MỤC LỤC
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính. Ngày 1/9/1961, Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp ở Việt Nam, Bác Hồ đến dự, Bác đã tâm sự: “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học, về sự hiểu biết phổ thông năm 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới được nghe Radio lần đầu, nhưng chúng ta ai cũng biết, người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận.
Như vậy, quan niệm về học tập của Bác rất toàn diện: Học tập tri thức đi đôi với rèn luyện đạo đức cách mạng; học tập nhằm hoàn thiện đạo làm người, nâng cao trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; học để phục vụ lợi ích của Đảng, nhân dân, Tổ quốc và cả nhân loại. Với học sinh - những người chủ tương lai của nước nhà, Người khuyên phải học để sau này làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức và triệt để chống lại những gì trái với quyền lợi của Tổ quốc và lợi ích chung của nhân dân, trái với khoa học, trái với đạo đức; học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Hiện nay, học sinh nói chung và học sinh THPT níi riêng đang phải đối mặt với một thực trạng đó là: Sự quá tải của chương trình học, việc học và dạy thêm tràn lan với nhiều môn học, học ở trường, ở nhà, ở trung tâm; học thầy, học bạn; học trong sách vở, tài liệu, học trên mạng.
Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin, biết sử dụng thông thạo trên 10 ngoại ngữ, là nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào, Người tự học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân, tự học từ thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, ngoài trờng học sinh còn bị chi phối bởi các hoạt động khác vì thế để có thể vừa học, vừa hoàn thành các công việc khác, học sinh sẽ khụng chỉ học trong sỏch vở học theo thầy mà còn phải học bạn bè, học hỏi lẫn nhau, thực hành thí nghiệm, tự luận, học trong thực tế, học trong nhân dân…để có được tri thức vừa chuyên sâu, vừa toàn diện.
Hiện nay, diện tích khuôn viên nhà trường là 28.960 m2, có đầy đủ hệ thống cây xanh, sân cỏ, có sân thể dục thể thao, nhà gửi xe cho giáo viên và học sinh, phòng bảo vệ, phòng y tế và các văn phòng riêng, tạo môi trường cảnh quan “Xanh – Sạch – Đẹp”. Trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chu kỳ 2008 – 2011 có 8 thầy cô giáo đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: cô Lê Thị Xuân Hương, thầy Cao Văn Bá, thầy Phan Xuân Anh, thầy Đinh Văn Quang, cô Nguyễn Thị Thủy, thầy Phạm Nam Trung, thầy Ngô Thế Lữ, cô Tạ Thị Lý có số lượng đứng thứ 3 toàn tỉnh. Trường thường xuyên tổ chức các sân chơi bổ ích như “Tài trí học đường”, “Rung chuông vàng”, “Câu lạc bộ Tiếng Anh”, “Câu lạc bộ Văn học dân gian”, “Câu lạc bộ Em yêu Sử”, làm tập san, thi cắm hoa, nữ công gia chánh, các cuộc thi tìm hiểu …đã thu hút sự tham gia tích cực của học sinh.
- Chi bộ liên tục được công nhận là Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu, được Đảng bộ tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen năm 2004, 2009 và tặng Cờ thi đua năm 2005; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2010. Trong những năm qua, trường THPT Diễn Châu 3 đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng và tự hào, nhưng trước yêu cầu nhiệm vụ mới đòi hỏi thầy và trò phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa, giữ vững danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, hoàn thành các điều kiện để được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.
Thực trạng hoạt động tự học của học sinh trường THPT Diễn Châu3 Để đánh giá một cách chính xác, khách quan hoạt động tự học của học sinh trường THPT Diễn Châu 3 hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra lấy ý kiến về chất lượng tự học. Cụ thể chỉ có 19% học sinh cho rằng tự học giúp mở rộng kiến thức, và chỉ có 12,7% học sinh cho rằng tự học giúp vận dụng tri thức đó học vào giải quyết vấn đề của thực tiễn và rất ít học sinh cho rằng tự học giúp mình trở thành học sinh giỏi. Điều đó cho thấy, đa số học sinh vẫn chưa nhận thức hết được sự tầm quan trọng của việc kết hợp lí thuyết và thực hành, lí luận và thực tiễn, khả năng vận dụng những tri thức đã được học để giải thích những hiện tượng diễn ra ngày một phức tạp trong cuộc sống.
Tưởng chừng như việc đọc sách và tài liệu tham khảo với học sinh là một công việc nhỏ nhặt, bình thường và không ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em nhưng thật ra nó lại có vai trò rất lớn trong việc tìm tòi và biến tri thức của nhân loại thành tri thức của bản thân học sinh. Qua tìm hiểu thực trạng chất lượng tự học của học sinh trường THPT Diễn Châu 3, chúng tôi thấy, hiện nay hầu hết các em học sinh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc tự học, các em đều có thực hiện việc tự học trong quá trình học tập nhưng chủ yếu ở mức “bình thường” và “không thường xuyên”.
Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về tự học, tự giáo dục Giáo dục và đào tạo là quá trình tác động có mục đích của nhà giáo hoặc tập thể nhà giáo đến người học, nhằm làm cho học trò của mình lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển thể lực một cách có hệ thống, hình thành nhân cách con người mới cho người học; chuẩn bị cho họ thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần vào việc phát triển xã hội, duy trì nền văn minh của loài người. Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với nền đạo đức xã hội nói chung và việc lưu giữ, phát huy những giá trị cao đẹp về đạo đức của người thầy giáo nói riêng nhằm đào tạo nên một lớp người Việt Nam: “giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính” [33; 76 – 77] để đưa nước ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập với nền văn minh nhân loại. Ngành giáo dục hiện nay đã và đang triển khai sâu rộng “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và các phong trào chống vi phạm đạo đức nhà giáo, để tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục và đào tạo của Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã xác định.
Bên cạnh đó, những người thầy, cô giáo phải luôn rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, nhân cách để có thể làm tốt công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, định hướng đúng cho sự phát triển nhân cách người học không những bằng sự cần mẫn trong giáo dục thuyết phục mà còn bằng cả tấm gương về đạo đức của chính mình. Thầy cô giáo còn cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức và trách nhiệm thực thi pháp luật và phục vụ nhân dân trong các hoạt động dạy và học, trong coi thi, chấm thi, trong đấu tranh với các tiêu cực học đường và thực hiện nghĩa vụ công dân, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, yêu nghề, yêu ngành, thương yêu học sinh, sinh viên và người học; ý thức khắc phục khó khăn đi học và tự học để chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ. Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thõn học sinh để hoàn thành nhiệm vụ học tập của cỏc em đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trườngTrong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên.
Để việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là phong trào, để nó không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi thầy cô giáo thì một trong những điều kiện cần thiết là sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ thiết thực từ phía ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý.