Hạch toán khấu hao tài sản cố định trong chế độ kế toán: Các phương pháp và nguyên tắc cơ bản

MỤC LỤC

Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng, phương pháp khấu hao tuyến tính) là phương pháp khấu hao phân bổ đều nguyên giá tài sản cố định trong các kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá hai lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Trong trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định : Mức khấu hao trung.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính, mức khấu hao được phân bổ vào giá thành đều đặn làm cho giá thành của sản phẩm sản xuất ổn định, từ đó góp phần ổn định trong việc định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác, phương pháp này không thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có số lượng tài sản cố định lớn, chủng loại đa dạng phức tạp vì nếu áp dụng phương pháp này sẽ gây ra tình trạng tài sản cố định khác nhau nhưng lại được quản lý và trích khấu hao như nhau, như vậy sẽ giảm hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh đúng giá trị hao mòn tài sản cố định, đặc biệt là hao mòn vô hình của tài sản cố định. Những năm cuối, khi mức trích khấu hao năm xác định theo phương pháp só dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Nhận xét: phương pháp khấu hao này sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định rất nhanh trong những năm đầu hoạt động vì trong những năm này thì mức trích khấu hao rất lớn, càng về sau thì càng giảm dần, do đó tạo khả năng đổi mới trang thiết bị công nghệ cho doanh nghiệp.

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;. - Từ hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định (sản lượng theo công suất thiết kế). - Từ thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định. Ưu điểm của phương pháp này là mức khấu hao trên từng tài sản cố định được xác định theo công suất huy động thực tế của tài sản cố định.

Hạch toán khấu hao tài sản cố định trong chế độ kế toán 1. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

    Thời gian trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định. Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của tài sản cố định (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp).

    Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định…) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo tiêu chuẩn quy định thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phỏt sinh, đồng thời phải lập biờn bản nờu rừ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. Đối với dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển gian (B.O.T), thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án. Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nướcViệt Nam, thì thời gian sử dụng tài sản cố định chuyển giao được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.

    Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao.Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp.

    BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng…. năm…………                               Đơn vị  tính:
    BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng…. năm………… Đơn vị tính:

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN VỀ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

    Sự khác biệt trong chế độ kế toán Việt Nam và một số chế độ kế toán khác

    Ở Việt Nam, theo chế độ kế toán hiện hành công nhận 3 phương pháp khấu hao đó là khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo tỷ lệ số dư giảm dần có điều chỉnh và khấu hao theo khối lượng sản phẩm sản xuất. Theo phương pháp này ở chế độ kế toán Việt Nam thì trong những năm cuối, khi mức trích khấu hao năm xác định theo phương pháp só dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. Việt Nam trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng, trong khi đó chế độ kế toán Mỹ thì tính khấu hao theo nguyên tắc tròn năm, chế độ kế toán Pháp thì tài sản được đưa vào sử dụng ngày nào thì tính khấu hao từ ngày đó.

    Thời gian sử dụng trong năm có thể tính khấu hao theo năm, tháng hoặc theo ngày tùy thời gian sử dụng tài sản cố định, với chế độ kế toán Pháp sẽ giúp tính chính xác giá trị hao mòn hơn nguyên tắc tròn tháng, tròn năm. Hàng tháng, doanh nghiệp tiến hành phân bổ khấu hao trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, đối với hàng hoá bất động sản thì doanh nghiệp hạch toán chi phí khấu hao vào giá vốn hàng bán, ngoài ra đối với những tài sản cố định thuộc sở hữu của nhà nước phải nộp cho nhà nước hàng năm, hoặc được đầu tư bằng quỹ phúc lợi xã hội thì hạch toán vào TK4313, TK466.

    Bàn về hạch toán khấu hao tài sản cố định ở Việt Nam

    Về giá trị tính mức trích khấu hao, theo chế độ kế toán Việt Nam thì giá trị tính khấu hao của tài sản cố định bằng nguyên giá của tài sản cố định trong khi giá trị phải trích khấu hao theo chế độ kế toán của các quốc gia trên thế giới lại tính cả giá trị thu hồi ước tính. Theo chế độ kế toán của các nước tiên tiến, đưa giá trị thu hồi vào tính khấu hao ngay cả khi sử dụng phương pháp khấu hao nhanh hay khấu hao theo sản lượng thì giá trị thu hồi được coi là một chỉ tiêu quan trọng giới hạn để khống chế mức khấu hao lũy kế tài sản cố định. Về thời gian và sản lượng trong công thức tính khấu hao:Cũng trong công thức tính khấu hao theo chế độ kế toán Việt Nam thì thời gian để tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng là thời gian sử dụng tài sản, thời gian này được quy định với từng loại tài sản cố định khác nhau trong khi chế độ kế toán Mỹ thì thời gian tính khấu hao ở đây lại là thời gian sử dụng ước tính.

    Chúng ta dễ nhận thấy rằng chế độ của chúng ta đã quy định quá chi tiết về thời gian này, không tạo ra sự chủ động cho các doanh nghiệp trong công tác khấu hao, trên thực tế, thời gian sử dụng ước tính thực tế của tài sản có thể khác xa rất nhiều so với thời gian sử dụng. Tương tự như vậy, mức sản lượng trong công thức tính ở phương pháp khấu hao theo sản lượng trong chế độ kế toán nước ta cũng bất cập bởi vì sản lượng theo công suất thiết kế khác xa rất nhiều so với sản lượng sản xuất ước tính và không sát với quá trình sử dụng tài sản cố định trên thực tế của doanh nghiệp, không tạo ra tính năng động cho doanh nghiệp trong hạch toán khấu hao nhằm thu hồi vốn đã đầu tư vào tài sản.