Giá trị văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần Khoá Việt Tiệp

MỤC LỤC

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình phát triển của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tập thể gồm nhiều cá nhân rất khác nhau về trình độ

Văn hóa doanh nghiệp cung cấp một sự hiểu biết chung về các mục đích và các giá trị của doanh nghiệp, tạo nên sự nhất trí, đồng lòng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, thúc đẩy họ cùng hành động và làm việc hết mình vì sự phát triển của công ty, sự thành đạt của mỗi cá nhân. Năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói chung đựợc cấu thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau, nó bao gồm các yếu tố vật chất: Vốn, công nghệ, sản phẩm… hay các yếu tố vô hình: thương hiệu,uy tín…dù là yếu tố nào đi chăng nữa cũng đều xoay quanh một nhân tố trung tâm: Con người. Trong khi đó, các giá trị văn hóa doanh nghiệp lại là những yếu tố quan trọng góp phần phát huy tối đa nhân tố con người, nó tạo ra các chuẩn mực, quy tắc hướng dẫn cho con người làm việc, tạo ra các quan điểm, niềm tin nơi con người, đề ra các mục tiêu cho họ hướng tới.

Nếu các quyết định quản trị đựợc đưa ra trái với các yếu tố văn hóa truyền thống của doanh nghiệp sẽ đòi hỏi nhà quản trị phải thay đổi quyết định hoặc thay đổi giá trị văn hóa truyền thống, mà thông thường việc thay đổi các giá trị văn hóa là vô cùng khó khăn và đôi khi là không thể. Khi doanh nghiệp muốn thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp sự phát triển, nhưng nếu điều đó đòi hỏi sự thay đổi một số tác phong, niềm tin vốn là văn hóa truyền thống của doanh nghiệp, nó có thể vấp phải sự phản đối của các thành viên trong doanh nghiệp, điều này nhất định sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đôi khi đó là sự khởi đầu cho thất bại của doanh nghiệp.

Các giá trị văn hóa điển hình trong doanh nghiệp .1 Triết lý kinh doanh

Thương hiệu của doanh nghiệp

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,.., hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Trong thời đại ngày nay, khi các sản phẩm hàng hóa tràn ngập thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu cho mình. Thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng nhận biết được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, cảm nhận sự khác biệt với các sản phẩm khác, đồng thời thương hiệu cũng tạo cho khách hàng sự tin tưởng khi tiêu dùng sản phẩm.Trong doanh nghiệp, thương hiệu là một tài sản vô hình rất lớn.

Giá trị của thương hiệu gồm 2 phần, phần giá trị vật chất là các lợi ích lý tính mà thương hiệu mang lại, phần giá trị tinh thần là những lợi ích về tinh thần mà thương hiệu tạo ra: niềm tin của khách hàng. Như có thể thấy những lợi ích to lớn mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp, đó là sản phẩm của sự nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp, được khẳng định qua thời gian.

Các truyền thống của doanh nghiệp

Để xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên ngay từ đầu, liên tục để cho phong cách đó ngấm vào mỗi nhân viên, trở thành thói quen, truyền thống chung. Phong cách làm việc chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả lao động cao, khi đã là truyền thống của doanh nghiệp, nó trở thành một nét văn hóa, môi trường làm việc cho các thành viên mới tham gia vào doanh nghiệp phải thích nghi. Cách thức giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp sẽ phản ánh nét văn hóa giao tiếp của doanh nghiệp đó, và văn hóa giao tiếp là một yếu tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.

Những hoạt động nghi lễ truyền thống, giao lưu sinh hoạt tập thể là điều kiện cho các thành viên trong doanh nghiệp giao tiếp, thêm hiểu biết và gắn bó với nhau nhiều hơn. Văn hóa doanh nghiệp hình thành và có thể phát triển được hay không là nhờ các hoạt động sinh hoạt truyền thống này, nếu không, nó mãi mãi chỉ nằm trong các quyết định của ban lãnh đạo, được thực hiện nhưng không có sức sống lâu bền.

Môi trường làm việc của doanh nghiệp

Đây là những yếu tố dễ nhận thấy nhất trong tổng thể cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp và là phần không thể thiếu. Nhìn chung, người lãnh đạo doanh nghiệp là người có ảnh hưởng to lớn tới việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân của nhà quản trị, từ nhân cách, phong cách quản lý, hệ thống giá trị, niềm tin…đây chính là nguồn gốc của tính đặc thù riêng trong văn hóa doanh nghiệp.

Nhà quản trị có phong cách quản trị dân chủ sẽ tạo ra cho nhân viên tâm lý thoải mái trong tác phong làm việc, được tự do phát triển. Mục đích theo đuổi và phương châm hành động của các doanh nhân khác nhau dẫn đến việc hình thành nét văn hóa doanh nghiệp khác nhau.

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển các giá trị văn hóa của doanh nghiệp

    Người Việt Nam với hệ thống giá trị chung, các chuẩn mực, niềm tin, giá trị, cách thức ứng xử, quan niệm truyền thống…sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành các giá trị văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy để các giá trị văn hóa doanh nghiệp được các thành viên chấp nhận thì bản thân văn hóa doanh nghiệp cần phải phù hợp với các chuẩn mực văn hóa chung của dân tộc, nếu không, nó sẽ bị đào thải, rất khó hòa nhập. Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngoài tiếp thu những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, khắc phục những hạn chế còn phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các nước khác, lấy đó làm bài học cho quá trình xây dựng văn hóa của doanh nghiệp mình.

    - Với các đối tác khách hàng: Mỗi doanh nghiệp có một tập khách hàng riêng, để phục vụ tốt hơn, doanh nghiệp cần phải có những hoạt động điều chỉnh văn hóa sao cho tương đồng với khách hàng để có thể phục vụ tốt hơn. - Với các đối thủ cạnh tranh: Văn hóa doanh nghiệp là một trong những vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp, để có thể cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải hiểu văn hóa của đối thủ cạnh tranh, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình bằng những nét văn hóa riêng độc đáo hơn, đồng thời tránh được những sai lầm trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tầm nhỡn chiến lược tạo ra giỏ trị cốt lừi cho bốn nhúm đối tượng: Khách hàng, cổ đông, nhân viên trong công ty và các bên liên quan khác, để đảm bảo vai trò đó được thưc hiện tốt, văn hóa là yếu tố không thể thiếu.

    Nên khi xây dựng văn hóa các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới những yếu tố này, chính vì vậy, các doanh nghiệp có quy mô, vị thế cạnh tranh khách nhau thì vấn đề xây dựng văn hóa cũng có nhiều nét khác nhau. Hệ thống tổ chức chính thức là hệ thống tổ chức quản lý và tác nghiệp chính thức của tổ chức, được hình thành nhằm xác định vai trò chính thức của các thành viên trong việc thực Luận văn tốt nghiệp Đ inh Th ị Thúy Ngà- K40A4. Hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp ngoài chịu sự tác động từ hệ thống tổ chức chính thức thì nó chịu chịu sự tác động mạnh mẽ của một hệ thống thứ hai trong doanh nghiệp, đó là hệ thống tổ chức không chính thức.

    Hệ thống tổ chức không chính thức là những nhóm được hình thành và tồn tại trong tập thể bằng con đường không chính thức, nghĩa là được hình thành không dựa trên cơ sở quy chế của doanh nghiệp. Cơ sở hình thành của nó là sự tương hợp tâm lý giữa các cá nhân, sự gần gũi về quan niệm sống, tuổi tác…Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức không chính thức này chặt chẽ hơn và là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các nhân viên trong doanh nghiệp, nó có tác động to lớn tới việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Khi lãnh đạo doanh nghiệp muốn đưa một giá trị mới vào văn hóa doanh nghiệp, nếu không được các thành viên thừa nhận tự giác hay tẩy chay thì nó cũng không thể trở thành một nét văn hóa của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có văn hóa chỉ khi các thành viên của doanh nghiệp là người có văn hóa.