MỤC LỤC
Đối với những doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện công tác kế toán, kiểm toán viên có thể sử dụng CAAT (Computer-Assisted Audit Techniques) để kiểm tra hệ thống của đơn vị bằng cách cài vào hệ thống một phần mềm kiểm toán để xem xét tính chính xác trong việc xử lý số liệu. Việc xem xét hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị là điều cực kỳ quan trọng, sự trung thực của số liệu chỉ là một phần bảo đảm tính trung thực của BCTC, vấn đề xử lý số liệu của phần mềm là phần còn lại để đảm bảo điều đó, và với khối lượng tính toán khổng lồ, kiểm toán viên không thể tiến hành tự xử lý toàn bộ để đảm bảo con số cuối cùng trên BCTC, khi đó phần mềm được cài vào hệ thống để phát hiện và báo lỗi những bất thường xảy ra trong hệ thống sẽ giúp việc kiểm tra vấn đề kiểm soát của doanh nghiệp và ước đoán mức rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp.
Kiểm toán viên còn có thể tiến hành thủ tục phân tích bằng cách chia nhỏ chi phí tiền lương theo như cách hạch toán trong doanh nghiệp như: Chi phí tiền lương nhân viên hành chính (phần hạch toán đối ứng TK334 với TK 642) và chi phí tiền lương công nhân (phần hạch toán đối ứng TK 334 với TK 621, 627). Tại công ty TNHH ABC, để nổi bật được biến động về số lượng nhân viên đã được lưu ý trong quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đối ứng với mức tăng tổng lương của doanh nghiệp, bên cạnh đó, kiểm toán viên đã dùng cách tách bạch bộ phận nhân viên là bộ phận hành chính và bộ phận sản xuất để xác định được nguyên nhân của biến động, từ đó có thể lý giải về sự thay đổi của mức lương tính trung bình.
Để đảm bảo về việc kế toán đã thực hiện việc tính lương trên bảng lương là chính xác, kiểm toán viên có thể chọn ra hai bảng lương để tiến hành tính toán lại, bằng công thức thiết lập đúng của kiểm toán viên, từ đó kiểm toán viên sẽ phát hiện ra được chênh lệch trong việc tính toán lương với hai mẫu chọn này, thông thường nếu hai bảng tính được thực hiện đúng, với chênh lệch bé, dưới mức điều chỉnh, thì kiểm toán viên có thể chấp nhận với cách tính của kế toán doanh nghiệp. Trong năm 2009, Bộ Tài chính chưa có quy định cụ thể về việc hạch toán khoản BHTN của nhân viên trong doanh nghiệp, do đó tùy vào quan điểm của từng doanh nghiệp, có thể sử dụng các TK khác nhau, ví dụ như hạch toán chung vào 3383, hoặc với các đầu tài khoản nhỏ 338 không sử dụng trong hạch toán thông thường của doanh nghiệp như TK 3385 (Tại công ty TNHH ABC, kế toán tiền lương đã sử dụng TK 3385 để hạch toán bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên thuộc công ty). Kiểm toỏn viờn trước khi tiến hành kiểm toỏn phải nắm rừ tớnh chất, phương phỏp hạch toán kế toán, thông tư quy định hiện hành để nắm được tỷ lệ trích từ lương của người lao động và tỷ lệ do doanh nghiệp phải chịu, từ đó kiểm tra với tỷ lệ trích lập tương ứng của doanh nghiệp sử dụng, khi đã đảm bảo về tính cập nhật và đúng đắn về áp dụng thông tư thích hợp, kiểm toán viên sẽ tiến hành dựa trên bảng lương cơ bản để tính các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN).
Chênh lệch 31.896.378 đồng chính là số thuế TNCN kê khai thiếu so với số ghi nhận trên sổ cái và số tính ra của công ty TNHH ABC, kiểm toán viên tiến hành xác minh cách tính thuế TNCN của công ty và khẳng định tính trung thực, hợp lý của con số trên Sổ cái, tương ứng số này vẫn chưa được khấu trừ đúng khỏi tiền lương nhận được của nhân viên, kiểm toán viên yêu cầu công ty phải kê khai bổ sung và trích thêm khoản còn thiếu đối với những đối tượng chưa nộp thuế đủ.
Sau khi hoàn thành công tác kiểm toán tại đơn vị, kiểm toán viên cần tổng kết phần việc đã thực hiện trong quá trình làm việc ở đơn vị, những thủ tục đã thực hiện, phần trăm mẫu, chứng từ đã được kiểm tra về tính trung thực, hợp lý của các nghiệp vụ xảy ra trong kỳ, những phần việc mà kiểm toán viên vì giới hạn quy mô hay giới hạn địa lý mà không thể sử dụng các thủ tục thay thế nên chưa thể tiến hành thu thập bằng chứng đầy đủ và phù hợp để đảm bảo cho tính trung thực, hợp lý của BCTC, tất cả những giới hạn này sẽ được tổng hợp thành bảng tóm tắt công việc rà soát đối với phần việc hoàn thành, còn đối với phần việc chưa thể thực hiện do những nguyên do khách quan nói trên, kiểm toán viên phải cần phải liệt kê để yêu cầu doanh nghiệp được kiểm toán chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh từ vấn đề này, tất cả những lưu ý này sẽ xuất hiện trong. Việc liên lạc với khách hàng thông thường được thực hiện thường xuyên trong quá trình kiểm toán song bước công việc này là sự tổng kết cuối cùng những vấn đề đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, thông báo có khách hàng biết tình hình về những sai phạm, quan điểm của kiểm toán và những ảnh hưởng có liên quan của những vấn đề này đến BCTC của đơn vị, việc tổng kết này cho phép doanh nghiệp được kiểm toán biết được tổng quan những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, quan điểm từ phía kiểm toán và từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh theo kiểm toán viên hay tiếp tục giữ ý kiến về hạch toán và chế độ áp dụng.
Khi tiến hành chọn mẫu để tiến hành kiểm tra chi tiết và thực hiện toàn bộ chu trình, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên để thực hiện, tuy nhiên vì mức lương cơ bản, thu nhập nhận được của các nhân viên là khác nhau, do đó có thể coi các phần tử trong tổng thể mẫu chọn là không đồng nhất, khác với nghiệp vụ kinh tế xảy ra, khi chọn mẫu dựa vào tổng thể nhân viên, phần mềm không có những dấu hiệu đặc trưng mang tính nghiệp vụ, tức những nghiệp vụ mang tính bất thường để khoanh vùng sai phạm, do đó khi mẫu chọn được thực hiện một cách ngẫu nhiên, và số lượng mẫu là ít (từ 5 đến 10 nhân viên) thì việc kết luận về tính trung thực hợp lý là chưa khả dĩ, điều này sẽ làm hạn chế tính thuyết thục của bằng chứng, khiến cho bằng chứng có khuynh hướng mang nặng tính thủ tục, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có số lượng nhân viên nhiều, một mẫu chọn ít là thiếu tính đại diện. Mặc dù mục đích này là kiểm tra tính chính xác của việc tiến hành tính toán, thủ tục này sẽ kết hợp với thủ tục thực hiện từ đầu đến cuối nhưng như đã nêu trên thủ tục này chỉ được thực hiện với số lượng mẫu chọn ít, tính đại diện chua cao, do đó kiểm toán viên cần bổ sung thêm thủ tục để có được bằng chứng thuyết phục hơn, tránh tình trạng thủ tục hóa các thủ tục kiểm toán mà phải coi thủ tục kiểm toán là phương tiện để kiểm toán có thể thu thập được bằng chứng trung thực, hợp lý.
Song song với việc kiểm toán BCTC về con số, kiểm toán viên cần tích cực đưa ra những khuyến nghị về cách thức tổ chức hệ thống kế toán, thiết lập hệ thống tiểu khoản cho tài khoản về chu trình tiền lương và nhân viên, tư vấn cho doanh nghiệp sử dụng hệ thống chuyển lương qua tài khoản, chú ý đến những giải pháp để doanh nghiệp tránh được những hệ thống xử lý cồng kềnh không cần thiết và dễ gây nhầm lẫn trong hạch toán, cần khuyến nghị thêm về những nguy cơ tiềm ẩn để doanh nghiệp tăng cường hệ thống kiểm soát. Để tránh tình trạng kiểm toán viên phải hỏi thông tin đối với khách hàng nhiều lần, thông qua việc thực hiện các phần hành khác nhau của các kiểm toán viên, ví dụ như trong phần hành kiểm toán giá vốn hàng bán, là phần hành yêu cầu có sự tổng hợp giữa phần hành hàng tồn kho, phần hành tiền lương và nhân viên, phần hành chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, ngoài ra còn có mối liên hệ giữa chu trình tiền lương và nhân viên (khoản mục phải trả công nhân viên) và chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp.