MỤC LỤC
* Thêu ren Ninh Hải: Tương truyền, từ năm 1285, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng đã về vùng núi Vũ Lâm tu hành (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư), bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về đây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Qua những đặc điểm kể trên ta thấy, khách đến với Ninh Bình sẽ được thăm các di tích lịch sử văn hóa, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên rừng núi trùng điệp các dãy núi đá vôi và hệ thống các hang động karst huyền bí kỳ ảo, thăm vường quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước đồng bằng Vân Long, tìm hiểu nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em, tham gia vào các sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhân dân địa phương và thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất Ninh Bình.
- Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ chạy qua thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc- Nam, có đường Hồ Chí Minh chạy qua…, nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố lớn thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) và các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và Trung Bộ, Nam Bộ thì sẽ tạo được những tuyến du lịch hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa lẫn quốc tế. Nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Ninh Bình đã ví nơi đây như là “Hạ Long cạn”, đó là quần thể núi đá vôi tại cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-Bích Động, và gần đây là khu vực Kênh Gà-Vân Trình, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái Tràng An… Ngoài ra, khu vực núi đá vôi Trường Yên, khu vực thị xã Tam Điệp huyện Yên Mô, cũng là những vùng cảnh quan đẹp có giá trị cho phát triển du lịch.
Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV về phát triển du lịch đến 2010 và kế họach số 17/KH - UBND ngày 16/8/2006 của UBND tỉnh về việc thực hiện thông báo 192-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khoá XIV) về phát triển du lịch đến năm 2010. Thời gian qua Tỉnh Ninh Bình đang tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện đúng các quy định của Nhà nước; giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhân dân về vị trí và vai trò, triển vọng phát triển và hiệu quả kinh tế xã hội của du lịch, tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động để tập trung đầu tư cho phát triển du lịch; tập trung huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh du lịch, đặc biệt là đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên; sửa chữa, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, ưu tiên đầu tư các khu du lịch trọng điểm như: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, trung tâm thành phố Ninh Bình để kịp phục vụ cho lễ kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010; tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch; đa dạng hoá các loại hình du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất các hàng thủ công, mỹ nghệ có chất lượng cao, mang đậm dấu ấn.
Trong giai đoạn 2006-2009, Du lịch Ninh Bình đang trên đà phát triển rất mạnh, Ninh Bình đã và đang trở thành điểm thu hút du lịch hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng nhanh đột biến trong năm 2008, 2009.Hơn thế nữa hiện nay Tỉnh Ninh Bình đang chú trọng đầu tư phát triển phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về công tác tại các phòng ban, đơn vị thuộc Sở.
Hiệu quả từ hoạt động đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-. công tác tuyên truyền, quảng bá, tăng cường đầu tư cho các dự án du lịch có qui mô lớn nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng, cả về lượng khách quốc tế cũng như nội địa. Khách quốc tế chiếm trung bình khoảng 30% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 19%. Khách nội địa chiếm tỉ trọng khoảng 70%, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 18%. Đơn vị : Ngàn người. Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình. Đặc biệt là từ đầu năm 2009 đến nay, sự xuất hiện của Khu du lịch sinh thái Tràng An và Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính đã thu hút lượng khách đến thăm quan, chiêm bái tăng đột biến. Với tiềm năng và sự tăng trưởng nhanh của ngành Du lịch, năm 2009 đã đánh dấu nhiều nét mới trong việc thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, sự quan tâm chú trọng phát triển du lịch của Tỉnh. Hiện các cấp, ngành, các đơn vị trong toàn tỉnh đang nỗ lực triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết. 2.2.Sự đóng góp của ngành Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Trước đây Ninh Bình vẫn luôn xác định là một tỉnh nông nghiệp nên cơ cấu kinh tế của tỉnh là Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Tuy nhiên thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Du lịch phát triển nhanh chóng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Đóng góp của ngành Du lịch vào Ngân sách Nhà nước. Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. thực hiện qui hoạch phát triển du lịch), doanh thu thuần đã đạt 63,18 tỉ đồng, tăng gấp 7,39 lần so với khi bắt đầu thực hiện qui hoạch. Phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo ra dự gia tăng của các ngành kinh tế có liên quan như thương mại, giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp,… Sự phát triển du lịch tạo việc làm và nâng cao thu nhập của cộng đồng người dân, qua đó từng bước xây dựng một nông thôn mới, một nông thôn văn minh lấy du lịch - dịch vụ làm cơ sở để phát triển.
Toàn tỉnh hiện nay mới lập được qui hoạch chi tiết phát triển du lịch khu Tam Cốc – Bích Động, cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An, vì vậy đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư chọn các dự án phát triển du lịch theo khả năng của doanh nghiệp. Sự phối kết hợp giữa các đơn vị, các ngành các cấp trong việc khai thác tài nguyên du lịch còn chồng chéo, đan xen, nhiều nơi vẫn bộc lộ tính “ cục bộ, cát cứ” do vậy hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tạo được sự đột phá vững chắc theo tinh thần công nghiệp húa, hiện đại húa; chưa phõn rừ được trỏch nhiệm trong từng ngành, từng bộ phận.
Ngoài các quy định của Nhà nước, các Nhà đầu tư có vốn đầu tư vào các Khu Du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ, tại địa bàn có dự án đầu tư; được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất cho 10 năm tiếp theo. Các Sở, Ban Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định này của UBND tỉnh, lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh, trật tự và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các Khu Công nghiệp, Khu Du lịch trên địa bàn tỉnh.
Điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch còn mới ở Ninh Bình mà có khả năng kéo dài thời vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách (du lịch sinh thái - mạo hiểm, du lịch văn hóa - làng nghề - lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh..); đối với các nhà đầu tư vào các dự án lớn có khả năng tạo dựng “hình ảnh du lịch Ninh Bình” (khu du lịch nghỉ dưỡng Kênh Gà - Vân Trình, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch Linh Cốc - Hải Nham, khu du lịch hang động Tràng An..); đối với các nhà đầu tư vào những khu vực mà cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, tài nguyên du lịch chưa được khai thác (vườn quốc gia Cúc Phương, thị xã Tam Điệp..). Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến lược phát triển môi trường bền vững, cần thiết phải có chiến lược tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để toàn dân biết và tham gia phát triển ngành kinh tế du lịch, đồng thời có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết cao về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về du lịch cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường.