MỤC LỤC
Quá trình tiêu thụ hàng hóa của DN ntn?từ tiếp thị đến giao hàng và thanh toán?. Kiểm soát chữ ký của người mua hàng trong hóa đơn, các húa đơn giao hàng cú được theo dừi để đảm bảo rằng việc giao hàng đã được thực hiện, thực hiện chính xác. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại có được sự phê chuẩn của người phụ trách không?.
Thu thập thông tin về các cán bộ chủ chốt của hệ thống KSNB phần doanh thu.
Sau khi Hợp đồng kiểm toán được ký kết, Công ty kiểm toán Aticvietnam sẽ tiến hành yêu cầu khách hàng cung cấp các Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Giải trình của Ban giám đốc về Báo cáo tài chính năm 2006 và một vài tài liệu cần thiết khác. Để thu thập thông tin về khách hàng, KTV phải kết hợp quan sát đồng thời phỏng vấn Ban giám đốc và thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; các BCTC như Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh…; Biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; Các hợp đồng và cam kết quan trọng…. Bên cạnh đó, do công ty được đánh giá là có hệ thống kiểm soát nội bộ chưa thực sự tốt(mặc dù các năm trước công ty kiểm toán đều đề cập đến trong thư quản lý nhưng tính đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa khắc phục được.) nên ngoài việc phân tích như công ty ABC, KTV còn thực hiện đối chiếu với một số doanh nghiệp liên doanh khác trong ngành.
Đối với công ty ABC: Đây là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm như: sách, vở, mực, bao bì, chai nhựa…Là một công ty sản xuất nên lợi nhuận trước thuế và doanh thu là hai chỉ tiêu đặc biệt quan trọng, luôn được người quan tâm thường sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu doanh thu ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu khác, ví dụ như chỉ tiêu thuế- nghĩa vụ với nhà nước, khoản mục tiền, lãi chưa phân phối..Khoản mục doanh thu có rủi ro tương đối cao vì nó gắn với mục đích của việc lập BCTC.VD: Khi lập báo cáo tính thuế thì có xu hướng khai giảm doanh thu; khi vay vốn, phát hành thêm cổ phiếu…thì có xu hướng khai tăng doanh thu khi lập báo cáo.
Khi xuất hàng cho người mua: nếu là hàng gia công thì khi nhập, xuất hàng chỉ có biên bản giao nhận hàng, không có phiếu xuất kho hay nhập kho; và khi xuất bán với hàng xuất khẩu thì có các chứng từ như: hóa đơn, đơn đặt hàng, biên bản giao nhận hàng, tờ khai hải quan; khi xuất bán với hàng sản xuất thì có các chứng từ như: hóa đơn, đơn đặt hàng. Sau khi đánh giá tính rủi ro, tính trọng yếu đối với từng khách hàng và thực hiện các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích, KTV đã xác định được đối với từng khách hàng sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết nào?Xác định được điều này đã giúp KTV tiết kiệm được thời gian, chi phí trong quá trình kiểm toán mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc. Để kiểm tra các nghiệp vụ về doanh thu có phát sinh thực tế hay không, KTV tiến hành chọn 20 nghiệp vụ bán hàng trong kỳ với số tiền lớn, đó là những nghiệp vụ mà KTV thấy nghi ngờ về tính trung thực của chúng; sau đó bắt đầu đối chiếu từ Sổ Cái Doanh thu đến Nhật ký bán hàng, rồi so sánh với các chứng từ bán hàng như: hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao, phiếu thu….
Để kiểm tra các nghiệp vụ về doanh thu có phát sinh thực tế hay không, KTV tiến hành chọn 20 nghiệp vụ bán hàng trong kỳ với số tiền lớn, đó là những nghiệp vụ mà KTV thấy nghi ngờ về tính trung thực của chúng; sau đó bắt đầu đối chiếu từ Sổ Cái Doanh thu đến Nhật ký bán hàng, rồi so sánh với các chứng từ bán hàng như: hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao, phiếu thu…. KTV tiến hành lấy 2 Bộ chứng từ bán hàng trong mỗi tháng từ tháng 2 đến tháng 12 gồm: Hóa đơn, Đơn đặt hàng, Bảng báo giá, Biên bản bàn giao hàng hóa, Debit note(nếu có)…và đối chiếu, so sánh từ chứng từ bán hàng như phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng…đến Nhật ký bán hàng, rồi đến sổ chi tiết và sổ cái Doanh thu.
Kết thúc kiểm toán khoản mục doanh thu, KTV tiến hành tổng hợp kết qủa kiểm toán, đồng thời lập bút toán điều chỉnh với những sai sót mà KTV đã phát hiện được trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Công ty chưa thực sự mở rộng quy mô, tổ chức các buổi đào tạo nhân viên một cách thường xuyên, liên tục nhằm mục đích giúp nhân viên cập nhật những thông tin mới nhất về kế hoạch, chiến lược của công ty cũng như những thay đổi trong quy định và chuẩn mực. Khi tìm hiểu và thu thập thông tin chi tiết về khách hàng, bên cạnh việc cập nhật những thông tin về khách hàng trong Hồ sơ kiểm toán, KTV còn thu thập thêm thông tin bằng cách như phỏng vấn Ban giám đốc, tiếp xúc với nhân viên KH, tham quan đơn vị…Điều đó đã thể hiện được tính thận trọng nghề nghiệp trong công việc của công ty kiểm toán Aticvietnam. Với những KH mới, KTV đi sâu xem xét sự biến động của doanh thu theo từng tháng, quý…, với những KH có tính hình tài chính không tốt, KTV còn mở rộng so sánh với các đơn vị khác trong cùng ngành…Thông qua việc phân tích này đã giúp cho các KTV phát hiện ra những biến động bất thường, từ đó tìm ra nguyên nhân mà khi thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết, rất khó có thể phát hiện được.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là một thủ tục không thể thiếu được trong bất cứ cuộc kiểm toán nào mặc dù HTKSNB gần như là tuyệt đối hoàn thiện, qua thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết giúp KTV khẳng định tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt. Theo đoạn 04, VAS 01: BCTC phải được lập trên cơ sở là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần…Trong thực tế kiểm toán, KTV rất ít khi chú trọng vào việc xem xét giả định hoạt động liên tục này, có những KH mà KTV đã bỏ qua bước này mặc dù trong chương trình kiểm toán có xây dựng Bảng câu hỏi đánh giá giả định hoạt động liên tục.
Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu thực tế tại công ty, em nhận thấy rằng: công ty mới chỉ chú trọng tiến hành một vài tỷ suất tài chính, so sánh giữa các quý, tháng và so sánh với một số các đơn vị khác trong cùng nghành nhưng công ty chưa thật sự đào sõu phõn tớch để thấy rừ hơn hiệu quả và năng lực hoạt động của cụng ty khỏch hàng. Công ty nên có những buổi đào tạo để giảng dậy phương pháp lượng hóa rủi ro cũng như trọng yếu cho tất cả các nhân viên trong công ty; đồng thời các KTV giầu kinh nghiệm có thể có những buổi thảo luận nhằm truyền đạt những kinh nghiệm mà đã tích lũy được qua nhiều cuộc kiểm toán cho các kiểm toán viên còn non trẻ để đảm bảo giảm thiểu chi phí mà vẫn nâng cao chất lượng trong các cuộc kiểm toán. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là khách quan, máy móc trong nhìn nhận, đánh giá các phần tử nên KTV chỉ nên áp dụng trong trường hợp khoản mục doanh thu được đánh giá là có HTKSNB hiệu quả; hay KTV cũng có thể sử dụng đồng thời kết hợp với các tiêu chuẩn chọn mẫu khác.
Ngoài việc xây dựng một hệ thống pháp lý cho hệ thống kế toán, kiểm toán, Nhà nước cũng cần phải kết hợp với các tổ chức Quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế(IMF), Liên đoàn kế toán Quốc tế(IFAC)..để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, kế toán. Hiện nay, Bộ Tài Chính đã có nhiều đổi mới theo Quyết định số 47/2005/QĐ- BTC ngày 27/4/2005 chuyển giao chức năng hành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam(VAA) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA) phát triển trên nguyên tắc độc lập và tự quản theo mô hình quốc tế.