MỤC LỤC
Đặc biệt gió Đông Nam vào mùa khô mạnh có khi tới cấp 6-7, nhân dân địa phương thường gọi là gió chướng, gió thổi mạnh, kéo dài cùng với nắng gắt, nhiệt độ cao, bốc hơi nước mạnh và mang cát từ các cồn cát ven biển lấn sâu vào nội địa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trên đảo. Những đặc trưng như trên của khí hậu, nhìn chung là thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là cho bố trí các loại cây trồng nhiệt đới.
Số liệu thống kê và báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội – an ninh quốc phòng năm 2005 của UBND huyện Côn Đảo cho thấy: Ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản hiện đang chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện (13,48% GDP). Nhìn chung, tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn đã được quản lý bảo vệ tốt, công tác giáo dục bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên luôn được quan tâm, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong việc thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng.
Bên cạnh đó, việc neo đậu của các loại tàu thuyền tại khu vực cảng Bến Đầm sẽ gia tăng hoạt động công nghiệp và kinh doanh đi liền dẫn đến tăng nguy cơ ô nhiễm nước biển, phá hủy những rạn san hô và các thủy sinh dưới biển do rò rỉ dầu, ô nhiễm hữu cơ và rác thải. Các dự án du lịch nên triển khai ở các vùng có giá trị đa dạng sinh học thấp và tính ổn định môi trường cao nhằm giảm thiểu các chi phí phát sinh; đồng thời thực hiện việc giám sát chất lượng không khí và nước (nước sạch, nước biển, nước thải).
- Mô hình đánh giá tổn thương đới ven biển của Cục địa chất Hoa Kỳ (USGS, 2000) phục vụ cho đánh giá phụ thuộc vào các tai biến ven biển như dâng cao mực nước biển, xói lở, bồi tụ … dựa trên các tiêu chí về đặc điểm đường bờ (địa mạo, địa hình, cấu tạo bờ,…). Các mô hình trên tuy được xây dựng với mục tiêu, cách tiếp cận về mức độ tổn thương khác nhau nhưng đều cho kết quả cuối cùng là thành lập bản đồ mức độ tổn thương và các thành phần trong các nghiên cứu trên, một số khía cạnh được đề cập nhiều là tổn thương kinh tế, tổn thương do chiến tranh khủng bố, tổn thương do các tai biến thiên nhiên (biến đổi khí hậu, tai biến môi trường,…), tổn thương do các yếu tố công nghệ gây ra.
Trong giai đoạn đầu thế kỷ 21, công trình “Nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững” (Mai Trọng Nhuận và nnk, 2002) đã bước đầu nghiên cứu đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương đới duyên hải thuộc miền Nam Trung Bộ của Việt Nam dựa trên mô hình đánh giá mức độ tổn thương của Cutter (1996) và quy trình đánh giá tổn thương của NOAA (1999). Trong những năm gần đây, cũng đã có nhiều dự án liên quan đến bảo vệ môi trường tại khu VQG Xuân Thủy, Nam Định như: Dự án CRES năm 2003 về “Đánh giá biến động tài nguyên khu Bảo tồn thiên nhiên ĐNN Xuân Thủy kể từ khi vùng này được hoạch định thành khu Ramsar (1989)”, hay dự án “Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ mà bước đầu là huyệ Thái Thụy (Thái Bình) và huyện Giao Thủy.
Để có được hệ thống thông tin điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ cho nghiên cứu và vẽ bản đồ các yếu tố gây tổn thương tại khu vực nghiên cứu cần tiến hành phỏng vấn, điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu và thu thập các số liệu, tài liệu về các hoạt động kinh tế đã và đang diễn ra, các dự án phát triển sẽ được thực hiện, các nguồn ô nhiễm, các báo cáo đánh giá tác động môi trường, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, các vấn đề môi trường và các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường. Các chỉ tiêu đánh giá được xác định trọng số theo phương pháp ma trận đánh giá của Saaty Thomat và phương pháp chuyên gia, từ đó tính điểm và phân bậc theo điểm (từ thấp đến cao) tương ứng với mức độ nguy hiểm của các yếu tố gây tổn thương (tai biến và các yếu tố có tiềm năng cường hóa tai biến), các đối tượng bị tổn thương, mật độ và khả năng ứng phó của các đối tượng tổn thương.
Quần hợp này diện tích nhỏ, phân bố thành từng dải hẹp ở các eo đảo, bãi cát, bãi xác san hô, sinh vật biển..những nơi này bị ngập nuớc thủy triều hàng ngày, phân bố rải rác ở các điểm Bến Đầm, Đầm Tre (đảo Côn Sơn) và Đầm Quốc, Đầm The (hòn Bà), bãi Bà Độp, bãi Giông (hòn Bảy Cạnh)..khác với rừng ngập mặn của đồng bằng sông Cửu Long là không được bồi đắp phù sa hàng năm, sống trên các xác san hô, sinh vật biển, đất cát. - Quần đảo với 16 hòn đảo lớn nhỏ, nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới đại dương, cách đất liền chỗ gần nhất chưa đến 100 km; trên đảo có nhiều khu vực bãi cát thoải, nước trong như các bãi biển ở Hòn Côn Sơn, Hòn Cau, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bà và Hòn Tre lớn, tạo thuận lợi cho hình thành các tuyến du lịch bãi biển, tham quan du ngoạn đảo lớn, đảo nhỏ với nhiều loại hình phong phú như tắm biển, nghỉ dưỡng gắn bó với các hoạt động thể thao dưới. Trong tương lai kênh đào KRA ở Thailand được mở nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mở ra trục Đông -Tây thì Côn Đảo sẽ nằm ở ngã tư giao thông biển quốc tế nên Côn Đảo sẽ có vị trí thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ như: vận tải biển, tiếp dầu, nước, du lịch,…Các cảng biển mang tính tổng hợp và có vai trò quan trọng trong khu vực, đảm bảo năng lực vận chuyển nội địa, xuất nhập khẩu trong khu vực ra nước ngoài.
Do diện tích canh tác có hạn, số người sống bằng nghề nông nghiệp không nhiều, năng suất lao động thấp, nên sản phẩm nông nghiệp nhỏ và tập trung vào một vài loại mặt hàng lương thực thực phẩm như: lúa, ngô, rau xanh các loại; nuôi heo, gà, bò, dê, để cung cấp cho tiêu dùng tại chỗ, nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu dùng nội tại của Côn Đảo; còn lại phần lớn lương thực, thực phẩm vẫn phải đưa từ đất liền ra.
Theo đó, Sở Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ trì và phối hợp với các địa phương ven biển trong đó có Côn Đảo hình thành các đội xung kích, tổ thông tin liên lạc trong ngư dân, khảo sát thống kê tình hình hệ thống thông tin liên lạc trong ngư dân; rà soát, kiểm tra đăng ký đăng kiểm phương tiện ghe tàu đánh cá, đảm bảo thiết bị an toàn cho người và phương tiện, tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển. (Cxiyj) là khả năng ứng phó với tai biến của hệ thống tài nguyên, môi trường trước những tác động bên ngoài (tai biến, sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, các hoạt động nhân sinh);. Trong đó, mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ đối tượng bị tổn thương là các yếu tố làm gia tăng mức độ tổn thương nên có giá trị dương, khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội có tác dụng giảm nhẹ tác động tiêu cực của tai biến lên các đối tượng bị tổn thương nên có giá trị âm. Phân vùng mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường. Để đánh giá mức độ tổn thương của vùng nghiên cứu phải dựa trên 7 lớp thông tin thuộc 3 nhóm yếu tố: 1) Nhóm yếu tố gây tổn thương gồm 3 lớp: tai biến địa động lực, tai biến địa hóa, tai biến khí hậu; 2) Nhóm Mật độ đối tượng bị tổn thương gồm hai lớp: tài nguyên thiên nhiên và công trình nhân sinh; 3) Nhóm khả năng ứng phó gồm 2 lớp: Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên và khả năng ứng phó của hệ thống xã hội.