Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Trong năm 2006 có một biến động đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng nguyên liệu từ cói, đó là nguyên liệu cói khan hiếm, giá cây cói tăng cao do diện tích đất trồng cói ở Kim sơn bị thu hẹp để làm nơi chăn nuôi thủy sản nên ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến năm 2009 tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp tăng mạnh là do doanh nghiệp đầu tư thêm một số thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả lao động từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Sản phẩm của Doanh nghiệp đã có mặt ở nhiều nước với chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp…Với mong muốn tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tôi quyết định chọn Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa làm điểm nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng như thực tế năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp chúng tôi đã dự báo về tình hình phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới về quy mô, chất lượng, yếu tố đầu vào, đầu ra. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh về một số sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên cơ sở tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ có trình độ chuyên môn trong doanh nghiệp về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về sản phẩm của doanh nghiệp.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quản lý bộ máy của Doanh nghiệp
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quản lý bộ máy của Doanh nghiệp

Hệ thống chỉ tiêu

Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích ma trận SWOT thì các doanh nghiệp cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố. - Chiến lược T-W Doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh đựơc các nguy cơ [ Mai Thuỳ Trang,2006]. Từ đó, ta có công thức tính thị phần từng mặt hàng của doanh nghiệp như sau Doanh thu mặt hàng i của Doanh nghiệp.

Thị phần tương đối: Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh nhất, chỉ tiêu này cho biết vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trong cnahj tranh trên thị trường như thế nào?. Nếu hệ số trên của thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp và ngược lại.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm .1 Tình hình chất lượng sản phẩm TCMN Cói của DN

- Hàng chuối đan, hộp cói bộ 3 và thảm cói là những mặt hàng Doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất chỉ giữ vai trò trung gian thể hiện là Doanh nghiệp nhận các đơn đặt hàng của bạn hàng sau đó gửi mẫu mã, kiểu dáng cũng như các tiêu chuẩn của các sản phẩm cho các vệ tinh (là những người thu mua sản phẩm từ các hộ sản xuất) sau đó từ các vệ tinh này giao mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm tới hộ sản xuất, khi sản phẩm được các vệ tinh thu mua từ hộ sản xuất, các sản phẩm này được nhập về Doanh nghiệp, tại đây sản phẩm được phơi sấy và trang trí thêm các hoạ tiết truớc khi giao hàng cho các bạn hàng. Với mục tiêu đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu, Doanh nghiệp đã xây dựng mạng lưới tiêu thụ đến tận các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng thời nhiều hoạt động tuyên truyền quảng cáo về sản phẩm của doanh nghiệp đã được tổ chức đạt hiệu quả cao, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gần gũi với khách du lich trong nước và quốc tế. Thị trường tiêu thụ trong nước của Doanh Nghiệp sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hoá chủ yếu là các điểm du lịch trong tỉnh như nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc Bích Động…Còn thị trường tiêu thụ nứoc ngoài chủ yếu là xuất khẩu cho tập đoàn IKIA (Thụy Điển) và các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp….

Sản phẩm của Doanh nghiệp sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hoá không những phải chịu sức ép từ những sản phẩm của các doanh nghiệp lớn có uy tín lâu đời trên thị trường tỉnh mà còn phải lien tục chịu sức ép của những mặt hang kém chất lượng nhưng lại “nhái” lại kiểu dáng mẫu mã của doanh nghiệp nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Như chúng ta đã biết có rất nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh trung ương hoặc địa phương, quảng cáo trên tờ rơi, các phương tiện thông tin đại chúng, biển hiệu, trong các hội trợ…Doanh nghiệp sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hoá cũng sử dụng nhiều các biện pháp quảng cáo như quảng cáo trên biển hiệu, tờ rơi, quảng cáo trên đài truyền hình tỉnh và quảng cáo qua các khu trưng bày hàng mẫu tại các điểm du lich.

Bảng 4.1 Đánh giá của chuyên gia về chất lượng một số SP chính của DN
Bảng 4.1 Đánh giá của chuyên gia về chất lượng một số SP chính của DN

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm và đánh giá kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp

Tác động tới năng lực cạnh tranh sản phẩm không chỉ có các yếu tố thuộc bản than sản phẩm và các yếu tố thuộc daonh nghiệp mà còn có các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như chính sách của nhà nước và các điều kiện về nhu cầu thị trường nội địa, các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh ngành, các yếu tố về điều kiện phục vụ sản xuất cũng như các yếu tố mang tính quốc tế khác. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hoá được thành lập năm 1993, tuy thành lập không lâu nhưng đến nay Doanh Nghiệp đã có bề dầy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, nhưng trước sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh trên cùng địa bàn tỉnh Ninh Bình như Xí nghiệp tư nhân cói Năng Động, Xí nghiệp tư nhân Chiếu Cói Quang Minh…. Vì khi Việt Nam gia nhập WTO, các hàng rào thuế quan bị rỡ bỏ, môi truờng kinh doanh được cải thiện, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài do họ có tiềm lực kinh tế lớn và có kinh nghiệm do đó nếu họ gia nhập ngành sẽ là một nguy cơ lớn cho các DN Việt Nam nói chung và cho DN sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hoá nói riêng.

Để đánh giá một cách khách quan năng lực cạnh tranh về sản phẩm của doanh nghiệp chúng tôi tiến hành đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức theo phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp, phòng hành chính, kinh doanh, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề liên quan trên cơ sở sử dụng ma trận SWOT từ đó đưa ra các nhận xét cần thiết. Doanh nghiệp có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như đội ngũ công nhân nhiệt tình, năng động với tay nghề cao…đã tạo cho doanh nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu.

Bảng 4.8: Tình hình tài chính của DN sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa ĐVT: triệu đồng
Bảng 4.8: Tình hình tài chính của DN sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa ĐVT: triệu đồng

Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm của doanh nghiệp

Trong chiến lược kinh doanh phải đặc biệt quan tâm đến việc khai thác thế mạnh để giảm thiểu nguy cơ, mọi nguồn lực phải tập trung nhằm khai thác những ưu thế của Doanh nghiệp (bao gồm toàn bộ những khả năng về tài sản sẵn có hay tiềm năng của Doanh nghiệp, chủ yếu là vật lực và nhân lực…). Trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp, cần xác định lựa chọn các chiến lược như chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến tiêu thụ, cung ứng hàng…là những yếu tố cần phân tích kỹ lưỡng, đặc biệt là những thong tin lien quan đến các đối thủ cạnh tranh. Để có một vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cần phải giải quyết vấn đề sau: Hợp đồng với một số hộ nông dân vùng nguyên liệu huỵên Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình chuyên sản xuất cung cấp nguyên liệu cho Doanh nghiệp, Hợp đồng giá nguyên liệu ổn định để không ảnh hưởng đến người thu mua nguyên liệu và người trồng nguyên liệu.

Một trong những nguyên nhân làm cho các mặt hàng của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hoá không đủ sức cạnh tranh về giá so với các mặt hàng cùng loại của các đối thủ cạnh tranh là do khâu thu mua sản phẩm chưa hợp lýcòn qua nhiều khâu trung gian nên có nhiều chi phí phát sinh đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố về sản xuất nhanh hàng mẫu, trả lời thư yêu cầu trong ngày, giao hàng đúng với đặc điểm kỹ thuật đã thoả thuận hay đúng hàng mẫu, tính liên tục của nguồn cung, duy trì chất lượng ở mức giá cạnh tranh, bao bì thích hợp cho vận tải đường biển…Bên cạnh dó, Doanh nghiệp cần lưu ý đến yêu cầu về nhãn mác và bao gói chính xác.

Bảng 4.13 Dự kiến các yếu tố đầu vào sản xuất của DN năm 2011
Bảng 4.13 Dự kiến các yếu tố đầu vào sản xuất của DN năm 2011