MỤC LỤC
Riêng SASCO đã sát nhập và trở thành công ty con của Cụm Cảng Hàng không miền Nam (bắt đầu từ đầu năm 2008 đã chính thức trở thành Tổng công ty khai thác Cảng miền Nam). Hội đồng quản trị Tổng công ty đã thông qua đề án thành lập mới công ty cổ phần Tin học hàng không để triển khai hoạt động vào 1/1/2006 nhưng đến nay vẫn đang trong giai đoạn tiến hành cố phần hoá, dự kiến, trong năm 2009 sẽ thực hiện xong.
(MASCO), Công ty Nhựa cao cấp hàng không, SASCO và Công ty cung ứng dịch vụ hàng không.
Công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của tổng công ty về cơ bản hoàn thành trong năm 2005, Việc thành lập các doanh nghiệp mới và chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên triển khai thực hiện về cơ bản đã xong trong 6 tháng đầu của năm 2008. 03 Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (Các xí nghiệp này dự kiến sẽ hoàn thành cổ phần hoá vào đầu năm 2009).
03 Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (Các xí nghiệp này dự kiến sẽ hoàn thành cổ phần hoá vào đầu năm 2009). CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG. - Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty. 1.1 Chức năng và cơ cấu của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, có quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu đối với các công ty con do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Tổng công ty đầu tư ở các doanh nghiệp khác. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động của Tổng công ty. Hội đồng quản trị có không quá 07 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Thành viên Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc. 1.2 Chức năng và tổ chức của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát gồm 05 thành viên. Hội đồng quản trị quyết định cử một thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng Ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc không được kiêm Trưởng Ban kiểm soát. Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, trong đó có một thành viên có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 6 Điều này do tổ chức Công đoàn Tổng công ty cử. Ban kiểm soát là cơ quan giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm. tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính, công khai tài chính và báo cáo thống kê; kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật nhà nước, Điều lệ Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị ban hành và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và nhiệm vụ Hội đồng quản trị giao; báo cáo Hội đồng quản trị định kỳ hàng tháng, quý, năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, trái với quy định về quản trị doanh nghiệp hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban kiểm soát. Các thành viên Ban kiểm soát không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép; phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi phạm pháp. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại hoặc bị miễn nhiệm, bị thay thế nếu không hoàn thành nhiệm vụ; thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của pháp luật về chế độ lương, thưởng và Luật Doanh nghiệp nhà nước. Thành viên Ban kiểm soát phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:. a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;. b) Có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật;. c) Có trình độ về nghiệp vụ tài chính - kế toán, kiểm toán, kinh tế, hoặc chuyên ngành hàng không, luật hoặc quản lý đầu tư;. d) Không được là Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, thủ. quỹ tại Tổng công ty và công ty con do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ;. không có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ tại Tổng công ty và các chức danh tương ứng tại công ty con do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ;. đ) Thành viên chuyên trách của Ban kiểm soát không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê và kiểm toán nội bộ của Tổng công ty; giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giám sát tài chính tại Tổng công ty; có các quyền hạn, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại quyết định thành lập, quyết định giao nhiệm vụ của Hội đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc và theo quy chế hoạt động do Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị ký quyết định ban hành. Trong quá trình hoạt động, Tổng giám đốc có quyền đề nghị Hội đồng quản trị thay đổi cơ cấu, biên chế, số lượng và chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và quy định của pháp luật.
Các phòng ban, các đơn vị khác cuả Tổng công ty được tổ chức và hoạt động theo sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Tổng Giám đốc.
- Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng..);. - Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất - nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các địa điểm khác;. - Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng;. - In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch vụ khoa học, công nghệ. b) Đầu tư ra nước ngoài; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo quy định của pháp luật;. c) Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh những chuyến bay thương mại, ngày càng có nhiều chuyến bay đi và đến Việt nam với các mục đích chính trị, ngoại giao, Hàng năm ngành Hàng không dân dụng Việt nam thực hiện hàng trăm chuyến chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, cũng như đón tiếp và tiễn đưa Nguyên thủ quốc gia các nước đến thăm chính thức Việt Nam. Việc mở các tuyến bay nối liền các thành phố lớn với những vùng núi, vùng sâu, vùng xa và các miền hải đảo, như Điện Biên, Nà sản, Buôn Ma thuột, Côn Đảo… đã bước đầu giảm bớt những khó khăn về giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho vệc phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa.
Hoạt động đầu tư máy móc thiết bị của Tổng công ty trong giai đoạn 2004-2008 được quy hoạch theo từng khối ngành, theo đó các khối ngành liên quan tới việc đảm bảo khai thác đội máy bay được ưu tiên đầu tư các trang thiết bị gồm khối kỹ thuật, khối dịch vụ mặt đất.Vốn đầu tư máy móc thiết bị khác của năm 2003 là 211,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,4%. Ngoài việc huấn luyện đào tạo khoảng hơn 100 học viên phi công dự khoá, gần 300 học viên tiếp viên cơ bản ; Huấn luyện An ninh hàng không, Hàng hoá nguy hiểm cho hàng trăm nhân viên điều hành và khai thác bay Trung tâm còn huấn luyện định kỳ, huấn luyện nâng cao, huấn luyện chuyển loại cho hàng nghìn lượt phi công và tiếp viên.
Đó là vì, việc tăng cường phát triển đội máy bay sở hữu theo hướng hiện đại hoá và thực hiện hình thức thuê khô các loại máy bay hiện đại khác của châu Âu và Mỹ đã đặt ra yêu cầu đối với Tổng công ty về việc tập trung đầu tư chuyển giao công nghệ nhằm mục tiêu làm chủ công nghệ khai thác, bảo dưỡng các các loại máy bay hiện đại, bên cạnh đó cũng cần phải gia tăng các trang thiết bị phục vụ mặt đất để đáp ứng số lượng máy bay, chuyến bay tăng lên. Trong giai đoạn 2004 – 2008 Tổng công ty đã thực hiện một số dự án có xây dựng trọng điểm như : Dự án Nhà xưởng và điều hành kỹ thuật A76; Dự án Trung tâm giao dịch thương mại hàng không của TCT tại Hà Nội; Dự án Hangar máy bay thân rộng A75; Dự án Trung tâm huấn luyện đào tạo của Tổng công ty; Dự án Nhà làm việc và nghỉ trực người lái phía Nam của TCT; Dự án Phòng bán vé 15 Bis Đinh Tiên Hoàng - TP Hồ Chí Minh; Dự án 27B Nguyễn Đình Chiểu - TP Hồ Chí Minh; Dự án Trung tâm giao dịch thương mại hàng không tại Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu….
Trên mạng đường bay Châu âu, Vietnam Airlines tiếp tục duy trì và phát triển các đường bay hiện tại đến Pháp, Nga và Đứcthôgn qua thông qua việc khai thác bay thẳng đường bay Pháp bằng máy bay thân rộng( Boeing-777) và tăng dần tần suất bay tuỷ theo điều kiện thị trường và tăng khả năng cạnh tranh trực tiếp cũng như với các hãng khai thác bay vòng. Gần đây VietNam Airlines đã chú trọng đến hoạt động quảng cáo, khuyến mại và chương trình khách hàng thường xuyên nhằm hướng tới nhu cầu khách hàng và lôi kéo khách hàng đến dịch vụ vận tải của mình bằng các hình ảnh và thông tin về các sản phẩm/dịch vụ trên các phương tiện đại chúng, các ấn phẩm, các hoạt động tài trợ cho văn hóa, thể thao lớn… Có thể lấy một ví dụ điển hình là chương trình phối hợp với ngành du lịch để quảng cáo, khuyến mại và giảm giá vé cho các tour du lịch, khuyến khích khách hàng và hồi phục thị trường của Vietnam Airlines sau dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS năm 2003 cũng như dịch cúm gia cầm.
-Đầu tư cho ngành kỹ thuật máy bay nhằm mục tiêu tới năm 2010 Xí nghiệp A76 có thể thực hiện 8C check cho máy bay A320 và xí nghiệp A75 thực hiện 8C/12 năm check cho máy bay ATR72 và 2A cho các loại máy bay 330 ghế tầm trung xa và xa, đầu tư các phân xưởng sửa chữa thiết bị máy bay nhằm tự thực hiện sửa chữa các thiết bị an toàn, composit, bánh xe cụm phanh, sơn, nội thất..có khả năng kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử đơn giản. -Các doanh nghiệp hạch toán độc lập (nay là các Công ty cổ phần) tập trung đầu tư mở rộng sản xuất vào các sản phẩm mang lại hiệu quả cao và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh nhằm đứng vững trong lộ trình hội nhập AFTA và hội nhập thương mại WTO.