MỤC LỤC
Về nghệ thuật, đôi rồng này không có gì tiêu biểu nhưng về ý nghĩa rồng là đại diện cho quyền lực, cho sức mạnh, cho sự linh thiêng, vì vậy nó là đề tài xuất hiện nhiều nhất trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, làm tăng vẻ linh thiêng cho di tích. Tuy nhiên, đối với các kiến trúc cổ truyền việt, xuất phát từ điều kiện tự nhiên và xã hội nên hình thành phần chịu lực chính không phải là nền nhà mà sự vững chắc của công trình là nhờ vào khung kết cấu gỗ nối liên kết các mộng cùng sức nặng của bộ mái đè xuống hệ thống cột. Mặc dù được làm bằng loại gỗ tốt nhưng do thời gian, các yếu tố khí hậu, thời tiết tác động làm cho hệ thống cột bị mối mọt, nên ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng chịu lực của chúng không những thế giá trị thẩm mỹ của kiến trúc cũng bị giảm sút.
Vì nóc của tất cả các gian đều có kết cấu theo kiểu vì giá chiêng, riêng bộ vì nách có sự khác biệt, hai bộ vì nách ở gian giữa có kết cấu thượng chồng rường, hạ cốn nách, các gian còn lại vì nách có kết cấu chồng rường đỡ mái hiên là bẩy hiên.
Ở trong đình Triều Khúc có 18 bức hoành phi, trong đó có bốn bức được khảm trai ghi “Công tham tạo hoá”- Nghĩa là công ngang trời đất. Phiên âm : Bắc thử thần thanh khai Việt điện Đô quân đỉnh địch tiệt thiên thư Dịch nghĩa : Trừ Bắc mở mang bờ cừi Việt Kinh đô vững mạnh ý do trời. Phiên âm : Tại thượng tinh linh chỉ sích tử viên long hướng nhân Tông tiến phụng sự tôn hoàng đan trục phượng thư lai Dịch nghĩa : Ánh sáng hào quang, cung vua rồng chầu trên đã định.
Về mặt ý nghĩa Hạc cũng như phượng biểu trưng cho sự thanh cao, trường tồn, đầu đội cụng lý và đức hạnh, lưng cừng bầu trời, cánh là gió, lông là cỏ cây, chân là đất.
Thường niên cứ đến ngày 9/1 Tết âm lịch là lễ hội được bắt đầu, nhưng công việc chuẩn bị cho lễ hội được tiến hành vào những ngày trong tháng chạp để bầu ra ban tổ chức và những người tham dự vào việc tế lễ. “Đông xướng và tây xướng”đứng trước hai bên “hương án tiền”;chẳng hạn ông ở bên đông xướng “Khởi chinh cổ” ,ông bên tây lại xướng “Nhạc sinh khởi”, (khai mạc buổi tế mọi người trong cuộc tế cứ theo lời người xướng mà làm).Ví dụ: Khi xướng “cư soát tế vật” thì một vị chấp sự cầm đèn (nến) đi theo chủ tế xem xét lại mọi lễ vật tế tần hôm đó. Xướng : “Chấp sự giá các tư kỳ sự” ,thì mọi người tham dự buổi tế đã được phân công trước phải chú ý mà theo lời xướng .Xướng : “Nghệ quán tẩy sơ” (chủ tế và chấp tế đến chỗ rửa tay )..chấp sự là những người đứng ở hai bên cạnh hương án, phụ trách việc dâng hương,.
Bình thân phần chúc : hai chấp sự đọc và người chuyển lên cửa hương án bóc văn ở giá văn đưa người đọc quấn lại , người chuyển lấy đóm châm lửa đưa người đốt văn.
Nhìn bên ngoài ta thấy, múa bồng trong lễ hội làng Triều Khúc là một điệu múa mang tính chất hầu lễ và tiến chúc Thành Hoàng, được thực hiện trong thời gian tế lễ, để tạ ơn và cầu xin thánh thần phù hộ cho dân làng bước sang một năm mới có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng khi đi sâu vào cách thức, động tác của nó thì ta thấy múa bồng là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, mang tính chất phồn thực, hay nói một cách khác nó chính là một hình thức sinh hoạt sân khấu dân gian cổ truyền của người Việt - cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Lễ hội diễn ra đảm bảo nội dung truyền thống về lịch sử,văn hoá, đoàn kết đấu tranh xây dựng quê hương mình ngày một giầu đẹp, tưởng nhớ tới công đức của vị Thành Hoàng làng góp phần cho thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về quê hương mình .Trong lễ hội không thiếu những cái hay nhưng cũng không ít những cái dở.
Cùng với những giá trị tinh thần chứa bên trong các di tích thì bản thân các di tích còn là những công trình kiến trúc tôn giáo, là di sản văn hoá vật thể đặc trưng biểu hiện một khía cạnh văn hoá tâm linh người Việt, chứa đựng những tài năng và sức sáng tạo của con người, gắn liền lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trong phần trình bầy về nguyên tắc chung khuyến cáo đã đề cập tới một số việc bảo vệ không chỉ giới hạn những khu vực do con người sáng tạo mà còn cần phải đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ phong cảnh, thành phố và những khu vực thành phố thường xây dựng những công trình mới và việc xây dựng những công trình mới chỉ dẫn đến sự cần thiết phải khôi phục di sản và cảnh quan đã bị tổn thất và tuỳ theo khả năng mà phuc hồi lại di tích dưới dạng nguyên gốc. Tài sản văn hoá là những hiện vật biểu thị hay chứng thực sự sáng tạo của loài người hay sự sáng tạo của thiên nhiên và theo ý kiến của các cơ quan thẩm quyền của mỗi nước, hoặc có thể có giá trị về lịch sử, nghệ thuật khoa học, hay khoa học kỹ thuật, các nước thành viên sẽ áp dụng các điều khoản trong bản khuyến nghị và thông báo cho chính quyền và các cơ quan chức năng được biết, đồng thời báo cáo về hội đồng về việc triển khai thực hiện bản khuyến nghị này. Ngay trong lời mở đầu pháp lệnh đã khẳng định rừ “di tớch lịch sử văn hoỏ và danh lam thắng cảnh là tài sản lõu đời của dõn tộc Việt Nam” Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trong việc giáo dục tinh thần yêu nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, yêu chủ nghĩa xã hội và tự hào dân tộc nâng cao kiến thức phục vụ công tác nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hoá của nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hoá dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá thế giới.
Tại công văn số 71/BTBT về kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) ngày 25/2/1995 của nghành bảo tồn bảo tàng nờu rừ ”xõy dựng hồ sơ khoa học cho các di tích đã được công nhận từng bước di tích lịch sử văn hoá để thống nhất quản lý, nghiên cứu lâu dài phục vụ khai thác trong tương lai” Với sự cố gắng của ngành văn hoá thông tin cùng với sự cố gắng của ban ngành có liên quan, công tác bảo tồn di tích đã thu được nhiều thành tích trong công việc giữ gìn và khai thác các di tích.
Dựa trên những văn bản được ban hành, kèm theo các báo cáo chính trị của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, ngành bảo tồn bảo tàng đã có rất nhiều cố gắng trong việc phát hiện, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xét duyệt công nhận di tích lịch sử văn hoá, song trên thực tế nhiều di tích lịch sử văn hoá dù đã được xếp hạng nhưng do chưa được bảo vệ chu đáo nên đã bị lấn chiếm, thu hẹp diện tích. Gần đây do sự đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục và văn hoá của đất nước nên đã có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc tạo ra sức mạnh trong việc quản lý nhà nước và thực hiện tốt các lĩnh vực chính sách về văn hoá nói chung và sự nghiệp bảo tồn bảo tàng nói riêng tạo ra những nề nếp, trật tự kỷ cương cũng như sự ứng tác, nhạy bén với tình hình xã hội hiện nay. Từ khi ra đời, tồn tại đến nay đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt của nước ta, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nó vẫn tiềm ẩn bên trong biết bao giá trị lịch sử văn hoá, nghệ thuật, … Ngôi đình đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử – Van hoá vào năm 1992.
Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay chúng ta cần phải quan tâm tới việc giữ gìn, bảo vệ những di tích này như những tài sản văn hoá chung của nhân loại, nếu để mất đi, thì chúng ta những người cán bộ bảo tàng và thời đại chúng ta đang sống sẽ thấy có tội lớn với quá khứ, những thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta ngày nay.
Bên cạnh đó thì còn không ít các di tích trong tình trạng xuống cấp, xâm phạm di tích hay tình trạng “rêu phong” tẻ nhạt, bỏ thì thương, vương phải tội… Do đó để các di tích không gặp phải những tình trạng trên thì chúng ta cần phải hướng dẫn có mục đích trong việc tuyên truyền cho tổ chức tham quan các di tích, làm sao thu hút lượng khách tới di tích. Hiện nay đình Triều Khúc chưa phải là nơi thu hút nhiều khách du lịch do đó để phát huy tác dụng của di tích hơn nữa cần có sự phối hợp giữa các cấp từ sở văn hoá thông tin, phòng văn hoá huyện, xã đến những người dân sống quanh di tích để đưa ra được những biện pháp cụ thể và thiết thực. Ngoài ra, phòng văn hoá huyện cũng cần phối hợp với ban văn hoá xã nên giới thiệu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền thanh, tivi, sách báo, tạp chí, giới thiệu về mảnh đất, con người và các hoạt động văn hoá truyền thống cũng như di tích lịch sử văn hoá gắn liền với người dân địa phương làng Triều Khúc….
Trong nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn như nước ta hiện nay, những vấn đề tôi vừa nêu ra có phần khó thực hiện được như chúng ta nên xét về phát triển lâu dài thì cần có sự quan tâm của Đảng, nhà nước các cấp, ngành liên quan đến các di tích lịch sử văn hoá trên toàn quốc để làm sao chúng ta phát triển được các mặt kinh tế, giáo dục, văn hoá….