Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU

MỤC LỤC

Về kênh phân phối của liên minh châu âu

Tuy nhiên, hệ thống này là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạp nhất hiện nay trên thế giới, với sự tham gia của rất nhiều thành phần: công ty xuyên quốc gia, hệ thống các của hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập… trong số đó nổi bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia. Kiểu liên kết này trong hệ thốngkênh phân phối EU đã tạo nên những chuỗi mắt xích chặt chẽ được gắn với nhau bằng các hợp đồng kinh tế, mà việc tiếp cận và trở thành một trong các mắt xích đó không dễ dàng với các nhà xuất khẩu Việt Nam vốn chỉ quen làm ăn chộp giật và theo từng hợp đồng riêng biệt.

Chính sách ngoại thương của Liên Minh Châu Âu

Bên cạnh đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hóa được sao chép lậu và đánh cắp bản quyền.

Chính sách thương mại đối với mặt hàng nông sản của EU Các công cụ chính sách thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp được

Ngoài ra mức vốn ứng trước còn phụ thuộc vào việc hàng hóa bán đi đâu và vào hoàn cảnh cụ thể.Các mức vốn ứng trước là thống nhất cho toàn bộ cộng đồng và lấy từ ngân sách nông nghiệp. Tuy mức giá chung cao hơn mức giá thế giới, nhưng nhập khẩu lại có xu hhướng giá sút vì tác động của các mức thuế quan lin hoạt, còn XK được khuyến khích bởi cơ chế ứng trước vốn nên có xu hướng tăng lên.

Thị trường nông sản EU

Theo như phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, EU là một thị trường xuất khẩu cực kỳ lớn đối với hàng nông sản Việt Nam, nhưng chúng ta có khai thác được thị trường này và thị trường nông sản thế giới nói chung hay không là tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Một là, phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để tính toán khối lượng nông sản sẽ sản xuất, và hai là, phải đáp ứng được những yêu cầu ngặt nghèo về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu đặc biệt là các quy định về chất lượng, VSATTP và môi trường. Thị trường EU có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như đã nói trên và với ưu thế của hàng loạt nông sản nhiệt đới, một khi đã đạt được những đòi hỏi về chất lượng, VSATTP và môi trường cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với hàng nhập khẩu, việc mở rộng thị trường EU cho hàng nông sản Việt Nam có thể thực hiện được.

Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu hàng nông sản sang EU

Để đáp ứng được quy định trên, sản phẩm thịt của Việt Nam phải tuân thủ rất nhiều chỉ thị của Hôi đồng ủy ban Châu Âu, và các chỉ thị thường xuyên được EU chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế luôn biến đổi. Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với các trường hợp vi phạm sẽ ngày càng chặt chẽ và hà khắc hơn.

Những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU

Sức khỏe và an toàn

Một “sản phẩm an toàn” được định nghĩa là một sản phẩm không có - đặc biệt ở khía cạnh thiết kế, cấu thành, hoạt động, chức năng, bao bì, các điều kiện lắp ráp, bảo trì hoặc thải hồi, cá hướng dẫn sử lý và sử dụng, hoặc các đặc tính khác của sản phẩm – bất cứ một rủi ro trực tiếp hay gián tiếp không thể chấp nhận cho an toàn và sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng trên các sản phẩm khác hoặc phụ tùng của nó. Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) có hiệu lực từ tháng 1/1996 xác định rằng “các công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh của các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và bảo đảm rằng các biện pháp an toàn có thể có sẽ được thiết kế, áp dụng, thực hiện và kiễm tra lại trên cơ sở của hệ thống HACCP.

Quản lý chất lượng

Nhà sản xuất hoặc người nhập khẩu áp dụng một dấu xác nhận môi trường của E.U trên cơ sở tự nguyện.Để có được dấu xác nhận môi trường của E.U, các doanh nghiệp phải trả 1 khoản phí và phụ thuộc vào doanh nghiệp nhập khẩu hoặc doanh thu của công ty sản xuất. Tổ Chức Quốc Tế Tiêu Chuẩn Hoá (International Organization for Standardisation – ISO) phát triển và một cách tổng quát chấp nhận sê ri ISO 9000 nhằm cung cấp 1 cơ cấu cho quản lý và bảo đảm chất lượng.

Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU

Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU những năm gần đây thường xuyên chiếm 18-19% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta. Có những mặt hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta, sản phẩm chè năm 2003 mới chỉ chiếm khoảng 1.8% thị phần nhập khẩu của EU, gỗ chiếm khoảng 1%, rau quả không đáng kể.

Cơ cấu thị trường và hàng nông sản Việt Nam vào EU

    Tuy nhiên vẫn còn nhiếu hạn chế trong nghành rau hoa quả tươi ở việt nam đến nay vẫn chưa được khắc phục.Nông dân xuất khẩu chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, theo mùa vụ.Vì vậy , cao điểm mùa vụ thì hàng hoá tập trung cao, không tiêu thụ nhanh thì thua lỗ; ngược lại trái vụ thì không tạo ra được sản phẩm lớn, ổn định cho xuất khẩu.Mặt khác, do quy mô nhỏ lẻ(mỗi hộ từ 200 -300m2 rau,1000m2 cho hoa và quả) nên sản. Quy mô tiêu dùng của EU đang ở mức 8.000 tỉ Euro, trong đó giao dịch thương mại chiếm đến 90% giữa các nước EU (70% giao dịch trong nước, 20% giao dịch giữa các nước trong khu vực), 10% nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu từ các nước Châu á Thái Bình Dương và Caribea mới chỉ chiếm 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tỉ Euro).

    Đánh giá hoạt động xuất khẩunông sản Việt Nam sang thị trường EU

      Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường này đạt trên 577 triệu USD, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước, trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chính như cà phê, hạt điều, hồ tiêu và nhất là các sản phẩm gỗ có kim ngạch tăng hơn hẳn so với những năm trước. Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản… mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn… và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.

      Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sảnViệt Nam vào thị trường EU

      Về phía Nhà nước

        Để khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, trong những năm trước mắt cần chú trọng tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khai thác các lợi thế của từng vùng sinh thái vừa đảm bảo phát triển bền vững, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Vì vậy, bên cạnh việc “trông giỏ” để “bỏ thóc” nhằm định vị lại cây trồng chủ lực và đáp ứng cho được những yêu cầu kỹ thuật đặt ra của mỗi quốc gia nhập khẩu nông sản, Việt Nam cầm tham khảo bộ AseanGAP (quy trình GAP chính thức của các nước thành việc Asean, vừa công bố tháng 11/2006) và các yêu cầu của bộ EuroGAP để nhanh chóng xây dựng bộ quy trình VietGAP.

        Về phía doanh nghiệp và nhà sản xuất 1. Đầu tư xây dựng thương hiệu

          Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU, các doanh nghiệp phải quan tâm đến một số luật thương mại quốc tế có liên quan như các hiệp định WTO, các hiệp định khu vực và song phương trong đó có các hiệp định ký với các nước ASEAN, các luật về thâm nhập thị trường do EU ban hành, và của từng nước thành viên; các quy định về thị trường và sản phẩm do đối tác yêu cầu. Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức độ đáp ứng của sản xuất - xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng.