Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp trong tạp văn và tiểu luận phê bình văn học Việt Nam đương đại

MỤC LỤC

Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp trong sáng tác

Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp trong bối cảnh của thời kỳ Đổi mới (từ 1986)

Có thể nói không quá rằng, một mình Nguyễn Huy Thiệp không làm nên được diện mạo của nền văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, nhưng ông lại có thể đào xới lên nhiều vấn đề thuộc về bản chất văn học, tạo nên sức bật khỏi ảnh hưởng văn học trước 1975, từ đó đưa văn học Việt Nam sau 1975 đi xa hơn, vững vàng hơn trên hành trình đổi mới văn học dân tộc, hòa nhập vào biển cả văn học hiện đại của thế giới. Và ở những lĩnh vực “mới” đó ông mạnh dạn nêu lên, viết về những vấn đề nhạy cảm của văn học, của xã hội như: vấn đề tính dục trong văn học, vấn đề thời của tiểu thuyết, bàn về thực trạng thơ và đời sống của thơ, con đường của nhà văn… có thể thấy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành một hiện tượng của sáng tạo văn học và đồng thời cũng là hiện tượng của những cuộc trao đổi, tranh luận quyết liệt giữa những người đọc, người phê bình và trong chính giới sáng tác.

Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp trong viết tạp văn và tiểu luận phê bình văn học

Tạp văn và tiểu luận phê bình trong văn học Việt Nam đương đại Theo Từ điển văn học, “Tạp văn là những bài văn nghị luận có tính

Có thể kể đến các bài tạp văn của các nhà văn, nhà thơ như: Kim Lân, Nam Cao, Chế Lan Viên,… Từ khi hòa bình lập lại trên hai miền đất nước và nhất là sau thời kỳ Đổi mới, các nhà văn, nhà thơ hầu như ai cũng viết tạp văn như: Tô Hoài, Nguyên Ngo ̣c, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư,… Do đặc tính “dễ viết”, phóng khoáng về hình thức không gò bó về nội dụng, thuận tiện trong việc giải bày cảm xúc, suy nghĩ,. Cùng với sự vận động, biến đổi của nền văn học từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, phờ bỡnh văn học cũng cú sự chuyển biến rừ rệt, tự nhận thức lại để vượt lên những hạn chế của thời kỳ trước, góp phần hình thành ý thức nghệ thuật mới và phần nào có thể làm được vai trò đại diện cho ý thức nghệ thuật của thời đại, mặc dù vẫn chưa thoát khỏi tình trạng phân tán, chưa mạnh.

Giăng lưới bắt chim và sự hiện diện của Nguyễn Huy Thiệp trong lĩnh vực tạp văn và tiểu luận phê bình

Và để người đọc dễ hiểu, nhiều khi Nguyễn Huy Thiệp diễn nôm những trích dẫn của mình, nhằm dẫn người đọc đến gần với hệ thống luận điểm mà mình đã xây dựng từ trước với một thái độ bình luận tự do như tư cách người trong cuộc, chứng tỏ nhà văn không ngần ngại dịch chuyển các tư tưởng theo suy luận của mình, đưa những cái xưa về gần với nay, những trích dẫn bác học về với những câu chuyện bình dân nhất. Cũng giống với các nhà văn, nhà phê bình khác, trong nhiều tiểu luận của mình, Nguyễn Huy Thiệp đặt lại và giải quyết một số vấn đề cơ bản của văn học: Một góc sơ suất trong thế giới nội tâm của nhà văn; Khoảng trống không ai lấp được trong tư tưởng nhà văn; Con đường của nhà thơ; Con đường văn học; Tthời của tiểu thuyết; Sự nhầm lẫn của nhà văn… Trong các bài viết này, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng một số thuật ngữ nghiên cứu chuyên ngành: thực tiễn, lí luận văn học, công việc của nhà văn, thơ là gì, tiểu thuyết là gì… Những thuật ngữ đưa ra không được lựa chọn là một khái niệm công cụ, một khái niệm lí luận.

Về nhà văn và con đường của văn học 1. Thế giới nội tâm và tư tưởng của nhà văn

Con đường của văn học

Nói như vậy có nghĩa là Nguyễn Huy Thiệp đã ý thức được rằng nghề văn là nghề rất khó khăn và để đi xa được thì lòng ham mê, những ước mơ, khao khát về nghề nghiệp rất lớn, “thành ra khi đọc những tác giả trẻ tôi chú ý đến trí tưởng tượng của người viết, đọc sáng tác của người nghèo trí tưởng tượng tôi luôn luôn có cảm giác nhói tim và biết rằng họ chọn nhầm nghề hoặc là họ đi không đúng hướng” [70,30]. Sứ mệnh của nó là tự thân phải hướng đến nhiệm vụ hướng Thiện con người, nhiệm vụ của nó là phải đền trả những bó lượm ngôn từ giao phó, kiến thức mà nó gặt hái trên cánh đồng giáo dục bằng cách gieo trồng lại chính chữ Nghĩa cho cánh đồng đó, bổn phận của chữ nghĩa phải hướng đến làm người, nghĩa là làm cuộc sống của con người Đẹp hơn.

Vấn đề tính dục trong văn học

Trong Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn (1), Nguyễn Huy Thiệp cú viết: “Văn học (với tớnh chất xó hội rừ ràng) khụng cũn là một “nghệ thuật chữ nghĩa” mà hiển nhiên là “nghệ thuật sống”, nó là cái cần câu cơm, là tay thước, là cây gậy, là cái bẫy chim, thậm chí còn là cây súng”[70,301]. Như vậy, văn học không phải là một thứ rêu rao làm hàng suông cho cuộc đời hoặc đọc véo von để phỉnh nịnh đôi tai thích nghe vần điệu, âm thanh, hoặc kích động tâm trí thích giật gân kỳ quái của những tâm hồn nông nổi. Sứ mệnh của nó là tự thân phải hướng đến nhiệm vụ hướng Thiện con người, nhiệm vụ của nó là phải đền trả những bó lượm ngôn từ giao phó, kiến thức mà nó gặt hái trên cánh đồng giáo dục bằng cách gieo trồng lại chính chữ Nghĩa cho cánh đồng đó, bổn phận của chữ nghĩa phải hướng đến làm người, nghĩa là làm cuộc sống của con người Đẹp hơn. Quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp là thiết yếu sát cánh với đời sống tinh thần. Một cuốn sách không ăn được, nhưng nó là thức ăn để bổ dưỡng tinh thần. Tuy nhiên văn chương không phải là thứ mây ngũ sắc phiêu lãng bồng bềnh trôi trên tận tầng trời bỏ mặc trần gian lam lũ trong những thân xác nặng nề. Đó cũng là lẽ sống toàn diện của văn chương. Trước hết, nếu coi Sex vừa là đối tượng đề cập, vừa là phương tiện chuyển tải các ý đồ nghệ thuật, thì có thể khẳng định trong dòng chảy chung của văn học hiện nay, đã và đang xuất hiện khuynh hướng tính dục trong sáng tác văn học. Sex trong những sáng tác thuộc khuynh hướng này đã được mở rộng biên độ và được các tác giả đặt trong nhiều tương quan khác nhau, vừa tạo bề nổi của góc độ phản ảnh, vừa gửi gắm những bề chìm của thông điệp như là những ẩn ức nghệ thuật. Nếu trước đây sex trong văn học thường chỉ đặt ra trong tương quan với tình yêu đôi lứa, sự sa đọa về nhân cách, những ẩn ức do di chứng của chiến tranh, những lệch lạc giới tính… thì sex trong văn học ngày nay đã được mở rộng chiều kích như một phương tiện chuyển tải những ẩn ức khác nhau của đời sống nhân sinh. Trước khi đi vào vấn đề cụ thể, Nguyễn Huy Thiệp dẫn lại định nghĩa văn học của nhà văn Nga nổi tiếng Marxim Gorki: “Văn học là nhân học”. Ông giải thích: Đây là một định nghĩa được nhiều nhà văn ưa thích vì nó có tính chất hướng đạo cho công việc viết văn của họ. Muốn viết văn, nhà văn dứt khoát phải biết cách nghiên cứu con người. Bước đầu của việc nghiên cứu đấy là ngay từ đầu anh ta phải biết cách nhìn, biết cách quan sát bản thân, sau đó mới mở rộng ra quan sát “ngoài thiên hạ”. Cũng theo Nguyễn Huy Thiệp, trong việc tự quan sát, “chỗ kín” chính là chỗ người ta hay bỏ quên nhất. Văn học Việt Nam trong nhiều năm gần đây gần như bỏ qua đề tài tính dục. Thực ra viết về Sex là rất khó. Khi các trường phái như phê bình mới hay chủ nghĩa cấu trúc xuất hiện người ta cho rằng có thể giải quyết những vấn đề của văn học chỉ thuần túy dựa trên những yếu tố nội tại của văn bản mà không cần đến bất kỳ một sự tham chiếu nào khác từ những nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của xã hội học văn học mà một nhánh quan trọng của nó là nghiên cứu tiếp nhận cũng như sự ra đời của các trường phái: chú giải học/ thông diễn học, nữ quyền luận/phái tính). Trong văn học hiện đại, tình dục trong văn chương ngày càng vùng vằng đòi trả lại vị trí hồn nhiên, chưa bị xã hội hoá của thời tiền sử, tình dục đòi được giải phóng ra khỏi những quy ước của hôn nhân, ra khỏi những tình yêu xã giao dài dòng văn tự để khẳng định tình dục thuần tuý, tình dục hưởng lạc.

Vấn đề “thời của tiểu thuyết”

Thứ tư, ngoài hệ thống sự kiến biến cố và những chi tiết tính cách tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới,về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người, môi trường…. Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật chính đặc điểm này đã làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ cho phép người trần thuật có thái độ thân mật thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình.

Về một số tác gia, tác phẩm văn học 1. Về nhà văn Nguyễn Việt Hà

    Khải huyền muộn là những câu chuyện trong nhiều câu chuyện của một nhà tiểu thuyết trẻ, vật vã với ý tưởng và các nhân vật nửa thật - đang sống chung với mình và nửa không thật - ấy là các nhân vật của cuốn tiểu thuyết mà nhà văn trẻ đang viết với những khao khát của họ, của anh, và của chúng ta, trước tình hình biến chuyển chung của đất nước. Nguyễn Việt Hà không hề né tránh phô diễn cái “tôi” thuần tuý trong lối nghĩ và lối viết, thậm chí, tôi có cảm giác anh rất khoái cảm khi tự mình tìm được lối riêng - ấy là cách thể hiện mình bằng những câu chuyện không đầu không cuối nhưng thi vị trong cuộc sống đương đại..(Trung Trung Đỉnh).

    Về nhà thơ và con đường của nhà thơ (các tiểu luận) 1. Nhà thơ

    Con đường của nhà thơ

    Nhà thơ đổi mới là nhà thơ đang lầm lũi, tự đày ải mình trên “con đường người không khôn ngoan gập ghềnh lầy thụt/ Sao anh không đi con đường đã dọn sạch/ Hành hạ thân mình như thế để làm chi?”. Không chứng minh bằng những lý lẽ, lập luận khúc chiết, Nguyễn Huy Thiệp cho chúng ta thấy để trở thành nhà thơ thực sự, người làm thơ bên cạnh cái tài năng còn phải có bản lĩnh vượt qua những cảm dỗ tầm thường.

    Về một số nhà thơ

      Vi Thùy Linh trở thành một hiện tượng trong thơ Việt Nam đương đại, bởi thơ cô không chỉ là tiếng riết gào của tuổi thơ cô đơn hay tình yêu bị phụ bạc, tình mẫu tử thiêng liêng, tho Linh còn được xem là biểu tượng sex trong thơ, (“Sex” làm nên “thương hiệu” Vi Linh? - Lê Thị Huệ). Sau một thời gian “nổi đình nổi đám” với các tập thơ Đồng tử, Linh, Khát… Cô cảm nhận được sự mệt mỏi, cô bộc bạch: “Bây giờ tôi không còn là rừng lửa nữa (tức là đã qua giai đoạn mà Nguyễn Trọng Tạo miêu tả là nữ thi sĩ trẻ tuổi trên con ngựa chữ dậy thì, đã độc mã phi thẳng vào rừng rậm thi ca và khát).

      Về một số vấn đề của thơ và đời sống thơ

      Điều này chứng tỏ, dù không phải là nhà lý luận phê bình văn chương chuyên nghiệp, nhưng những đánh giá, nhận xét của Nguyễn Huy Thiệp về hiện tượng thơ Vi Thùy Linh cũng đáng để giới nghiên cứu phê bình phải chú ý. Trong nhóm thơ cách tân đầu tiên này, có thể nói đến Thi sơn thơ như Trần Dần, một Trường giang thơ như Hoàng Cầm, một Phu chữ thơ như Lê Đạt, một Bến lạ thơ kỳ bí như Đặng Đình Hưng, một nẻo đường nhạc lạ như Dương Tường còn neo lại trong thơ hiện đại như một thế hệ khởi đầu với những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho ngôi nhà thơ cách tân.

      Vấn đề đất và người Nam Bộ

      Nguyễn Huy Thiệp cũng có những nhận xét sắc sảo, so với người Bắc bộ, tôn giáo người Nam bộ “mang nặng màu sắc cứu đời, cứu thế, giúp họ trong cuộc sống sinh tồn, thường cởi mở phóng khoáng, không nhiều câu nệ. Nam Bộ khụng cú khí hậu mùa đông khắc nghiệt nên quanh năm hoa trái tốt tươi, tôm cá đầy đồng, (trước đây người ta có thể dùng rổ hớt tôm cá dưới sông lên một cách dễ dàng, một số vùng cứ vãi thóc xuống là chẳng cần chăm sóc).

      Một số vấn đề về hội họa, về kịch, về “tạp văn”,…

      Nguyễn Huy Thiệp lại thông qua ý tưởng vẽ tranh của họa sỹ Lê Thị Minh Tâm, ông nói lên quan điểm nghệ thuật “Nghệ thuật kiểu gì thì kiểu cũng sẽ tìm cách giải mã ra hai khuôn mặt, đó là khuôn mặt xã hội đương thời và khuôn mặt chủ nhân người nghệ sỹ làm nên tác phẩm đó” [70,262]. Về vấn đề tạp văn, cũng trong bài viết Không Nhạt, Nguyễn Huy Thiệp trao đổi: “Từ chuyện Hội nghị bàn về kịch bản sân khấu đề tài hiện đại đã lại sang một màn giáo đầu khác rồi, không thể không nói đến đạo đức, đến nhân nghĩa tức là những giá trị chính thống của văn học.

      Khái niệm về bút pháp và bút pháp trong tiểu luận phê bình 1. Khái niệm bút pháp

      Bút pháp trong tiểu luận phê bình

      Nhìn chung, cùng với sự vận động, biến đổi của nền văn học từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, phờ bỡnh văn học cũng cú sự chuyển biến rừ rệt, tự nhận thức lại để vượt lên những hạn chế của thời kỳ trước, góp phần hình thành ý thức nghệ thuật mới và phần nào có thể làm được vai trò đại diện cho ý thức nghệ thuật của thời đại, mặc dù vẫn chưa thoát khỏi tình trạng phân tán, chưa mạnh. Sau những hoạt động khá sôi nổi ở chặng đầu đổi mới (cuối thập niên 80 và đầu những năm 90), nhiều cây bút phê bình chuyển dần sự quan tâm sang các lĩnh vực nghiên cứu lý luận, lịch sử văn học, văn hóa hơn là hứng thú bám sát diễn biến của đời sống văn học (một phần cũng vì tình trạng bằng phẳng, ít có những hiện tượng đặc sắc gây chú ý của sáng tác ở hầu hết các thể loại) công việc phê bình thường xuyên hầu như thuộc về những cây bút thuộc khu vực báo chí, xuất bản, với lối phê bình truyền thông mà có người gọi là hiện tượng “báo chí hóa phê bình”.

      Bút pháp Nguyễn Huy Thiệp trong tiểu luận phê bình, tạp văn 1. Bút pháp Nguyễn Huy Thiệp trong tiểu luận phê bình

      Bút pháp Nguyễn Huy Thiệp trong tạp văn

      Các bài tạp văn Bàn thêm về quà phở của người Hà Nôi, Chuyện điên điên, Không nhạt, Giá phải chăng, xem qua tưởng là những chuyện không đâu vào đâu, toàn những chuyện “tạp” nhưng thực ra đó chính là những suy nghĩ của Nguyễn Huy Thiệp về con người, về cuộc đời, về công việc viết văn làm thơ của mình và của đồng nghiệp. “Tôi đã ăn phở ở Mỹ, biển hiệu đề “Phở Hà Nội Việt Nam” có ba loại: tô nhỏ, tô thường, tô xe lửa; bánh phở trắng và mềm, thịt bò chín và thơm, nước dùng ninh xương trong vắt, bên cạch có thêm một đĩa rau húng, rau thơm với giá đỗ, đường trắng với tương ớt, tương chưng, ớt xanh thái lát; mới trông mà đã thấy nước miếng ứa ra, bỗng thấy Việt Nam quá, thấy yêu nước vô cùng, tự hào dân tộc vô cùng!” [70,73].

      Giọng điệu và ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp trong tiểu luận phê bình và tạp văn

      Giọng điệu

        Hoàng Ngọc Hiến hết sức ca ngợi chất thơ được tạo ra bởi thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: “Tư duy thơ của Nguyễn Huy Thiệp - có khi còn mạnh hơn óc tưởng tượng triết học của Freud - đã biến thiên tính nữ thành một sức mạnh diệu kì: với sức mạnh này, đá cũng phải tan thành nước (Nàng Sinh) và bé Thu chấp chới bay lượn như không” [70,19]. Thế những trong tiểu luận này, nhà văn đã xen những câu thơ mộc mạc nhưng đầy cảm xúc, khiến bài viết không khô khan mà ngược lại lại nhẹ nhàng, dễ chịu: “Tôi vẫn đi tìm người đàn bà ấy/ Người đàn bà đỏ của số phận tôi/ Nàng ở nơi đâu: góc biển chân trời/ Tôi vẫn đi tìm, đi hoài chẳng thấy” [70,9].

        Ngôn ngữ

          Ngôn ngữ trong Giăng lưới bắt chim của Nguyễn Huy Thiệp, sắc bén và thâm trầm đã dẫn dụ người đọc đến với những “khoảng trời riêng của người cầm bút” bằng một lăng kính rất riêng: Một góc sơ suất trong thế giới nội tâm của nhà văn, Khoảng trống không ai lấp được trong tư tưởng nhà văn, Hiện tượng Vi Thuỳ Linh, Xin đừng làm chữ của tôi đau, Con đường của nhà thơ, Con đường văn học, Hoàng Ngọc Hiến: Viên ngọc hiếm… Với cách đi vào vấn đề trực diện bằng một góc nhìn thâm trầm, trải nghiệm, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã mở ra cho độc giả biết “khi xem xét thế giới nội tâm của mình đa số nhà văn có lương tri đều ngượng. Ông huy động cả một lớp ngôn ngữ thường ngày xuất hiện với tần số cao như khỉ gió, đau đớn và bất hạnh, bạc bẽo, hiểm hóc, trắng trợn, tởm lợm, cay cú, hèn hạ, nhăng nhố, bợm bãi, vớ vẩn, lằng nhằng, gì thì gì… Lớp từ này đã từng luyện đan trong truyện ngắn, nay được tái sử dụng với một công năng phê bình, tiểu luận, điều ấy chứng tỏ tư duy truyện ngắn và phê bình tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp là tương đối thống nhất.