, không ý thức và tác phong công nghiệp), sau khi đăng ký đi xuất khẩu lao động họ mới được học một khóa nghề và khóa ngoại ngữ cấp tốc. Trong khi đó vì chạy theo số lượng và thành tích mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể đào tạo một cách bài bản cho người lao động, đấy là chưa kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không có giấy phép hoạt động thì công tác đào tạo càng dễ dãi hơn. Chương trình 134, Chương trình 135, chương trình vay vốn và tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất giảm nghèo, các chương trình khuyến học, chương trình khuyến nông…và đặc biệt cần có sự quan tâm, quyết tâm của các cấp chính quyền trong công tác xoá đói giảm nghèo.
Một phần là do mức học phí và lệ phí, với mức học phí hiện nay thì các cơ sở dạy nghề chỉ bảo đảm hoạt động thường xuyên, chưa đảm bảo trang trải chi phí cẩn thiết và không thể có tích luỹ đầu tư phát triển, mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo. Vì các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hiện nay có nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề là rất lớn, hơn nữa nếu sử dụng nguồn lao động của tỉnh mình sẽ giúp họ tiết kiệm được chi phí, nhưng họ muốn tuyển những người đã qua đào tạo phù hợp ngành sản xuất của họ để không tốn chi phí cho việc đào tạo lại. Các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho các trường dậy nghề về: Trang thiết bị thực hành hoặc các học sinh của trường sẽ thực hành tại các doanh nghiệp, vốn… nhưng bên phía các trung tâm phải đào tạo theo đúng các yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật dạy nghề, có trình độ tin học, ngoại ngữ, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với tiến độ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, từng bước chuyển sang chương trình dạy nghề theo mô đun, tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, đảm bảo đào tạo liên thông.