MỤC LỤC
Theo Vừ Đỡnh Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Kớch thước và cấp phối hạt của cỏc thành phần trong chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: Thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia loại bằng phương pháp từ tính. Tuy nhiên, sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR có thể không chính xác, bởi vì một vài thành phần hữu cơ của CTR rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học, như giấy báo và phần xén bỏ từ cây trồng.
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP
Thành phố Mỹ Tho có hệ thống kênh rạch chằn chịt và nhiều rạch nhỏ, quan trọng nhất là sông Bảo Định với chiều rộng là 15 – 20m, chiều dài khoảng 4km. Khu vực này có điều kiện địa chất thuận lợi, địa hình cao, mực nước ngầm thấp, cấu tạo bởi các lớp có nguồn gốc sông biển hỗn hợp. Ngoài ra, nước thường bị nhiễm mặn vào tháng 3 đến tháng 5 với nồng độ trung bình 1.5g/l không những không ảnh hưởng đến trồng trọt mà còn làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản trên sông.
Tài nguyên đất: Thành phố Mỹ Tho có một quỹ đất nông nghiệp dồi dào 3130.98 ha, chiếm tỉ trọng 62.63%, thích nghi với nhiều loại cây lương thực, cây ăn trái, hoa màu và nuôi trồng thủy sản tạo nên những vùng canh tác lúa năng suất cao và những khu vườn chuyên canh rau trái đặc sản.
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2005 đạt 2,039,845 triệu đồng.Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: thức ăn gia súc, xay xát gạo gia công, bánh mì, bún, bánh tằm, hủ tiếu, bánh kẹo các loại, cafê bột, lạp xưởng, nước mắm các loại, nước giải khát các loại và quần áo may sẵn. Phát huy truyền thống lâu đời của cha ông, nhân dân thành phố đã tích cự tham gia đời sống văn hóa ở khu dân cư, đến nay, thành phố có 2 phường được công nhận là phường văn hóa và trên 58 ấp, khu phố được công nhận là ấp, khu phố văn hóa. Đài phát thanh và đài truyền hình đang cải thiện để cho công trình ngày càng phong phú hơn, đi sâu hơn vào quần chúng nhằm bổ sung thông tin, kiến thức cho toàn tỉnh Các chính sách xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, gia đình liệt sĩ, thương binh, cán bộ hưu trí…được thành phố tổ chức thực hiện tốt.
Nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước sông Tiền, sông Bảo Định và nguồn nước ngầm dồi dào được bơm lên hồ chứa, rồi được xử lý đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt loại A, sau đó đem phân phối cho các hộ dân kể cả khu vực nông 19 thôn.
Theo số liệu thu thập từ các đơn vị quản lý, thu gom, vận chuyển CTR tại các huyện/thành phố trong tỉnh, khối lượng CTRSH đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang khoảng trên 273 tấn/ngày. Cty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho đã bố trí 92 điểm tập kết, trong đó có 24 điểm tập kết CTR với số lượng lớn được bố trí chủ yếu vào buổi tối vì những yếu tố khách quan như: mồi hôi và mỹ quan đô thị…. - Phương tiện thu gom còn hạn chế, cũ kỹ, chưa đủ đáp ứng (xem các bảng 2.15- 2.18) thực trạng cơ sở hạ tầng liên quan đến thu gom, vận chuyển - CTRSH trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện chưa được phân loại tại nguồn phát sinh nên đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp là chính.
Việc phân loại rác hiện nay được thực hiện chủ yếu là hành động tự phát và chỉ được thực hiện tại một số hộ gia đình hay các hộ kinh doanh ngành nghề ve chai, phế liệu trên địa bàn tỉnh.
Tại các đô thị đều có mạng lưới thu gom, vận chuyển vào bãi rác và trên 50% các xã đã tổ chức được việc thu gom rác chuyển về bãi quy định. Nhìn chung, các bãi rác chưa được xử lý tốt theo đúng quy định, còn gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực xung quanh. Người dân thu gom tại các bãi rác công cộng hoặc khu vực xả thải và đưa đến các vựa phế liệu để bán.
- Hệ thống hạ tầng cơ sở cho công tác QLCTR, XLCTR cũng còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ.
DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CÁC
- 40% lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn (trung tâm của xã, khu vực các chợ và tụ điểm buôn bán trên địa bàn xã) vào năm 2015 được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. - 70% lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn (trung tâm của xã, khu vực các chợ và tụ điểm buôn bán trên địa bàn xã) vào năm 2020 được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. - 90% lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn (trung tâm của xã, khu vực các chợ và tụ điểm buôn bán trên địa bàn xã) được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường vào năm 2030.
- Thành phần, tính chất của CTRSH trong giai đoạn dự báo cũng tương tự như hiện trạng (xem chương 2, phần CTRSH).
CTR được phân loại tại nguồn sau đó được nhân viên thu gom (có thể của khối quốc doanh hay ngoài quốc doanh do dân tự đóng góp). - Thời gian thu gom, vận chuyển cũng tùy thuộc vào khu vực:. Đối với các đường hẻm, đường phụ, và các khu vực ven thành thị sẽ thu gom 1-2 lần/ngày, vận chuyển ra đường chính để xe chuyên dụng đến chở đi. + Các cơ sở công nghiệp, công trường xây dựng, .. thì có thể thu gom 2 lần ngày trong khoảng thời gian từ 7-18g. b) CTR có thành phần vô cơ. Hiện nay, việc tái chế chủ yếu tập trung vào tái chế CTR dạng dẻo (túi nilong, bao bì nhựa,..), giấy, kim loại (vỏ hộp kim loại, sắt vụn từ CTRXD,..) đã được áp dụng để xử lý tại các địa phương trên cả nước như: Nhà máy xử lý rác Đà Lạt, Dự án công nghệ. Xuất khẩu hóa nilon hóa dầu tại xã Mỹ Lâm-Hòn Đất-Kiên Giang, Dự án nhà máy xử lý rác thải. Khánh Sơn-Đà Nẵng.. Hoạt động thu mua dọc đường Đại lý và những người buôn bán. Định hình sản phẩm. Sản phẩm nhựa tái sinh bán ra thị trường. Hình 6.6: Quy trình công nghệ tái chế nhựa. b) Công nghệ đốt CTR. - Hầu hết CTNH (CTRYTE, CTRCN) thường được xử lý bằng công nghệ đốt vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm tới mức nhỏ nhất lượng CTR cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp hợp vệ sinh, tiêu hủy hoàn toàn độc chất hữu cơ bằng cách bẻ gãy các liên kết hóa học của chúng đưa chúng trở lại dạng các nguyên tố hợp thành ban đầu và có ý nghĩa cao trong việc bảo vệ môi trường nếu sử dụng đúng công nghệ, vận hành đúng theo qui cách.
Phương pháp chế biến phân hữu cơ từ CTR là một phương pháp truyền thống đã được áp dụng tại một số địa phương ở Việt Nam: nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn-Hà Nội công suất 50.000 tấn rác/năm áp dụng công nghệ Tây Ban Nha; nhà máy tại Đông Vinh công suất 24.000 tấn rác/năm áp dụng công nghệ Việt Nam (seraphin); tại Thủy Phương-Huế công suất 24.000 tấn rác/năm theo công nghệ Việt Nam (ASC); ngoài ra các tỉnh Ninh Thuận, Nam Định, Vũng Tàu, Tp.HCM cũng có các nhà máy sản xuất phân hữu cơ. Đối với tỉnh Tiền Giang thành phần hữu cơ trong CTRSH chiếm tỷ lệ cao (61- 79%) rất phù hợp để sản xuất phân hữu cơ. Nếu được triển khai thực hiện rông rãi thì đây là giải pháp giảm đáng kể khối lượng CTRSH phải chôn lấp, đồng thời tạo được nguồn phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp trong tỉnh. Các nhà máy chế biến phân hữu cơ nên xây dựng gần các BCL là tốt nhất vì hiện tại các BCL của tỉnh hiện đang tiếp nhận tất cả CTRSH. d) Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Chiến lược quốc gia mới đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị và 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.