MỤC LỤC
- Có trình độ tư duy hoá học phát triển, tức là biết cách phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng, năng lực diễn đạt. Sau khi nghe giảng bài xong, nếu HS nào giải được các bài tập mà giáo viên đưa ra thì có thể xem như HS đó đã lĩnh hội được một cách tương đối những kiến thức mà giáo viên đó truyền đạt. Để giải quyết được những yêu cầu của bài tập, đòi hỏi HS vừa phải nhớ lại các kiến thức đã học, vừa phải biết vận dụng, suy luận, sáng tạo và tổng hợp các kiến thức đã có, từ đó phát triển tư duy và khả năng nhận thức của HS.
- Là một trong những phương tiện hiệu nghiệm nhất, cơ bản nhất để HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã lĩnh hội qua bài giảng của giáo viên thành kiến thức của chính mình. "Kiến thức sẽ được nắm thực sự nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lí thuyết và thực hành". - Thông qua bài tập hoá học, HS được rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng viết và cân bằng PTHH, kĩ năng tính toán theo công thức và phương trình hóa học, kĩ năng thực hành ….
- Giáo dục đạo đức, tác phong, rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học, nâng cao hứng thú học tập môn hoá học. Theo M.N.Sacdacop: "Tư duy là sự nhận thức khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật và hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hoá đã thu nhận được".
Cơ sở của tư duy hoá học là sự liên hệ quá trình phản ứng hoá học với sự tương tác giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ bé của thế giới vi mô. Đặc điểm của quá trình tư duy hoá học là sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa cái bên trong và cái bên ngoài, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, nghĩa là những hiện tượng cụ thể quan sát được với nhứng hiện tượng cụ thể nhưng không nhìn thấy được, ngay cả khi dùng kính hiển vi, mà chỉ dùng kí hiệu, công thức để biểu diễn mối liên hệ bản chất của các hiện tượng nghiên cứu. Hoá học là bộ môn khoa học lí thuyết và thực nghiệm có lập luận, trên cơ sở kĩ năng quan sát các hiện tượng hoá học, phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng, thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ giũa các mặt định tính và định lượng, quan hệ nhân quả của các hiện tượng và quá trình hoá học, xây dựng nên các nguyên lí, quy luật, định luật, rồi trở lại vận dụng chúng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn.
Trí thông minh là tổng hợp các năng lực trí tuệ của con người (quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, …) mà đặc trưng cơ bản nhất là tư duy độc lập và sáng tạo nhằm ứng phó với tình huống mới. Trong quá trình giải bài tập nói riêng cũng như trong quá trình dạy học nói chung, HS là chủ thể của hoạt động dạy học, còn giáo viên là người tổ chức, điều khiển, để phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của HS. Có tư duy độc lập thì mới biết phê phán, có phê phán thì mới có khả năng phát hiện vấn đề và vấn đề và như vậy mới có khả năng sáng tạo được.
+ Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy lớp chọn tự nhiên, dạy đội tuyển HSG hoá học và giáo viên dạy chuyên hoá học ở các trường chuyên. Thực trạng về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, giáo viên và HS. - Cơ sở vật chất phục vụ dạy học hóa học của các trường tương đối đầy đủ.
- Trình độ HS trong đội tuyển HSG chuẩn bị thi HSG hoá học cấp tỉnh của các trường đã điều tra khá tốt. - Giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG vẫn phải giảng dạy số giờ nhất định trong tuần, làm công tác chủ nhiệm và vẫn phải tham gia các hoạt động khác của nhà trường, nên quỹ thời gian dành cho bồi dưỡng đội tuyển bị hạn chế. - Giáo viên thường không xác định được giới hạn kiến thức cần bồi dưỡng cho HS.
Việc tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng HSG trong phạm vi toàn tỉnh chưa được triển khai. Qua tìm hiểu, điều tra chúng tôi thấy rằng: Tất cả giáo viên đã chú ý đến việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng. Bài tập đã được sử dụng trong các giờ luyện tập, ôn tập, trong các đề kiểm tra.
- Việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng chương, từng phần từ đó lựa chọn hệ thống bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, rèn thao tác tư duy cho HS với nhiều giáo viên còn lúng túng. - Giáo viên thường không xác định được giới hạn kiến thức cần bồi dưỡng cho HS. Họ phải tham khảo đề thi của các kì thi đã diễn ra để tìm những dạng bài tập tương tự để ra cho HS làm.
Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi chính là thực tế hóa mục tiêu phương hướng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của Đảng hiện nay. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi thực tế phải phù hợp với thực tiễn từng Trường THPT, từng địa phương. Nghiên cứu về lý luận phương pháp giảng dạy môn Hóa học trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn là cần thiết, việc tuyển tập – biên soạn hệ thống bài tập rèn luyện tư duy học sinh giỏi là một trong những cách làm để thực tế hóa nhiệm vụ đó trong dạy học.