MỤC LỤC
Trong sản xuất chú trọng nhiều đến hiệu quả kinh tế, thị trường, trong lĩnh vực chế biến được quan tâm để đưa ra sản phẩm (Ví dụ: Trước là các nông trường quốc doanh thuộc sự quản lí của nhà nước và hiện giờ phát triển theo cơ chế thị trường như: doanh nghiệp trồng và chế biến chè Mộc Châu, chăn nuôi và chế biến sữa Mộc Châu, Ba Vì… Phát triển chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi của nước ta). Thành phần kinh tế hộ gia đình sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn vốn, nguồn lao động, là thành viên trong gia đình không thuê lao động và sản phẩm chia điều cho các thành viên trong nhà - Kinh tế trang trại phát triển với quy mô lớn có thể thuê thêm lao đông, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Mô hình này được áp dụng ở nhiều quốc gia mới CNH hoặc mới nổi, trong đó cơ sở công nghiệp cũng đã có những tích lũy nhất định song lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp - nông thôn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, quá trình chuyển dịch công nghiệp từ thành thị tới nông thôn diễn ra song song với HĐH nông nghiệp - nông thôn, kết cấu nhị nguyên trong kinh tế này khi được vận dụng phù hợp đã đưa tới sự thành công nhanh chóng của nhiều nền kinh tế trong quá trình CNH. Mặc dù mỗi quốc gia hay nền kinh tế có điều kiện đặc thù riêng, song lịch sử phát triển CNH của các quốc gia trên thế giới trải qua vài trăm năm đã chứng tỏ rằng chỉ những quốc gia nào xây dựng được chính sách phát triển trong đó ý thức được tầm quan trọng của khu vực nông nghiệp, phát triển nông thôn và dành cho khu vực này quyết tâm chính trị cao độ mới có thể thành công trong công cuộc HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và CNH nền kinh tế nói chung.
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị - xã hội, sự chủ động tích cực tham gia của các nhà khoa học vào phong trào toàn dân xây dựng NTM đồng thời thể hiện nhận thức đúng đắn của đội ngũ trí thức rằng trong quá trình xây dựng NTM, các cấp ủy đảng, chính quyền và các nhà khoa học đóng vai trò chủ đạo từ việc nghiên cứu xây dựng đề án, xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện còn người dân đóng vai trò là chủ thể trong quá trình ấy. Việc nghiên cứu thành công các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng NTM tại huyện Xuân Trường và từng bước triển khai có hiệu quả các giải pháp đó sẽ được coi là sự khởi đầu cho hàng loạt những thành công tiếp theo tại các địa phương khác đồng thời tạo nên một sự phối hợp có hiệu quả giữa các “nhà” trong công cuộc xây dựng NTM nói riêng và các chương trình phát triển KT - XH nói chung.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của đảng và nhà nước
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần.
Tiếp tục thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", hệ thống giao thông NT đã phát triển về số lượng và nâng cấp về chất lượng, góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư về khu vực NT, tạo công ăn, việc làm, xoá đói, giảm nghèo và giải quyết được nhiều vấn đề KT-XH khác. • Những hạn chế: 4,1% làng nghề dùng thiết bị xử lý nước, chất thải độc hại Cùng với sự ra đời của các khu CN, cụm CN, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật.
Cũng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửa chữa khoảng 300.000 km đường bộ nông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển khai thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn. Trong đó, những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh hai tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp, và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân.
Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phương và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những người dân vốn quen với cách sống sau lũy trẻ làng.
Huyện có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Xuân Trường và 19 xã: Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Hồng, Xuân Thủy, Xuân Ngọc, Xuân Tiến, Xuân Kiên, Xuân Ninh, Xuân Hòa, Xuân Vinh, Xuân Thành, Xuân Phong, Xuân Tân, Xuân Đài, Xuân Bắc, Xuân Phương, Xuân Trung, Xuân Phú, Thọ Nghiệp. Về khí hậu, nhìn chung khí hậu của huyện Xuân Trường thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và các hoạt động du lịch, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, cây cối bốn mùa ra hoa kết trái.
UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 để xây dựng kế hoạch và phân kỳ triển khai thực hiện các tiêu chí NTM sát thực với điều kiện của địa phương – trong đó, cần tập trung triển khai tích cực nhiệm vụ sản xuất vụ Xuân 2014; ưu tiên nguồn lực để hoàn thành việc dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng đắp bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông nội đồng trong năm 2013 và từng bước đầu tư cải tạo khuôn viên, nhà ở của hộ gia đình; chỉnh trang đường dong, ngừ, xúm; xõy dựng nhà văn húa, cứng húa đường nội đồng, kiờn cố húa kờnh cấp 3 và rãnh thoát nước khu dân cư.vv theo tiêu chí. Đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM; đã tổ chức tập huấn về xây dựng nông thôn mới cho thành viên Ban chỉ đạo các xã, thị trấn, bí thư, xóm trưởng trên địa bàn toàn huyện; tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm tại địa phương bạn; chỉ đạo đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, theo hướng xây dựng thôn, xóm, gia đình nông thôn mới với phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”.
Nhiều công trình, dự án có ý nghĩa chính trị to lớn góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của huyện như: Dự án quần thể lưu niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh; cống Trà Thượng và tường kè Sông Ninh; kiên cố hóa kênh Đồng Nê, sông Trà Thượng, sông Rộc; nâng cấp hệ thống tiêu sông Láng; kiên cố hóa Sông Sò, kênh Cát Xuyên; nâng cấp đường từ cầu Lạc Quần - ngã ba Xuân Bảng; đường 50, đường từ trung tâm huyện đi Xuân Hồng, đường Trung Linh - Phú Nhai, đường Cầu Chéo - Chợ Đê; nâng cấp kè và bê tông hóa toàn bộ mặt đê hữu sông Hồng từ xã Xuân. Các cống Ngô Đồng, Hạ Miêu II, Cát Xuyên có khẩu độ lớn (³ 6m/cửa) gây khó khăn trong công tác vận hành khi lũ, bão xảy ra. Mạng lưới chuyển tải điện. Ngành điện tích cực đầu tư, cải tạo, sửa chữa hệ thống đường dây và nâng cấp các trạm biến áp, cấp điện ổn định, cơ bản đảm bảo nhu cầu điện năng cho sản xuất và sinh hoạt, phục vụ đời sống dân sinh. Năm 2013, sản lượng điện tiêu thụ đạt 78 triệu KWh, triển khai thực hiện dự án đầu tư cải tạo lưới điện hạ thế nông thôn, Dự án cấy bổ sung thêm các trạm biến áp, dự án sửa chữa sau cơn bão số 6 và sửa. chữa thường xuyên có tổng giá trị 24,3 tỷ đồng. Bưu chính – viễn thông. Hoạt động bưu chính, viễn thông phát triển đảm bảo chất lượng, đa dạng các loại hình dịch vụ, phục vụ đắc lực các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của huyện và các địa phương, đơn vị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của SXKD và đời sống dân sinh. Huyện Xuân Trường có truyền thống và lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Kinh tế huyện phát triển qua các năm và đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Về kinh tế nông nghiệp: lợi thế về địa hình, đất đai, khí hậu, thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động và diện tích đất sử dụng. Một số xã trọng điểm về nông nghiệp của huyện như Xuân Phong, Thọ Nghiệp, Xuân Ninh, Xuân Kiên, Xuân Phương.. chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sản xuất vụ Đông hiệu quả. Về kinh tế công nghiệp – xây dựng: khu vực sản xuất CN, TTCN tập trung tại các cụm CN và các làng nghề truyền thống của huyện như:. Cụm CN cơ khí Xuân Tiến: ngành nghề chủ yếu là sản xuất cơ khí, là làng nghề truyền thống, lâu đời. Cụm CN Xuân Bắc: sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Cụm CN Trung tâm huyện, thuộc thị trấn Xuân Trường, phát triển các ngành may mặc, giày da. Cụm CN ven sông Ninh: đóng mới sửa chữa tàu thủy, SXKD vật liệu xây dựng. Về kinh tế dịch vụ, thương mại: tập trung chủ yếu ở khu vực Trung tâm huyện, thị trấn Xuân Trường và khu vực chân cầu Lạc Quần với hệ thống dịch vụ. về ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông, vận tải, kinh doanh, bán lẻ .. - Hệ thống trường học: Công tác xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng trường chuẩn Quốc gia được quan tâm và triển khai tích cực. Năm 2013, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 14 dự án xây dựng các trường học, phòng học, nhà hiệu bộ, các công trình phụ trợ với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng; có 02 trường Mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 11 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đến năm 2014, toàn huyện có 10 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia; cấp Tiểu học có 29 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó có 6 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, có 9 trường THCS, 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Trong những năm qua giáo dục đào tạo của huyện có bước phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chất lượng, phong trào thi đua 2 tốt phát triển theo chiều sâu. Cuộc vận động dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm trong trường học được đẩy mạnh. Hoạt động giáo dục và đào tạo của hệ thống trường học, cơ sở giáo dục thời gian qua đã góp phần tích cực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho huyện và Tỉnh. Tuy vậy, diện tích một số trường học chưa đảm bảo theo quy chuẩn, cần được mở rộng; hệ thống một số trường mầm non tại các xã và thị trấn cần khắc phục tính nhỏ lẻ và thiếu tập trung để dễ dàng trong công tác quản lí và chăm sóc trẻ. - Đội ngũ giáo viên: Số lượng giáo viên được tuyển dụng tăng hàng năm, tỷ. lệ đạt chuẩn của giáo viên các cấp khá cao, đáp ứng nhu cầu của việc giảng dạy và giáo dục đào tạo. - Chất lượng dạy và học: Ngành GD - ĐT có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; năm học 2012 - 2013, chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi được giữ vững, có mặt tiến bộ hơn năm học trước; có 8 học sinh đạt giải quốc gia; 154 học sinh đạt giải cấp tỉnh; thi tốt nghiệp THPT, GGTX đạt 100%; kết quả thi vào lớp 10 đạt cao hơn năm trước; công tác phổ cập giáo dục được giữ vững. - Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều chính sách khuyến khích, các cơ sở giáo dục được nâng cấp và sửa chữa, mở rộng với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, khu vực dân doanh. Bảng 11: Quy mô phát triển giáo dục huyện Niên học. - Nguồn nhân lực y tế đang ngày càng tăng cả về số lượng và trình độ. - Cơ sở vật chất từng bước được nâng cấp, hoàn thiện. Đến nay, 15/20 Trạm y tế các xã, thị trấn được đầu tự xây dựng mới, với tổng mức đầu tư trên 70 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ ngân sách tỉnh, ngân sách xã và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trung tâm y tế, bệnh viện huyện được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng, đã có nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. - Công tác bồi dưỡng, nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên được chú trọng quan tâm. Thông qua việc tổ chức ký cam kết thực hiện Quy tắc ứng xử cho tất cả cán bộ công nhân viên về y đức. Đã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, giao ban hội chẩn chuyên môn và cử y, bác sỹ, tham gia các lớp tập huấn. - Công tác y tế dự phòng được chú trọng, tăng cường. Đã thiết lập hệ thống giám sát dịch từ huyện đến cơ sở, phát hiện sớm các ca bệnh nghi dịch và có biện pháp xử lý kịp thời, đã tổ chức giám sát, bao vây, kịp thời xử lý môi trường, các ổ dịch phát sinh, không để bệnh lan rộng trên địa bàn. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vệ sinh môi trường, tổ chức diệt bọ gậy, nuôi thả Mesocyclops vào các dụng cụ chứa nước. Huy động các cộng tác viên, học sinh và cộng đồng tham gia, không có bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết nội địa. Chủ động giám sát dịch bệnh như: bệnh Chân tay miệng, Tiêu chảy cấp, Viêm não. chú trọng các ổ dịch cũ. Công tác phòng chống HIV/AIDS: Tăng cường và duy trì giám sát, phát hiện, quản lý người nhiễm HIV, đặc biệt là đối tượng nghiện ma túy có nguy cơ lây nhiễm cao, duy trì hoạt động của đồng đẳng viên, vận động các đối tượng tham gia chương trình dùng thuốc thay thế Methadone. Tiếp tục vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí nhằm duy trì các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Công tác tiêm chủng mở rộng đã được chú trọng và nâng cao chất lượng. Các chỉ tiêu kế hoạch tiêm chủng mở rộng đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Đã triển khai áp dụng một số kỹ thuật mới, tiên tiến vào việc phát hiện bệnh như xét nghiệm bằng test nhanh phát hiện viêm gan B, HIV, sinh hoá máu, đo vi khí hậu môi trường lao động, xét nghiệm test nhanh vệ sinh an toàn thực phẩm, …. - Công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm và Y tế công cộng. Thường xuyên giám sát chặt chẽ, khống chế kịp thời các vụ ngộ độc thức ăn nhỏ và vừa, điều tra xác minh và đề ra biện pháp xử lý kịp thời không xẩy ra các vụ ngộ độc thực phẩm; tuyên truyền và hướng dẫn các cơ sở, đơn vị làm tốt công tác vệ sin an toàn thực phẩm; triển khai chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Kiểm tra, hướng dẫn cho tất cả các trường học bán trú trong toàn huyện , các cơ sở, các đơn vị về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm các nhà hàng quán ăn, cơ sở kinh doanh thực phẩm trong huyện;. Triển khai đồng bộ có hiệu quả chương trình nha, mắt cho học sinh trong toàn huyện, làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh trường học cho các bậc phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo và toàn thể học sinh; tổ chức tẩy giun đồng loạt cho tất cả học sinh tiểu học trong toàn huyện. Tuyên truyền cho nhân dân sử dụng các công trình hợp vệ sinh, đến nay đã. có hơn 98% người dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ sở, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện về an toàn vệ sinh lao động. Đã triển khai thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Phòng y tế phối hợp với Trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình huyện thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên địa bàn toàn huyện, đặt dụng cụ tử cung, không để xảy ra tai biến và sai sót trong chuyên môn. Tổng số phụ nữ có thai được tư vấn và khám thai ba lần trước khi sinh đạt 100%. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu vẫn còn gặp không ít những khó khăn, một số tồn tại, hạn chế:. - Đội ngũ cán bộ y tế hiện nay đang thiếu về số lượng, chưa có nhiều Bác sỹ chuyên khoa sâu; biểu hiện xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế vẫn chưa được ngăn chặn và khắc phục triệt để. - Kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu, quản lý y tế ngoài công lập, quản lý thuốc chưa chặt chẽ. - Công tác xã hội hóa y tế chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. - Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khỏe chưa đáp ứng được yêu cầu. - Công tác phòng bệnh: Nhận thức của một bộ phận người dân trong việc phòng bệnh cho bản thân, cho cộng đồng còn hạn chế, chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa thực hiện tốt những khuyến cáo, quy định, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Vì vậy nguy cơ xuất hiện dịch bệnh rất lớn và khi có bệnh dịch việc bao vây, dập dịch còn rất nhiều khó khăn. - Công tác khám chữa bệnh: Mạng lưới khám chữa bệnh tuy có phát triển công lập và ngoài công lập nhưng chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều bệnh nhân tự lên tuyến trên để điều trị, một phần là thiếu những thầy thuốc giỏi có kinh nghiệm; Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tinh thần. trách nhiệm của một số cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; Trang thiết bị phương tiện phục vụ cho chẩn đoán và điều trị còn hạn chế; Công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền chiếm tỷ lệ, hiệu quả chưa cao. - Phát triển mạng lưới cơ sở chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, trong huyện đã có 19/20 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế nhưng tại các trạm y tế cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị, dụng cụ chuyên môn thiếu chưa được bổ sung kịp thời, chất lượng khám chữa bệnh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu người bệnh. Công tác xã hội hóa về chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, chưa tranh thủ, khai thác hết tiềm năng đầu tư từ các cá nhân tổ chức và nhà nước đầu tư cho công tác y tế. Bảng 12: Một số chỉ tiêu về y tế huyện Xuân Trường. STT Chỉ tiêu Đơn vị. 6 Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc. 7 Số bệnh viện công lập Bệnh. Nguồn: Niên giám thống kê huyện Xuân Trường, phòng Y tế huyện 2.2.3 Văn hóa – thể thao. Hoạt động văn hóa ở cơ sở đã có sức lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, hình thành nhiều phong trào văn hóa ở các thôn xóm, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Đặc biệt là phong trào. “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Nhờ vậy, nhiệm vụ xây dựng con người và môi trường văn hoá trong huyện ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ thực sự đi vào mọi mặt đời sống hàng ngày của nhân dân; nhân dân có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, môi trường cảnh quan sạch đẹp, tăng cường sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các địa phương trong huyện đã làm tốt công tác xây dựng gia đình văn hóa điển hình, mẫu mực ở nông thôn. Đã xuất hiện nhiều gia đình điển hình tiêu biểu, tổng kết ngày Gia đình Việt Nam năm 2013, toàn huyện đã suy tôn thêm 18 gia đình tiêu biểu cấp huyện, 06 gia đình tiêu biểu cấp Tỉnh và 1 gia đình tiêu biểu cấp Bộ. Đã tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Tính đến năm 2014, toàn huyện có 186 xóm, tổ dân phố có nhàvăn hóa đạt chuẩn, 58 nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố được xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân và nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách huyện, xã, thị trấn, đã đi vào hoạt động có hiệu quả; 01 nhà văn hóa cấp huyện, 03 nhà văn hóa cấp xã; 20/20 xã, thị trấn đã có Bưu điện văn hóa ngoài việc là điểm giao dịch thông tin liên lạc, tham khảo các loại sách báo, chi trả tiền Bảo hiểm cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội và các chính sách xã hội trên địa bàn. Toàn huyện có hàng trăm di tích trong đó 31 di tích được xếp hạng di tích. lịch sử văn hoá; 13 lễ hội truyền thống và 02 lễ lớn của đạo Thiên Chúa giáo. UBND huyện đã tập trung đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phương; kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, trong đó chú trọng việc giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm chỉ đạo, trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được nâng lên. - Hoạt động thể thao:. + Hưởng ứng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; tiếp tục đẩy mạnh khôi phục các trò chơi dân gian để nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng, từng bước nâng cao thể lực, tầm vóc con người, gắn giáo dục thể chất. Hàng năm tổ chức các giải thi đấu thể thao từ huyện đến cơ sở, thành lập các đoàn thể thao tham gia các giải thi đấu do tỉnh tổ chức. Phong trào thể dục thể thao đã có nhiều tiến bộ, số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên bình quân hàng năm tăng 2% trở lên. Đến nay đã có gần 50% người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao trong đó 25% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. + Công tác giáo dục thể chất tại các nhà trường luôn được chú trọng, 100%. các trường đảm bảo đầy đủ tiết học Thể dục thể thao, 90% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định. Hàng năm ngành Giáo dục – Đào tạo đều tổ chức tốt hội khỏe Phù Đổng cấp huyện để chọn những học sinh xuất sắc tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Tất cả các xã, thị trấn, đã có sân vận động quy hoạch theo tiêu chí NTM. 2.2.4 Thông tin truyền thông, phát thanh truyền hình. Ngành phát thanh, truyền thanh đã tích cực tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của huyện và các địa phương, đơn vị. 30% tỷ lệ người dân dùng internet. - Số hộ dân cư được công nhận “Gia đình văn. - Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố. Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Xuân Trường. Bên cạnh những kết quả đạt được thực trạng hoạt động ngành Văn hóa &. Thông tin huyện Xuân Trường còn tồn tại một số hạn chế sau:. - Phong trào Văn hóa – thể thao phát triển chưa đều, chưa thành nề nếp trong đời sống của nhân dân, đầu tư cho hoạt động văn hóa – thể thao còn ở mức thấp, đặc biệt là cấp cơ sở, các hoạt động chưa được chú trọng, đầu tư phát triển, chưa khai thác được nhiều vốn văn hóa truyền thống của quê hương. - Kết quả các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng văn hóa; cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa, còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng văn hóa của địa phương. Đã xuất hiện trở lại một số hủ tục mê tín dị đoan; tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút ma túy đang là vấn đề nhức nhối của gia đình và xã hội. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động Văn hóa, Thể thao còn thiếu nhiều ngân sách đầu tư văn hóa thể thao ở cơ sở còn thấp so với yêu cầu. Hệ thống tổ chức ngành Văn hóa, Thể thao từ huyện đến cơ sở chưa được chú trọng, củng cố còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. - Cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển văn hóa thể thao. - Tính đến nay, trên địa bàn huyện chỉ có 01 phòng thư viện cấp huyện do Trung tâm Văn hóa thể thao & Du lịch huyện quản lý, 20/20 xã, thị trấn chưa có nhà thư viện mới chỉ dừng lại ở mô hình tủ sách pháp luật. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh của huyện tương đối cao đạt 98%, hiện tại 17 xã, thị trấn đã có hệ thống nước sạch phục vụ đến người dân, còn lại 03 xã chưa có hệ thống cấp nước sạch là Xuân Ninh, Xuân Hòa, Xuân Châu; 3 xã Xuân Thượng, Xuân Hồng, Xuân Tiến hệ thống cấp nước sạch xuống cấp. - Hệ thống thoát nước khu dân cư:. Số lượng kiên cố hóa rãnh tiêu thoát nước trong khu dân cư còn thấp; hầu hết nước thải trong khu dân cư và khu làng nghề chưa được xử lý trước khi xả ra sông, kênh. Sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Trong canh tác, việc dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là rất lớn. Số lượng thuốc bảo vệ thực vật hàng năm không tăng, nhưng lượng thuốc trừ sâu,. bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng có độc tố cao; kỹ thuật thâm canh của các hộ dân chưa đạt đến trình độ cao, tình trạng lạm dụng phân đạm trong canh tác diễn ra khá phổ biến dẫn đến lãng phí, dư lượng phân đạm trong môi trường là rất lớn. Đây chính là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đồng thời gây ngộ độc và dịch bệnh cho con người. b) Vệ sinh môi trường nông thôn.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI TỪ VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN XUÂN
Tiếp tục tuyên truyền, huy động hợp lý các nguồn lực để xây dựng NTM theo phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”, “Làm từ đồng ruộng về làng, làm
Triển khai đẩy mạnh Chương trình xây dựng NTM trên phạm vi toàn huyện
- Tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, mở rộng diện tích gieo sạ, CĐML và hướng CĐML; thực hiện một cách phù hợp và có hiệu quả việc gắn sản xuất nông nghiệp vụ xuân với sản xuất vụ mùa và vụ đông. - Tích cực chuyển đổi linh hoạt cây trồng trên đất 2 lúa kém hiệu quả, khuyến khích phát triển mạnh mô hình tích tụ ruộng đất trong nội bộ nông dân, giữa doanh nghiệp với nông dân, thúc đẩy nhanh quá trình liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
- Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa tại các vùng xa dân cư theo quy hoạch. Duy trì nuôi trồng thủy sản nội đồng và mở rộng vùng bãi ven sông theo quy hoạch, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến và đối tượng nuôi giá trị kinh tế cao, an toàn dịch bệnh và môi trường.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến bộ máy, nâng cao hiệu lực và trình độ đội ngũ cán bộ. - Xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiềm chế và đẩy lùi các loại tội phạm, trật tự xã hội.
Ngoài ra, tiếp tục điều chỉnh qui hoạch để xây dựng mới vùng chăn nuôi tập trung (đất bãi) thuộc các xã Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Châu, Xuân Hồng. - Xây dựng Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Tiến Đạt tại xã Thọ Nghiệp. - Quy hoạch, xây dựng lò giết mổ tập trung tại xã Xuân Tiến, Xuân Đài, Xuân Hồng…. - Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng nước ngọt tại các ao, hồ nhỏ lẻ trong khu vực dân cư,.. Tập trung vào các đối tượng nuôi cá truyền thống theo phương thức quản canh cải tiến. trong đồng) kết hợp chăn nuôi. - Tiếp tục xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp như: xây dựng các mô hình sản xuất; hỗ trợ sản xuất vụ đông; chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, cho thuê đất ổn định lâu dài để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất; chính sách khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp nông nghiệp, khuyến khích thành lập và phát triển các HTX chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, chế biến tiêu thụ nông sản); khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân tổ chức và tiêu thụ nông sản theo chuỗi.